Chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 111 - 116)

Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

3.3.6. Chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Giai đoạn 1997-2005, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND và Sở ban ngành địa phương, công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp ở Bình Dương đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển KT-XH, chất lượng môi trường ở Bình Dương cũng phải chịu một số áp lực lớn. Là một ngành kinh tế đầu tàu của tỉnh, sản xuất công nghiệp đang đi đúng hướng với mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường.

Trước yêu cầu đẩy mạnh phát trển công nghiệp theo hướng bền vững, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương và biện pháp để chỉ đạo quyết liệt vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày 28/4/2006, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND, Về việc phê duyệt chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu của chương trình để cải thiện chất lượng môi trường tại các KCN, CCN và các doanh nghiệp nằm ngoài KCN trên địa bàn toàn tỉnh; đặc biệt chú trọng hoàn thiện hạ tầng cơ sở cấp thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, để đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Bình Dương. Đảm bảo 100% các dự án đầu tư mới phải thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt và tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ môi trường của Nhà nước và của Tỉnh ban hành. Đảm bảo 100% các KCN, CCN khi đi vào hoạt động đều phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung toàn cụm. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp.

Ngày 16/7/2007, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 42-CTr/TU, Chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2007-2010, với chủ trương:

Chủ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện đúng quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về môi trường, có trạm xử lý nước thải vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường, bố trí các cơ sở sản xuất theo đúng quy hoạch phân khu chức năng đã được phê duyệt, bảo đảm 100% các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đấu nối nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung [114].

Ngày 22/8/2011, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình số 23-CTr/TU, Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu của Chương trình là ưu tiên thu hút đầu tư những ngành công nghiệp kỹ thuật cao.

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường. Hạn chế tối đa việc đầu tư bên ngoài các KCN, CCN, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên và có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Bên cạnh đó, Tỉnh đã tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đô thị và xử lý các điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010, Ban hành quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong các khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tỉnh cũng chỉ đạo trang bị hệ thống quan trắc nước thải tự động để kiểm soát các nguồn nước thải công nghiệp một cách có hệ thống và ngăn chặn kịp thời các hành vi xả lén nước thải ra môi trường; nhiều dự án, công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thu gom và xử lý nước thải Thủ Dầu Một, nhà máy sản xuất phân compost, hệ thống xử lý nước thải khu vực Lái Thiêu, hệ thống thoát nước cho KCN Việt Hương - An Tây, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải kênh Ba Bò,... được triển khai thực hiện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành quy định

về bảo vệ môi trường của các công ty, nhà máy trong các KCN, CCN, các cơ sở sản xuất, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ sản xuất sạch, thiết bị bảo vệ môi trường tiên tiến. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ đúng theo Quyết định số 181/2006/QĐ-UBND ngày 26/7/2006 của UBND, Về quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ban Quản lý các KCN Bình Dương, Ban Quản lý KCN Việt Nam - Singapore khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án phải xem xét danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào từng KCN theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc của UBND tỉnh để cấp phép cho các dự án đầu tư vào KCN đúng theo đúng danh mục quy định.

Cùng với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tích cực, chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý tài nguyên và môi trường, đến năm 2015, tỉnh Bình Dương đã đạt và vượt mức phần lớn các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, đảm bảo bền vững trong phát triển công nghiệp. Các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành khắc phục ô nhiễm đạt 98,8%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh mới đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 80%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 90% [22, tr.180].

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào thực trạng phát triển công nghiệp giai đoạn 1997 - 2005 còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; bước vào giai 2006-2015, Đảng bộ tỉnh đã bám sát và quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp trong tình hình mới, từ đó, vận dụng và đề ra những định hướng quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển công nghiệp ở địa phương một cách toàn diện, theo hướng nhanh gắn với bền vững. Giải pháp lâu bền cho chiến lược này là tiếp tục xây dựng các KCN, CCN tập trung, đặc biệt chú trọng xây dựng KCN công nghệ cao làm đòn bẩy phát triển. Đẩy mạnh và

thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hạn chế thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu và sử dụng nhiều lao động.

Giai đoạn 2006-2015, kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được của giai đoạn trước đó, trên cơ sở chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển công nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh. Nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động và sáng tạo, công nghiệp Bình Dương tiếp tục là chủ lực, tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, đúng định hướng, từng bước phát triển theo chiều sâu, tạo động lực cho phát triển đô thị, dịch vụ và thương mại. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17,8%; trong đó khu vực kinh tế trong nước chiếm 31%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 69%.

Đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 217.211 tỷ đồng, tăng gần 50 lần so với năm 1997. Sản phẩm công nghiệp của Bình Dương rất đa dạng, chủ yếu là công nghiệp chế biến và xuất khẩu với các ngành mũi nhọn như: chế biến nông sản thực phẩm, đồ uống, hóa chất, cao su, plastic, điện - điện tử, chế biến gỗ, dệt may - da giày… Công nghệ, năng lực sản xuất công nghiệp được nâng lên, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60%

- dịch vụ 37,3% - nông nghiệp 2,7% [46, tr.44].

Chính nhờ hạ tầng các KCN, CCN của tỉnh được quy hoạch đồng bộ, kết hợp những yếu tố như sự thân thiện và năng động của lãnh đạo tỉnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn trong và ngoài nước liên tục đầu tư về Bình Dương. Sự đầu tư lớn của doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp cao và kéo theo tiềm năng lớn cho dịch vụ - thương mại và đô thị Bình Dương phát triển. Đến năm 2015, Bình Dương đã có 20.422 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký 148.911 tỷ đồng và 2.558 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đầu tư gần 22,1 tỷ đô la Mỹ [46, tr.54-55]. Bình Dương là địa phương đầu

tiên trong cả nước đưa vào hoạt động khu hành chính hiện đại, tập trung, mở ra hướng đột phá trong công tác cải cách hành, tạo tiền đề để Bình Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.

Song song với thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thực hiện tốt chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống của người dân, công nhân tốt hơn nhằm từng bước ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với Bình Dương. Kinh tế phát triển làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân. Nhờ đó mà thu nhập đầu người của Bình Dương luôn cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã đạt 73,1 triệu đồng; Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia…

Mặc dù, trong bối cảnh chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những điểm sáng của cả nước. Đó là thành quả của sự đồng tâm hiệp lực của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh; kết quả tất yếu từ tầm nhìn và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, nhất là việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp và hạ tầng đô thị làm nền tảng đột phá đưa công nghiệp Bình Dương phát triển mạnh trong giai đoạn 2006-2015.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)