2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty than Hòn Gai - TKV
2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tiền lương đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Nếu tiền không đủ trang trải mức độ sống của người lao động bị ảnh hưởng họ phải kiếm thêm việc làm ngoài doanh nghiệp có thể làm ảnh hưởng kết quả làm việc tại doanh nghiệp. Ngược lại nếu tiền lương trả cho người lao động lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu thì sẽ tạo cho người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc, dồn hết khả năng và sức lực của mình cho công việc vì lợi ích chung và lợi ích riêng, có như vậy doanh nghiệp mới ổn định phát triển. Vậy việc sử dụng tiền lương sao cho phù hợp với năng lực lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình lao động.
Phân tích tiền lương là so sánh chỉ số tăng tiền lương bình quân và chỉ số năng suất lao động. Trong điều kiện bình thường thì chỉ số tăng NSLĐ phải lớn hơn chỉ số tiền lương để đảm bảo có hiệu quả kinh tế, tích lũy phát triển sản xuất.
Các số liệu phân tích quỹ tiền lương và tiền lương bình quân được trình bày trong bảng 2-17.
Qua số liệu phân tích trên cho thấy: Tổng quỹ lương, tiền lương bình quân tháng của 1 công nhân, tiền lương bình quân tính trên 1000 đồng doanh thu thực hiện trong kỳ tăng hơn so với cùng kỳ năm trước cụ thể:
Tổng quỹ tiền lương tăng 28.156 Tr.đồng tương ứng tăng 4%.
Tiền lương bình quân tháng của 1 CNV tăng 850 nghìn đồng/tháng tương đương tăng 8%.
Ta cần xác định nguyên nhân cụ thể như sau:
Tổng quỹ lương của công ty được xác định dựa trên đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu và tổng doanh thu trong kỳ.
Tổng quỹ lương:
TQL – TDT x ĐGTL (2-7) Trong đó:
- TQL: Tổng quỹ lương: Tr. đ - TDT: Tổng doanh thu: Tr. Đ
- ĐGTL: Đơn giá tiền lương tên 1000 đồng doanh thu: đồng
Từ công thức và bằng phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tổng quỹ lương như sau:
Do tổng doanh thu năm 2016 giảm so với năm 2015 đã làm tổng quỹ lương giảm lượng là: -349.575*229,92 = -80.347(triệu đồng)
Do đơn giá tiền lương tính trên 1000 đồng doanh thu năm 2016 tăng so với năm 2015 đã làm tổng quỹ lương tăng theo:
2.898.053 * 37,44 = 108.503 (triệu đồng)
Những phân tích tính toán trên cho thấy tổng doanh thu trong kỳ giảm đã làm
tăng đã làm tổng quỹ lương tăng 108.503 (triệu đồng). Như vậy sự biến động của tổng doanh thu và đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu đã làm tổng quỹ lương trong năm có sự biến đổi cụ thể đã tăng lên:
-80.347 + 108.503 = 28.156 (triệu đồng)
Như vậy mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới tổng quỹ lương là khá lớn.
Nhưng tác động của đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu mạnh hơn sự ảnh hưởng của doanh thu.
Để biết việc tăng lương có giữ được hiệu quả hay không cần phải liên hệ đến chỉ tiêu sản lượng than sạch sản xuất.
Khi đó ta có:
TQL2016-TQL2015 x (SL2016:SL2015)
= 774.835- 746.679*(2.314.969:2.361.095)
= 42.743 (triệu đồng)
Kết quả này cho thấy, năm 2016 Công ty đã chưa sử dụng tiết kiệm quỹ tiền lương. Điều này cho thấy Công ty chưa đảm bảo được hiệu quả kinh tế của công tác trả lương.
Tiền lương bình quân của một nhân viên năm 2016 là 11,5 triệu đồng/người- tháng tăng so với năm 2015 là 0,85 triệu đồngtương đương tăng 8% và tăng 5,78% so với kế hoạch..
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tiền lương bình quân của công nhân viên trong Công ty là do đơn giá tiền lương năm 2016 tăng 37,44 đồng/1000đ doanh thu so với năm 2015.
Ngoài ra cần so sánh tốc độ tiền lương với tốc độ tăng NSLĐ. Để trả lời được cho câu hỏi trong năm Công ty hoạt động có hiệu quả và có tích lũy để phát triển sản xuất không? ở đây ta xác định chỉ số tăng NLX.
- Năng suất lao động thực hiện năm 2016 là 412,28 ( tấn/người-năm), - Năng suất lao động thực hiện năm 2015 là 403,95 tấn/người/5.
- Tốc độ tăng năng suất lao động là: (412,28 – 403,95)/ 403,95 * 100 = 2,06%
Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động năm 2016 đã tăng là 2,06% so với năm 2015.
- Tốc độ tăng tiền lương bình quân là: (11,5-10,65)/10,65*100 = 8,02%
Từ kết quả tính toán trên cho thấy: Tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động điều này chứng tỏ năm 2016 việc thực hiện quỹ tiền lương của Công ty chưa được hiệu quả việc tăng tiền lương khuyến khích năng suất lao động chưa được hiệu quả.
Bảng 2-17: Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm2015
Năm 2016 So sánh thực hiện năm 2016 với
KH TH Thực hiện 2015 Kế hoạch 2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
1 Sản lượng than sạch sản xuất Tấn 2.361.095 2.177.000 2.314.969 -46.126 98,00 137.969 106,34
2 Tổng doanh thu Tr.đ 3.247.628 2.800.819 2.898.053 -349.575 89,00 97.234 103,47
3 Tổng quỹ lương Tr đ 746.679 755.717 774.835 28.156 104,00 19.118 102,53
4 Tổng số công nhân viên Tấn 5.845 5.793 5.615 -230 96,00 -178 96,93
5 Đơn giá tiền lương/1000đ
doanh thu đ/1000đ DT 229,92 269,82 267,36
37,44 116,00 -2,46 99,09
6 Tiền lương bình quân ngđ/ng-th 10,65 10,87 11,50 0,85 108,00 0,63 105,78
7 NSLĐ bình quân
a Bằng thước đo giá trị Tr.đ/người.năm 555,62 483,48 516,13 -39,50 93,00 32,64 106,75 b Bằng thước đo hiện vật Tấn/người.năm 403,95 375,80 412,28 8,33 102,00 36,48 109,71