Ảnh hưởng của phương thức tăng cường khả năng lây nhiễm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu biến nạp gen vào đậu tương (glycine max (l.) merrill) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 64 - 65)

3. Yêu cầu nghiên cứu

3.4.2.Ảnh hưởng của phương thức tăng cường khả năng lây nhiễm

Mảnh lá mầm dùng để biến nạp được gây tổn thương ở nách lá mầm. Sau đó mẫu được lây nhiễm bằng cách ngâm trong dịch khuẩn. Kết quả cho thấy, khả năng xâm nhiễm của vi khuẩn vào mẫu cấy tốt hơn khi tiến hành lắc nhẹ mẫu (60-90 vòng/phút) với dịch vi khuẩn trong thời gian biến nạp. Hiệu quả biến nạp tăng đáng kể (1,90-2,97%) so với phương thức lây nhiễm ngâm mẫu đơn thuần (không lắc-1,83%).

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của phƣơng thức tăng cƣờng khả năng lây nhiễm Phƣơng thức lây

nhiễm Số chồi quan sát

Số chồi biểu hiện

GFP

Hiệu quả biến nạp

(%) Không lắc 219 4 1,83 Lắc 60 v/p 288 7 2,43 Lắc 70 v/p 203 5 2,46 Lắc 80 v/p 202 6 2,97 Lắc 90 v/p 249 7 2,81 Lắc 100 v/p 211 4 1,90

Khi bị thương tổn, mẫu lây nhiễm tiết ra các phenol giúp cho vi khuẩn nhận biết và xâm nhiễm. Kết quả thu được cho thấy, khi lây nhiễm mẫu với dịch khuẩn kết hợp với lắc nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhậm vào vật chủ (mẫu cấy) được dễ dàng hơn. Trần Thị Cúc Hòa (2007, 2008) [7], [8] khi tiến hành chuyển gen vào các giống đậu tương của Việt Nam cũng đã sử dụng phương pháp này để tăng

cường hiệu quả biến nạp gen: mặt trong của nốt lá mầm được tạo từ 7- 10 vết thương sau đó mẫu được lây nhiễm dịch khuẩn trong vòng 30-40 phút và lắc nhẹ ở 50-70 vòng/phút. Hiệu quả biến nạp thu được trung bình 2,1% mẫu dương tính khi phân tích Southern blot. Kết quả thu được từ thí nghiệm trên cũng cho thấy, lây nhiễm kết hợp với lắc nhẹ 70-90 vòng/phút cho hiệu quả biến nạp cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu biến nạp gen vào đậu tương (glycine max (l.) merrill) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 64 - 65)