Căn cứ chọn chuyên đề

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 20122016 của Công ty Than Hòn Gai TKV (Trang 86 - 89)

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều mong muốn dòng tiền mà họ bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cao nhất. một trong những việc làm để đạt được mục đích đó là doanh nghiệp thường xuyên phải tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai để biết được những điểm mạnh và điểm yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để cải thiện tinh hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian thực tập tại Công ty Than Hòn Gai – TKV em đã chọn chuyên đề cho luận văn tốt nghiệp là:Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012 ÷ 2016 Công ty Than Hòn Gai - TKV“ để nghiên cứu, phân tích tìm hiểu. Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém trong quản lý tài chính để đi tới mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được tốt hơn.

3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và nội dung nghiên cứu của chuyên đề

3.1.2.1. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của chuyên đề

* Mục đích của chuyên đề:

- Phân tích tài chính doanh nghiệp để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những thuân lợi và khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

- Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó.

- Đề xuất các giải pháp cải thiện các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh giúp doanh nghiệp có thể tối đa hoá lợi nhuận và doanh thu.

* Đối tượng nghiên cứa của chuyên đề - Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

+ Bảng cân đối kế toán.

+ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các tài liệu có liên quan.

- Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

- Các chỉ tiêu tài chính mục tiêu.

3.1.2.2. Nhiệm vụ của việc phân tích

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Than Hòn Gai - TKV phải làm rõ những nội dung sau:

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất của Công ty Than Hòn Gai – giai đoạn 2012-2016

- Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty than Hòn Gai - TKV giai đoạn 2012-2016.

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của Công Công ty than Hòn Gai - TKV giai đoạn 2012-2016.

- Trên cơ sở những nguyên tắc về tài chính và phương pháp phân tích tiến hành đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính. Xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chỉ rõ các mặt tích cực và tiêu cực của hoạt động. Từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu và giải quyết chuyên đề

Chuyên đề: “Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2012 ÷ 2016 Công ty Than Hòn Gai - TKV sử dụng các phương pháp sau:

a. Phương pháp so sánh:

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác dịnh mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Nôi dung so sánh bao gồm:

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kê shoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của nghành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để đảm bảo tính chất so sánh cần đảm bảo thoả ãn các điều kiện sau:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế.

- Phải đảm bảo sự thống nhất về các đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Kỹ thuật so sánh bao gồm:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sách bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của nhóm chỉ tiêu phân tích.

Các hình thức so sánh:

- So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

- So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

So sánh nhằm xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện bằng các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng hợp trên các báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúnh có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.

b. Phương pháp liên hệ cân đối.

Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được thể hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số, hoặc kết hợp cả tổng số và hiệu số.

Bởi vậy, để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch hoặc thực tế so với kỳ kinh doanh trước), giữa các nhân tố mang tính độc lập.

* Bên cạnh đó, chuyên đề còn sử dụng phối hợp các phương pháp trong nguyên lý thống kê như phương pháp chỉ số, phương pháp bình quân, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp đồ thị để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan nhằm rút ra những kêt luận xác đáng về những ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng không tốt đến lao động và tiền lương, từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục.

Để hỗ trợ các phương pháp phân tích trên cần sử dụng các công thức tính toán sau:

- Chỉ số phát triển định gốc:

Iđgi = yi

(i = 2, 3, ....n) (3-1) y1

- Chỉ số phát triển liên hoàn Ilhi = yi

(i = 2, 3, ....n) (3-2) yn-1

Trong đó: Idgi, Ilhi: Lần lượt là chỉ số phát triển định gốc và chỉ số phát triển liên hoàn của năm i so với năm gốc và năm trước liền kề, %;

yi, y1, yn-1: Lần lượt là giá trị chỉ tiêu y trong năm 1 (năm gốc), năm n-1, năm i (đvgt);

- Tốc độ tăng (giảm) bình quân hàng năm:

+ Đối với dãy số cùng xu hướng:

+ Đối với dãy số cùng xu hướng:

; 100 1

1 x

y I n y

i n

bq 



 −

= − % (3 - 3)

+ Đối với dãy số không cùng xu hướng:

1 ; 100

2 1

∑ 1

= −

− −

= − n

i i

i i

bq y

y y

I n % (3-4)

Phương pháp phân tích có ý nghĩa quyết định tính chính xác của kết quả phân tích, đảm bảo rút ra kết luận đúng đắn chính xác sau khi phân tích làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp quản lý tài chính tại Công ty Than Hòn Gai - TKV

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 20122016 của Công ty Than Hòn Gai TKV (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w