3.3. Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012-2016 của Công ty than Hòn Gai – TKV
3.3.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty than Hòn Gai - TKV
Khả năng thanh toán của Công ty là tình trạng sẵn sàng của Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá tiềm lực tài chính của Công ty trong một thời điểm nhất định. Khả năng thanh toán của Công ty không những là mối quan tâm của riêng bản thân Công ty mà còn của các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý. Nhưng trước khi phân tích khả năng thanh toán của Công ty ta cần đánh giá khái quát chung tình hình thanh toán của Công ty.
3.3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty than Hòn Gai - TKV
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn tồn tại các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. Song với sự tồn tại đó doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp thanh toán như thế nào để đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu. Các khoản nợ này phụ thuộc vào phương pháp thanh toán, chế độ trích nộp cho ngân sách nhà nước, thể hiện được nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do vậy cần phải phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài.
Từ bảng 3-12 ta thấy, trong giai đoạn 2012 – 2016 khoản phải thu của Công ty có xu hướng giảm dần với chỉ số bình quân 83,81%. Tổng số các khoản phải thu năm 2012 là 374.443 Tr. đồng, nhưng đến cuối năm 2016 giảm còn 136.833 Tr. đồng. Điều này cho thấy công tác thu nợ khách hàng của Công ty là khá tốt, tiền nợ đã được giải phóng khá nhiều. Các khoản phải thu chủ yếu là khoản phải ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn không đáng kể. Đây là số vốn Công ty đang bị các đối tượng khác liên quan chiếm dụng, trong đó hầu hết là các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Từ cuối năm 2012 nhận thấy nguồn vốn trong nền kinh tế trở nên khan hiếm hơn Công ty có một số chính sách nhằm thu hút, tạo mối quan hệ và giữ chân khách hàng nên đã cho khách hàng nợ nhiều. Kết quả của những chính sách này mang lại là doanh thu của Công ty trong giai đoạn kinh tế khó khăn này vẫn giữ được sự tăng trưởng.Tuy nhiên việc này lại làm nguồn vốn kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng, Công ty chịu áp lực thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi chưa thu hồi được công nợ. Do vậy, Công ty cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ được các khoản trả trước cho người bán, khoản phải thu của khách hàng để tránh bị mất vốn.
Giống như khoản phải thu, khoản phải trả của Công ty cũng có sự giảm nhẹ với chỉ số phát triển bình quân là 96,99%. Khoản phải trả từ 2.083.281 Tr. đồng cuối năm
2012, tăng mạnh nhất ở cuối năm 2013 là 2.432.726 tr.đồng, cuối năm 2016 các khoản phải trả của công ty là 1.735.613tr.đồng là giảm mạnh nhất.
Trong giai đoạn này, khoản phải thu luôn nhỏ hơn khoản phải trả chứng tỏ Công ty thực hiện việc chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng vốn. Tỉ trọng của khoản phải thu trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn) không có sự thay đổi quá lớn từ năm 2012-2016.
Cũng trong giai đoạn này, tỉ trọng khoản phải trả/tổng nguồn vốn tăng từ 87,54% thời điểm cuối năm 2012 lên 87,86% ở cuối năm 2016 chứng tỏ Công ty chưa có sự tự chủ về nguồn vốn và còn phụ thuộc vào việc chiếm dụng vốn hoặc đi vay.
