Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 149 - 153)

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của cả

Việc lãnh đạo phát triển công nghiệp ở Bình Dương là do yêu cầu khách quan và những đòi hỏi bức thiết của tỉnh, đồng thời thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong chỉ đạo và thực hiện. Đảng bộ tỉnh Bình Dương phải luôn quan tâm, chú trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở, đề cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên;

phát huy dân chủ trong tổ chức Đảng, nhưng gắn với việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương. Đảng bộ tỉnh Bình Dương tiếp tục làm tốt chủ trương: các cán bộ, đảng

viên phải gần dân, tin dân, luôn quan tâm, phấn đấu vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực trình độ để đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH. Trong quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH nói chung, công nghiệp nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm phát huy thành tựu, hạn chế mặt chưa đạt, để Đảng bộ không ngừng hoàn thiện, trưởng thành, phát triển ngang tầm với nhiệm vụ phát triển kinh tế, hoàn thành thắng lợi mục tiêu mà các Đại hội Đảng bộ đề ra.

Lợi thế quan trọng quyết định trong việc đưa Bình Dương “cất cánh” đó chính là truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân với khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng Bình Dương thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại; đó còn là sự cộng lực và kế thừa của các thế hệ người Bình Dương đã tạo thành nguồn lực quan trọng. Bên cạnh đó, các thế hệ lãnh đạo của Bình Dương luôn đổi mới, sáng tạo, phát huy được trí tuệ tập thể, dám nghĩ, dám làm, đề ra nhiều cơ chế, chính sách sáng tạo, hướng về người dân và doanh nghiệp, tôn trọng quy luật thị trường. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để giúp các thành phần kinh tế tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển Bình Dương luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác hiệu quả của các tỉnh, thành khác.

Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh đủ sức lãnh đạo quá trình CNH, HĐH nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương thường xuyên nắm vững và làm tốt những nội dung cơ bản sau đây: xây dựng Đảng bộ thực sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nâng cao năng lực lãnh đạo, xác định đúng những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tập trung sức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ đã tạo nên sức mạnh, đảm bảo cho Đảng bộ quán triệt sâu sắc mọi chủ trương của Đảng, cụ thể hóa thành những chủ trương giải pháp sát hợp với thực tiễn địa phương. Phát triển công nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng

bộ. Những thành công trong quá trình phát triển kinh tế nghiệp ở Bình Dương trong thời gian qua là kết quả sự đồng tâm, hợp lực của toàn Đảng bộ.

Các cấp, các ngành nhận thức rõ sự cần thiết của công nghiệp đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH; dự báo được yêu cầu mới và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.

Những nhận thức đó đã được quán triệt sâu sắc, thể hiện cụ thể trong các nghị quyết, chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy.

Đó cũng là quá trình các cấp ủy đảng luôn nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất chủ trương, biện pháp để thực hiện có kết quả phát triển công nghiệp. Trên cơ sở nắm đầy đủ thông tin về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, nhận rõ khó khăn thuận lợi, kết quả thực hiện là cơ sở để nâng cao năng lực, trình độ thể chế hoá các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chế độ, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp thành các chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Nhờ phát huy được vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, các quy hoạch phát triển công nghiệp theo từng giai đoạn đã được triển khai đúng tiến độ và đi vào hoạt động hiệu quả. Quá trình chỉ đạo phát trển công nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo sự phối hợp của các ngành liên quan, đảm bảo sự thống nhất cao về quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch của các ngành: điện lực, cấp nước, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch, các công trình văn hóa công cộng, khu vui chơi giải trí, chợ, siêu thị, các cơ sở dạy nghề, các tuyến điểm du lịch.

Từ thực tiễn chỉ đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đã xác định rõ nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế những năm trước đây là do chưa biết khai thác những tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp của địa phương. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã vận dụng sáng tạo ở địa phương, tập trung sức chỉ đạo phát triển công nghiệp ở tất cả các huyện, thị xã phía Nam của tỉnh.

Phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị là một thành công lớn của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong lãnh đạo phát triển công nghiệp thời kỳ đổi mới.

Tiểu kết chương 4

Từ năm 1997 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối phát triển công nghiệp của Đảng vào thực tiễn địa phương. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã thường xuyên bám sát thực tiễn, chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong phát triển công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong thời kỳ đổi mới, nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đảng bộ và UBND tỉnh Bình Dương đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn như: cải cách thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹ thuật công nghiệp; quy hoạch xây dựng các KCN, CCN; công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp; công tác bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp không những là cơ sở để khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, quyết đoán của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương trong xác định mô hình, phương hướng phát triển của địa phương trong thời kỳ mới mà còn góp phần to lớn vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đưa công nghiệp Bình Dương phát triển một cách bền vững và hội nhập quốc tế.

Đạt được thành quả trên là nhờ sự lãnh đạo sát sao, kiên quyết của Đảng bộ, UBND tỉnh, sự đồng lòng nhất trí của các cấp, các ngành và nhân dân, trên cơ sở đường lối đúng đắn của Đảng. Bên cạnh đó, quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015, tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề mới, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương tiếp tục làm tốt công tác tổng kết thực tiễn để hoàn thiện quá trình hoạch định và thực hiện chủ trương. Trong khuôn khổ những luận cứ đã phân tích, luận án đúc kết 6 kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, có giá trị tham khảo, góp phần thực hiện thành công đường lối CNH, HĐH của Đảng trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bình dương lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)