3.3. Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty than Hòn Gai – TKV
3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh giai đoạn năm 2012-2016
Các chỉ tiêu về mặt hiệu quả tài chính là những công cụ không thể thiếu được trong phân tích tài chính, nó chính là mục tiêu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải sắp xếp lại cơ cấu tài chính sao cho hợp lý. Đồng thời đề ra các chính sách tài chính
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, mà hiệu quả còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và nói lên trình độ quản lý tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra hiệu quả còn lý giải cơ cấu tài chính có hiệu quả không.
Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta đi tiến hành phân tích các nội dung sau: hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .
3.3.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn.
Sức sản xuất của VNH = Doanh thu thuần
đ/đ (3-18) VNH bình quân
Sức sinh lời của VNH = Lợi nhuận thuần
đ/đ (3-19) VNH bình quân
Sức hao phí của VNH = VNH bình quân
đ/đ (3-20) Doanh thu thuần
Kết quả tính toán của công thức trên được tập hợp trên bảng 3-19.
Sức sản xuất của vốn ngắn hạn tăng giảm thất thường. Năm 2012 cứ 1 đồng vốn ngắn hạn bỏ ra thì thu được 4,57 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2013 con số này giảm nhẹ còn 3,95 đồng. Đến năm 2014 sức sản xuất của vốn ngắn hạn giảm còn 3,92 đồng. Nhưng sang năm 2015 lại tăng đạt 4,97 đồng. Và tới năm 2016 sức sản xuất của vốn ngắn hạn tăng cao nhất là 6,13 đồng. Sức sản xuất của vốn ngắn hạn bình quân cả giai đoạn là 4,58 đồng có tốc độ phát triển bình quân là 108,93%. Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2012 cứ 1 đồng vốn ngắn hạn bỏ ra thì thu được 0,65 đồng lợi nhuận thuần. Năm 2013 thì sức sinh lời của vốn ngắn hạn là 0,544 đồng, giảm 0,106 đồng so với năm 2012, sang năm 2014 thì con số này giảm còn 0,516 đồng, giảm 0,028 đồng so với năm 2013. Nhưng năm 2015 sức sinh lời của vốn ngắn hạn lại tăng đạt 0,63 đồng. Tới năm 2016 thì sức sinh lời của vốn ngắn hạn tăng nhẹ là 0,72 đồng. Nhìn chung sức sinh lời của vốn ngắn hạn có xu hướng tăng điều này cho thấy việc sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty dần hiệu quả, các khoản phải thu của khách hàng và hàng tồn kho giảm, làm cho khả năng sinh lời của TSHH tăng.
Hình 3-21: Biểu đồ thể hiện sự biến động sức sản xuất của vốn ngắn hạn.
Hình 3-22: Biểu đồ thể hiện sự biến động sức sinh lời của vốn ngắn hạn.
Ngoài ra ta còn có thể phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thông qua một số chỉ tiêu sau:
Số vòng luân chuyển của vốn ngắn hạn trong kỳ:
KLC = Doanh thu thuần
vòng/năm (3-21) VNH bình quân
Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn ngắn hạn:
TLC = Thời gian kì phân tích Ngày (3-22)
Số vòng quay trong kì của VNH Lượng vốn ngắn hạn tiết kiệm hay lãng phí:
VNH tiết kiệm
hay lãng phí = Doanh thu thuần
(TLCpt – TLCg) (3-23) Thời gian kỳ phân tích
Kết quả tính toán của công thức trên được tập hợp trên bảng 3-19.
Qua kết quả cho thấy trong giai đoạn phân tích, từ năm 2012-2016 số vòng quay vốn ngắn hạn tăng giảm không đều. Nếu như đầu giai đoạn là năm 2012 vòng quay vốn ngắn hạn là 4,57 vòng thì tới năm 2013 giảm xuống còn 3,95 vòng, giảm 13,68% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 số vòng quay của vốn ngắn hạn lại giảm còn 3,92 vòng và sang năm 2015-2016 tăng lên là 6,13 Vòng vào năm 2016.
Nhìn chung cả giai đoạn tốc độ phát triển số vòng quay vốn ngắn hạn là 108,93%
điều này chứng tỏ khả năng quay vòng vốn ngắn hạn năm sau tốt hơn năm trước.