Ngoài ra, khoản phải trả < nguồn vốn chủ sở hữu chứng tỏ tài sản của Công ty trong những năm gần đây được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, Công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
Bảng 3.12: Bảng phân tích các khoản phải thu các khoản phải trả
STT Chỉ tiêu ĐVT ĐN 2012 CN2012 CN2013 CN2014 CN2015 CN2016
1 Phải thu Đồng 374.443 393.017 393.751 349.108 216.575 136.833
- Phải thu ngắn hạn Đồng 315.800 328.802 329.395 292.875 143.018 47.109 - Phải thu dài hạn Đồng 58.643 64.214 64.356 56.233 73.558 89.724
Chỉ số định gốc % 100 104,96 105,16 93,23 57,84 36,54
Chỉ số liên hoàn % 100 104,96 100,19 88,66 62,04 63,18
Tốc độ phát triển bình quân % 83,81
2 Phải trả Đồng 2.083.281 2.208.411 2.432.726 2.221.815 2.147.082 1.735.613 - Nợ ngắn hạn Đồng 1.095.019 1.127.937 1.474.460 1.088.809 1.144.171 887.394 - Nợ dài hạn Đồng 988.262 1.080.473 958.266 1.133.005 1.002.912 848.219
Chỉ số định gốc % 100 106,01 116,77 106,65 103,06 83,31
Chỉ số liên hoàn % 100 106,01 110,16 91,33 96,64 80,84
Tốc độ phát triển bình quân % 96,99
3 Phải thu - Phải trả Đồng -1.708.838 -1.815.394 -2.038.975 -1.872.707 -1.930.507 -1.598.780 4 Tổng tài sản( tổng nguồn
vốn) Đồng 2.379.702 2.505.573 2.730.090 2.519.135 2.443.729 2.031.585
Tỷ trọng các khoản phải
thu/ tổng tài sản % 15 ,73
15,6 9
14 ,42
1
3,86 8,86 6,74
Tỷ trọng các khoản phải trả/
tổng nguồn vốn % 87
,54 88,1
4 89
,11 8
8,20
87,86 8 5,43
3.3.3.2. . Phân tích khả năng thanh toán.
Để thấy rõ được khả năng thanh toán của Công ty ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán trong các năm gần đây mà cụ thể là giai đoạn 2012- 2016 để thấy xu hướng biến động tốt hay xấu, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp khắc phục.
Khả năng thanh toán của Công ty được đánh giá thông qua việc phân tích một loạt các chỉ tiêu sau:
a. Vốn luân chuyển.
Vốn luân chuyển của doanh nghiệp là lượng vốn kinh doanh của Công ty đồng thời nó cũng là khoản thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Ta có: Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. (3-9)
Nếu doanh nghiệp có vốn luân chuyển >0, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp thừa vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn với doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn luân chuyển <0, tức là doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSCĐ và đầu tư dài hạn. Đây là chính sách không đem lại sự an toàn ổn định.
Ta có kết quả tính toán được tập hợp trong bảng 3-13.
Bảng 3.13: Bảng phân tích vốn luân chuyển
ĐVT: Tr. Đồng STT Chỉ tiêu ĐN 2012 CN
2012 CN
2013 CN
2014 CN
2015 CN
2016 BQGĐ
1 Tài sản
ngắn hạn 575.262 706.91
2 793.48
8 749.12
6 558.24
2 387.98
7 657.87 8 2 Nợ ngắn
hạn 1.095.019 1.127.93
7 1.474.46
0 1.088.809 1.144.17
1 887.394 1.165.3 17 3 Vốn luân
chuyển
- 519.75 8
- 421.02 6
- 680.97 2
- 339.68 3
- 585.92 9
- 499.40 7
- 507.43 9
Qua bảng phân tích cho thấy: trong cả giai đoạn 2012-2016 vốn luân chuyển đều đạt con số âm, cho thấy tại giai đoạn này vốn ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2013 vốn luân chuyển có giá trị thấp nhất là -680.972 Tr.
đồng. Vốn luân chuyển bình quân cả giai đoạn là -507.439 Tr. đồng. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2012-2016, tình hình tài chính của Công ty chưa ổn định, tình trạng vốn ngắn hạn không đủ để trang trải thanh toán.
b. Hệ số thanh toán ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nó phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác hệ số này thể hiện sự sẵn sang, tự chủ của doanh nghiệp trước các khoản nợ có thể trả bất kỳ khi nào chủ nợ đòi. Hệ số này được tính theo công thức:
Kttnh = Tài sản ngắn hạn
(3-10) Nợ ngắn hạn
Thay vào công thức ta có bảng kết quả được tập hợp trong bảng 3-14.
