Không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 138 - 141)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2.1. Không ngừng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới

Việc nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng là nhân tố quyết định làm cho đường lối của Đảng được thực hiện trong thực tiễn. Những

mục tiêu, phương hướng, giải pháp lớn do Đảng xác định trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước trên các lĩnh vực KT-XH phải được các đảng bộ địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.

Sớm nhận thức và quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Bình Dương đã không ngừng năng động, sáng tạo, quyết tâm cao, kiên trì đường lối đổi mới, vượt qua khó khăn, thách thức. Bình Dương sớm có tầm nhìn và chiến lược phát triển phù hợp theo hướng hiện đại, các giải pháp linh hoạt, sáng tạo, khai thác tốt nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển. Đặc biệt, khi Đảng có chủ trương mở cửa, Bình Dương sớm có chủ trương “trải chiếu hoa” đón mời nhà đầu tư. Việc khai thác và sử dụng tốt vốn FDI đã góp phần phát triển nền kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, phát triển công nghệ, mở rộng, đa dạng hóa và đa phương hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi cho nền kinh tế của Bình Dương hội nhập nhanh với kinh tế thế giới và khu vực.

Từ một tỉnh nông nghiệp, Bình Dương đã vươn lên hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành trung tâm công nghiệp phát triển năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để có được những chủ trương, chính sách đúng đắn và phù hợp trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp, trước hết, Đảng bộ tỉnh luôn nhận thức được đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương. Mặt khác, Đảng bộ tỉnh phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng để thực hiện quan điểm đường lối của Đảng về CNH, HĐH và hội nhập quốc tế trong điều kiện mới. Chính vì vậy, vấn đề phát triển công nghiệp của tỉnh được quán triệt một cách sâu sắc, triệt để đến từng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng này, ngay từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ bắt tay ngay vào lãnh đạo thực hiện phát triển công nghiệp với mục tiêu:

Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực; biến tiềm năng lợi thế so sánh để thu hút đầu tư; chú

trọng phát triển công nghệ hiện đại, tiên tiến sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao; giữ vững và nâng cao vai trò vị trí của Tỉnh trong công cuộc phát triển của vùng kinh tế động lực [42, tr.36].

Quá trình nhận thức này tiếp tục được thể hiện trong Chương trình 35- CTr/TU, Về Chương trình phát triển công nghiệp nhanh và bền vững giai đoạn 2006 - 2010. Chương trình hành động ra đời là quá trình quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm thực hiện chiến lược của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006). Phát triển công nghiệp là sự phát triển đảm bảo về cơ cấu và cân đối giữa phát triển nhanh với đảm bảo hiệu quả bền vững, nâng cao mức sống và giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt quá trình phát triển công nghiệp phải đảm bảo về vấn đề môi trường. Đây là một quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp bền vững ở địa phương. Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh còn chỉ đạo các sở ban ngành và các cơ quan chức năng về tham mưu phát triển công nghiệp như:

Sở Công - Thương tham mưu cho UBND tỉnh về việc lập quy hoạch, bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp; Sở Tài nguyên - Môi trường làm tốt công tác quy hoạch đất đai tạo điều kiện tốt về mặt bằng và giao đất cho các KCN và phê duyệt vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp; Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp.

Với những chủ trương, quan điểm và chính sách đúng đắn trong thực hiện phát triển công nghiệp giai đoạn 1997-2015 của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đem lại kết quả tích cực trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo, đồng thời, cũng là những nội dung có giá trị lý luận quan trọng để tiếp tục vận dụng sáng tạo vào điều kiện mới.

Do vậy, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc cho mỗi người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp.

Nhận thức tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương là vấn đề có ý nghĩa chiến lược giúp Đảng bộ vượt qua những khó khăn trở ngại, để lãnh đạo thực hiện thắng lợi những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)