Thời gian một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn trong giai đoạn phân tích đang ở mức cao. Năm 2012 một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn là 79,85 ngày, đến năm 2013 con số này tăng lên đạt 92,51 ngày, tăng 15,85%. Sang năm 2014 con số này tăng lên 93,21 ngày, và đây cũng là năm mà có thời gian 1 vòng luân chuyển vốn ngắn hạn cao nhất trong kỳ phân tích. Nhưng ở 2 năm cuối của giai đoạn thì con số này lại có xu hướng giảm dần, tới năm 20126 thì số ngày 1 vòng luân chuyển là 59,59 ngày, giảm 18,89% so với năm 2015 và giảm 25,38% so với năm 2012 chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của Công ty đang có xu hướng tốt hơn.
Hệ số đảm nhiệm vốn ngắn hạn có sự biến đổi không đồng đều nhưng có xu hướng chung là giảm với chỉ số phát triển bình quân là 87,71%. Bình quân cả giai đoạn để tạo ra được một đồng doanh thu thuần Công ty cần huy động 0,21 đồng vốn ngắn hạn. Cao nhất trong cả giai đoạn là năm 2013, hệ số đảm nhiệm là 0,27 đồng/đồng. Hệ số đảm nhiệm có chung cả giai đoạn có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty là tốt.
Hình 3-23: Biểu đồ thể hiện sự biến động của số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn trong kỳ.
Hình 3-24: Biểu đồ thể hiện sự biến động thời gian một vòng luân chuyển vốn ngắn hạn.
Bảng 3.19: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VNH của Công ty giai đoạn 2012-2016.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
1 Doanh thu thuần Tr.đ 2.930.286 2.959.885 3.020.291 3.247.628 2.898.053 3.011.229
2 Lợi nhuận gộp về bán hầng là
cung cấp dịch vụ Tr.đ 416.985 408.311 397.912 412.088 340.614 395.182
3 Vốn ngắn hạn bình quân Tr.đ 641.087 750.200 771.307 653.684 473.114 657.
878 Vốn ngắn hạn đầu năm 575.
262 706.9
12 793.
488 749.
126 558.
242 676.606 Vốn ngắn hạn cuối năm 706.
912 793.4 88 749.
126 558.
242 387.
987 639.151
4 Sức sản xuất VNH đ/đ 4,57 3
,95 3,92 4,97 6,13 4,58 Chỉ số gốc % 100 86
,32 8
5,67 10
8,69 13
4,01 108,93 Chỉ số liên hoàn % 100 86
,32 9
9,25 12
6,88 12
3,29 108,93 Chỉ số bình quân % 108,93
5 Sức sinh lợi đ/đ 0,
650 0,
544 0
,516 0
,630 0
,720 0,
601 Chỉ số gốc % 100 83
,68 7
9,32 9
6,92 11
0,69 103,72 Chỉ số liên hoàn % 100 83
,68 9
4,79 12
2,20 11
4,20 103,72
Chỉ số bình quân %
103,72
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 6 Số vòng luân chuyên Vòng/năm
4,57
3,95
3,92
4,97
6,13 4,58
Chỉ số gốc % 100 86
,32 8
5,67 10
8,69 13
4,01 108,93 Chỉ số liên hoàn % 100 86
,32 9
9,25 12
6,88 12
3,29 108,93 Chỉ số bình quân % 108,93
7 Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày/vòng 79,85 92,51 93,21 73,47 59,59 79,74 Chỉ số gốc % 100 115,
85 11
6,73 9
2,00 7
4,62 94,13 Chỉ số liên hoàn % 100 115,
85 10
0,76 7
8,82 8
1,11 94,13 Chỉ số bình quân % 94,13
8 Hệ số đảm nhiệm đ/đ 0,24 0,27 0,25 0,17 0,13 0,21 Chỉ số gốc % 100 111,
12 10
2,81 7
1,25 5
5,50 87,71 Chỉ số liên hoàn % 100 111,
12 9
2,52 6
9,30 7
7,89 87,71
Chỉ số bình quân % 87,71
3.3.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn.
Sức sản xuất của VDH = Doanh thu thuần
đ/đ (3-24) VDH bình quân
Sức sinh lời của VDH = Lợi nhuận thuần
đ/đ (3-25) VDH bình quân
Suất hao phí của
VDH = TSDH bình quân
đ/đ (3-26) Doanh thu thuần
Để đánh giá chính xác, có khoa học hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tiến hành tính toán và phân tích thống kê các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu cụ thể. Chỉ tiêu đó phản ánh mức sản xuất, sinh lời và sức hao phí của từng loại vốn.
Kết quả tính toán từ các công thức trên được tập hợp trong bảng 3-20.