Bảng 3.14: Bảng phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn
TT Chỉ tiêu ĐVT ĐN2012 CN2012 CN2013 CN2014 CN2015 CN2016 BQGĐ
1 Tài sản ngắn hạn Tr. đ 575.262 706.912 793.488 749.126 558.242 387.987 657.87
8 2 Nợ ngắn hạn Tr. đ 1.095.019 1.127.937 1.474.460 1.088.809 1.144.171 887.394 1.165.317
3 Kttnh đ/đ 0,53 0,63 0,54 0,69 0,49 0,44 0,
56
Chỉ số định gốc % 100 119,30 102,44 130,97 92,87 83,23 98,71
Chỉ số liên hoàn % 100 119,30 85,87 127,85 70,91 83,23 98,71
Chỉ số bình quân % 98,71
Theo kinh nghiệm và được đa số các chủ nợ chấp nhận và cho vay thì hệ số này càng lớn càng tốt, tối thiểu phải bằng 2. Nhìn vào bảng kết quả cho thấy trong suốt cả giai đoạn phân tích hệ số ngắn hạn của Công ty đều nhỏ hơn 2, vậy trong trường hợp này khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là rất kém. Năm 2012 hệ số thanh toán ngắn hạn là 0,63 thì đến năm 2016 giảm xuống còn 0,44. Trong suốt giai đoạn phân tích ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn từ năm 2012-2016 có xu hướng giảm với tốc độ phát triển bình quân là 98,71%. Với kết quả này cho thấy những năm qua khả năng thanh toán của Công ty ở mức kém, đối với một doanh nghiệp mỏ thì hàng tồn kho rất có ý nghĩa vì thế càng đòi hỏi hệ số thanh toán ngắn hạn cao. Nhưng do đặc thù là đơn vị nhà nước, công ty có mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các bạn hàng, nhà cung cấp nên có thể vay nợ lâu dài. Vì vậy tuy hệ số thanh toán thấp nhưng khả năng trụ vững của công ty khá ổn định. Công ty nên xem xét tính toán, quản lý chặt chẽ chi phí để khả năng thanh toán nợ được cao hơn.
Để thấy rõ hơn sự biến động ta theo dõi biểu đồ thể hiện sự biến động khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty qua biểu đồ sau:
Hình 3.14: Biểu đồ biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2012-2016
b. Hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện về khả năng về tiền mặt và tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền (có tính thanh khoản cao) đáp ứng được việc thanh toán ngắn hạn.
Kttn = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Thu ngắn hạn
(3-11) Nợ ngắn hạn
Thay vào công thức ta có bảng kết quả được tập hợp trong bảng 3-15.
Theo kinh nghiệm Kttn giao động 0,5÷1: bình thường, Kttn < 0,5: doanh nghiệp ở trong tình trạng căng thẳng.
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp hệ số thanh toán nhanh tại thời điểm cuối năm
TT Chỉ tiêu ĐVT ĐN2012 CN2012 CN2013 CN2014 CN2015 CN2016 BQGĐ
1 Tiền Tr.đ 2.163 2.690 1.526 2.169 2.099 1.209 2.034
2 Các khoản đầu tư tài chính Tr.đ - - - - - - -
3 Các khoản phải thu ngắn hạn Tr.đ 315.800 328.802 329.395 292.875 143.018 47.109 255.109
4 Nợ ngắn hạn Tr.đ 1.095.019 1.127.937 1.474.460 1.088.809 1.144.171 887.394 1.165.317
5 Kttn đ/đ 0,290 0,294 0,224 0,271 0,127 0,054 0,2
21
Chỉ số gốc % 100
101,21 7
7,29 93,32
43,68 1
8,75 77,61
Chỉ số liên hoàn % 100
101,21
7 6,37
120,74
46,80 1
8,75 77,61
Chỉ số bình quân 77,61
Qua bảng 3-16 ta thấy trong giai đoạn phân tích năm 2012 hệ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm tốc độ phát triển bình quân là 77,61%. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh bình quân trong toàn giai đoạn là 0,221 nhỏ hơn 0,5 và xu hướng chung là giảm. Cho thấy khả năng tính thanh khoản của Công ty trong giai đoạn 2012-2016 thấp, khả năng tài sản chuyển nhanh thành tiền mặt thấp. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty thấp trong khi đó nợ ngắn hạn của Công ty lại cao. Trong giai đoạn 2012-2016, Công ty không đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiền tệ để có đủ khả năng thanh toán nhanh nhằm khắc phục tình trạng trên và chủ động thanh toán. Ngoài ra, hệ số thanh toán nhanh trong 5 năm qua luôn nhỏ hơn hệ số thanh toán ngắn hạn cho thấy tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Để thấy rõ sự biến động của hệ số thanh toán nhanh ta theo dõi biểu đồ sau (biểu đồ 3-12).