Sức sản xuất của vốn dài hạn tăng giảm không đồng đều qua các năm trong kỳ phân tích, nếu trong năm 2012 cứ 1 đồng vốn dài hạn tạo ra 1,63 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2013 giảm còn 1,58 đồng, giảm 2,56%. Sang năm 2014 sức sản xuất của vốn dài hạn tăng, năm này 1 đồng vốn dài hạn tạo ra 1,63 đồng doanh thu thuần. Và đến 2 năm cuối của kỳ phân tích con số này vẫn tiếp tục tăng, năm 2016 là 1,64 đồng, nghĩa là năm 2016 cứ 1 đồng vốn dài hạn thì sinh ra 1,64 đồng doanh thu thuần.
Sức sinh lời của vốn dài hạn cũng giảm rõ rệt qua các năm trong kỳ phân tích.
Năm 2012 cứ 1 đồng vốn dài hạn làm ra được 0,231 đồng lợi nhuận. Năm 2013 1 đồng vốn dài hạn làm ra được 0,219 đồng lợi nhuận. Và đến 3 năm cuối của kỳ phân tích sức sinh lời của vốn dài hạn lại giảm, đến cuối năm 2016 thì con số này chỉ còn lại là 0,193, có nghĩa là lúc này 1 đồng vốn dài hạn chỉ làm ra được 0,193 đồng lợi nhuận.
Và đây cũng là năm mà sức sinh lời của vốn dài hạn thấp nhất. Nguyên nhân của việc này là do nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng nên tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khan chi phí tăng cao. Công ty cần có những biện pháp như giảm bớt chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng doanh thu làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm tiếp theo.
Hình 3-25: Biểu đồ thể hiện sự biến động sức sản xuất của vốn dài hạn.
Hình 3-26: Biểu đồ thể hiện sự biến động sức sinh lời của vốn dài hạn.
Bảng 3.20: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng VDH của Công ty giai đoạn 2012-2016.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
1 Doanh thu thuần Tr.đ 2.930.286 2.959.885 3.020.291 3.247.628 2.898.053 3.011.229
2 Lợi nhuận gộp về bán hầng
là cung cấp dịch vụ Tr.đ 416.985 408.311 397.912 412.088 340.614 395.182
3 Vốn dài hạn bình quân Tr.đ 1.801.551 1.867.632 1.853.306 1.827.748 1.764.542 1.822.
956
Vốn dài hạn đầu năm 1.804.4
40 1.798.6
61 1.936.
602 1.770.0
09 1.885.4
87 1.839.040 Vốn dài hạn cuối năm 1.798.6
61
1.936.6 02
1.770.
009
1.885.4 87
1.643.5
98 1.806.871
4 Sức sản xuất VDH đ/đ 1,
63 1
,58 1,63 1
,78 1,
64 1,65 Chỉ số gốc % 100 97
,44 10
0,19 109,
24 100,
97 10
1,56 Chỉ số liên hoàn % 100 97
,44 10
2,83 109,
03 92,
43 101,56 Chỉ số bình quân % 101,56
5 Sức sinh lợi VDH đ/đ 0,2 31 0,
219 0
,215 0,
225 0,1 93 0,
217 Chỉ số gốc % 100 94
,46 9
2,76 97
,41 83,
40 95,82 Chỉ số liên hoàn % 100 94
,46 9
8,21 105,
01 85,
62 95,82
Chỉ số bình quân %
95,82
3.3.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và thực hiện các mục tiêu của mình nếu không có lợi nhuận, hơn nữa tình trạng lỗ vốn liên tục sẽ làm cạn kiệt tài sản của doanh nghiệp, làm tiêu hao nguồn vốn chủ sở hữu và làm doanh nghiệp phải phụ thuộc vào chủ nợ. Chính vì vậy các hệ số phản ánh khả năng sinh lời được coi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, đồng thời chúng cũng là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra những quyết định trong tương lai.
Các chỉ tiêu tính:
Hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh lợi.
Dvkd = Lợi nhuận thuần
đ/đ (3-27) Vốn kinh doanh bq
Hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ddtt = Lợi nhuận thuần
đ/đ (3-28) Doanh thu thuần
Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số này phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số này càng cao thì chủ sở hữu càng được lợi và ngược lại.
Dvcsh = Lợi nhuận thuần
đ/đ (3-30) Vốn chủ sở hữu
Qua bảng 3-21 ta thấy hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng giảm không đều trong thời gian phân tích. Ở đầu giai đoạn phân tích là năm 2012 hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh của Công ty là 0,17 đ/đ thì đến năm 2013 giảm xuống thì chỉ còn là 0,16 đ/đ, giảm 8,63% so với năm 2012. Sang năm 2014 hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh giảm là 0,15 đ/đ. Sang 2 năm cuối của giai đoạn phân tích thì hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh của Công ty tiếp tục giảm, đến cuối năm 2016 thì hệ số này chỉ còn là 0,15 đ/đ, giảm 10,83% so với năm 2012. Xu hướng biến động của cả giai đoạn là giảm xuống, biến động bình quân cả giai đoạn phân tích là 97,44%. Nguyên nhân dẫn đến hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh giảm là trong khi vốn kinh doanh trong cả giai đoạn có xu hướng tăng lên mạnh mà lợi nhuận bình quân tăng ít hơn.
Hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần trong giai đoạn phân tích có sự giảm dần qua các năm. Chỉ số phát triển bình quân là 95,35%. Cụ thể năm 2012 cứ một đồng doanh thu thuần thu được thì công ty có được 0,14 đồng lợi nhuận, năm 2013 là 0,14 đồng, năm 2014-2015-2016 giảm còn 0,12 đồng. Qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn này là không ổn định.
Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn phân tích có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2012 hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 1,4 đ/đ. Sang năm 2013 hệ số này giảm xuống còn 1,37 đ/đ, giảm 3,06% so với năm 2012. Ba năm tiếp theo hệ số này vẫn tiếp tục giảm mạnh, đến cuối năm 2016 hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu chỉ còn là 1,15 đ/đ. Biến động bình quân của cả giai đoạn phân tích là 95,43%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận thu về của Công ty trong giai đoạn này là thấp so với đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra.
Hình 3-27: Biểu đồ biểu diễn sự biến động hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh.
Hình 3-28: Biểu đồ biểu diễn sự biến động hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần.
Bảng 3.21: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
1 Doanh thu thuần Tr.đ 2.930.286 2.959.885 3.020.291 3.247.628 2.898.053 3.011.229
2 Lợi nhuận gộp về bán hầng
là cung cấp dịch vụ Tr.đ 416.985 408.311 397.912 412.088 340.614 395.182
3 Vốn kinh doanh bình quân Tr.đ 2.442.637 2.617.831 2.624.613 2.481.432 2.237.657 2.480.834
VKD đầu năm Tr.đ 2.379.702 2.505.573 2.730.090 2.519.135 2.443.729 2.515.646
VKD cuối năm Tr.đ 2.505.573 2.730.090 2.519.135 2.443.729 2.031.585 2.446.022
4 Vốn CSH bình quân Tr.đ 296.791 297.263 297.342 296.984 296.309 296.938
Vốn CSH đầu năm Tr.đ 296.421 297.162 297.364 297.321 296.646 296.983
Vốn CSH cuối năm Tr.đ 297.162 297.364 297.321 296.646 295.972 296.893
4 Hệ số doanh lợi VKD đ/đ 0,17
0
,16 0,15 0
,17 0,15 0,16 Chỉ số gốc % 100 91
,37 8
8,81 97
,28 8
9,17 97,44 Chỉ số liên hoàn % 100 91
,37 9
7,20 109,
54 9
1,66 97,44 Chỉ số bình quân % 97,44
5 Hệ số doanh lợi VCSH đ/đ 1,40 1
,37 1,34 1
,39 1,15 1,33 Chỉ số gốc % 100 97
,76 9
5,25 98
,76 8
1,82 95,43 Chỉ số liên hoàn % 100 97
,76 9
7,43 103,
69 8
2,84 95,43 Chỉ số bình quân % 95,43
6 Hệ số doanh lợi doanh thu thuần đ/đ 0,14 0
,14 0,13 0
,13
0,12 0,21
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
Chỉ số gốc % 100 96
,94 9
2,58 89
,17 8
2,59 95,35 Chỉ số liên hoàn % 100 96
,94 9
5,50 96
,31 9
2,63 95,35 Chỉ số bình quân % 95,35
7 Hiệu suất sử dụng VKD đ/đ 1,20 1
,13 1,15 1
,31 1,30 1,21 Chỉ số gốc % 100 94
,25 9
5,93 109,
10 10
7,96 102,18 Chỉ số liên hoàn % 100 94
,25 10
1,78 113,
73 9
8,96 102,18
Chỉ số bình quân % 102,18
Nhìn chung lại thì trong cả giai đoạn phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao, nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong thời gian khủng hoảng, bất động sản đóng băng dẫn tới tình hình tiêu thụ kém, lợi nhuận giảm. Chính vì thế Công ty cần có biện pháp khôi phục kịp thời lại hiệu quả nguồn vốn của mình.
3.4. Những vấn đề còn tồn tại và một số phương hướng nâng cao tình hình tài chính của Công ty than Hòn Gai - TKV