Hình 3-15: Biểu đồ thể hiện sự biến động của khả năng thanh toán nhanh d. Hệ số thanh toán hiện hành
Là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, nó thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải
KTTHH = Tổng tài sản hiện có
(3-12) Tổng nợ phải trả
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp, xem doanh nghiệp có đảm bảo đủ thanh toán các khoản nợ hay không.
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp sự biến động khả năng thanh toán hiện hành
TT Chỉ tiêu ĐVT ĐN2012 CN2012 CN2013 CN2014 CN2015 CN2016 BQGĐ
1 Tổng tài sản hiện có Tr. đ 2.379.702 2.505.573 2.730.090 2.519.135 2.443.729 2.031.585 2.480.8
34 2 Tổng nợ phải trả Tr. đ 2.083.281 2.208.411 2.432.726 2.221.815 2.147.082 1.735.613 2.183.896
3 ktthh đ/đ 1,14 1,13 1,12 1,13 1,14 1,17 1,
14
Chỉ số định gốc % 100 99
,32 9
8,24 99
,26 99
,64 10
2,47 100,50
Chỉ số liên hoàn % 100 99
,32 9
8,91 101,
03 100,
38 10
2,47 100,50
Chỉ số bình quân %
100,50
Nhìn vào bảng 3-16 ta thấy trong giai đoạn 2012-2016 hệ số thanh toán hiện hành của Công ty không lớn, cao nhất là 1,17 vào cuối năm 2017. Nhìn chung trong cả giai đoạn đều cao hơn 1, chứng tỏ toàn bộ tài sản hiện có đủ để thanh toán các khoản nợ của công ty. Như vậy trong cả giai đoạn tình hình tài chính của Công ty luôn đảm bảo trong việc thanh toán các khoản nợ của mình. Tình hình tài chính của công ty tốt. Để thấy rõ sự biến động của hệ số thanh toán tức thời ta theo dõi biểu đồ sau:
Hình 3-16: Biểu đồ thể hiện sự biến động của khả năng thanh toán tức thời.
e. Hệ số quay vòng các khoản phải thu.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Kphải thu = Doanh thu thuần
(vòng) (3-13) Số dư bình quân các khoản phải thu
Trong đó:
Số dư BQCKPT = Khoản phải thu đầu kì + Khoản phải thu cuối kì
(3-14) 2
Áp dụng công thức trên tính được kết quả tập hợp trong bảng 3-17 thể hiện số quay vòng của các khoản phải thu.
Hệ số này càng lớn càng tốt, ta thấy trong giai đoạn phân tích hệ số này có xu hướng tăng với tốc độ phát triển bình quân 9,36 vòng/năm. Ở đầu giai đoạn phân tích năm 2012 hệ số quay vòng các khoản phải thu đạt 7,64 Vòng/năm, sang năm 2013 thì hệ số này tăng lên là 8,19 vòng/năm tăng 107,31%. Sang năm 2014 hệ số này tăng đạt 8,9 vòng/năm tăng 116,59%% so với năm 2013. Tiếp tục sang năm 2015 hệ số này tăng vọt đạt 11,48 vòng/năm, tăng 150,36% và đến năm 2016 lại tiếp tục tăng mạnh
đạt 16,4 vòng/năm tăng 214,77%. Đây là dấu hiệu cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu có dấu hiệu tốt. Xu hướng chung của hệ số này trong cả giai đoạn tăng dần lên. Điều này ảnh hưởng tới quá trình quay vòng vốn để tái đầu tư và tái sản xuất kinh doanh. Từ đó Công ty có nhứng biện pháp thu nợ hiệu quả và ít bị chiếm dụng vốn. Để thấy rõ được sự biến động của hệ số quay vòng các khoản phải thu ta theo dõi biểu đồ sau:
Bảng 3.17: Bảng kệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày doanh thu chưa thu
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân
1 Doanh thu thuần Tr.đ 2.930.286 2.959.885 3.020.291 3.247.628 2.898.053 3.011.229
2 Số dư bình quân khoản
phải thu Tr.đ 383.730 361.206 339.251 282.842 176.704 321.618
Số đầu năm Tr.đ 374.443 393.017 329.395 349.108 216.575 12.207
Số cuối năm Tr.đ 393.017 329.395 349.108 216.575 136.833 13.103
Kpt Vòng/nă
m 7,
64 8
,19 8
,90 11
,48
16,40 9,36
Chỉ số gốc % 100 107,
31
116, 59
150, 36
21
4,77 12 1,94
Chỉ số liên hoàn % 100 107,
31 108,
64 128,
97 14
2,84 12 1,94
Chỉ số bình quân % 121,94
NPT Ngày 47,
80
44 ,54
41 ,00
31 ,79
22,26
3 8,98
Chỉ số gốc % 100 93
,19 85
,77 66
,51
46,56 8 3,19
Chỉ số liên hoàn % 100 93
,19
92 ,04
77 ,54
70,01
8 3,19
Chỉ số bình quân % 83,19
Hình 3-17: Biểu đồ thể hiện sự biến động của hệ số quay vòng các khoản phải thu.
f. Số ngày của doanh thu chưa thu.
Là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong 1 vòng luân chuyển.
Nphải thu =
Khoản phải thu bq
x365 (ngày) (3-15) Tổng doanh thu
Các kết quả tính toán được tập hợp trong bảng 3-17 và sự biến động của chỉ tiêu này được thể hiện thông qua hình 3-18.
Hình 3-18: Biểu đồ biểu diễn sự biến động của số ngày doanh thu chưa thu.
Theo bảng tính toán cho thấy trong giai đoạn 2012-2016 số ngày của doanh thu chưa thu đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 số ngày của doanh thu chưa thu là 47,8 ngày, sang năm 2013 giảm xuống còn 44,54 ngày. Từ năm 2014-2016 số ngày của doanh thu chưa thu liên tục giảm, đến năm 2016 đạt 22,26 ngày, giảm 46,56% so với năm 2012. Tốc độ phát triển bình quân là 83,19%. Số ngày của doanh thu chưa thu giảm mạnh, điều này cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của Công ty cải thiện hơn làm tăng lượng tiền mặt của Công ty, tạo ra sự quay vòng sản xuất nhanh tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho.
KHTK =
Giá vốn hàng bán (
Vòng/năm) (3-16)
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó: Hàng tồn kho bình quân tính bằng số dư bình quân đầu và cuối kỳ của hàng tồn kho. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh thường được đánh giá là tốt. Trên góc độ vốn luân chuyển, một doanh nghiệp có hệ số quay vòng cao thường không đòi hỏi đầu tư nhiều cho hàng tồn kho so với doanh nghiệp có cùng mức doanh thu nhưng có hệ quay vòng hàng tồn kho thấp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải duy trì hệ số quay vòng hàng tồn kho hợp lý vì nếu hàng tồn kho quá thấp thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các hợp đồng tiêu thụ kỳ sau và gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua bảng 3-18 ta thấy hệ số quay vòng hàng tồn kho của Công ty trong giai đoạn 2012-2016 có sự giảm dần qua các năm. Năm 2012 hệ số quay vòng hàng tồn kho đạt 8,32 vòng, năm 2013 hệ số này giảm xuống là 6,37 vòng. Sang năm 2014 hệ