I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Qua bài học học sinh nắm được:
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
- Quan sát, suy luận.
- Làm thí nghiệm.
- Làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên
- Tài liệu dạy học hóa học 8 (TLDH).
- Hóa chất: bột lưu huỳnh, bột sắt, nước, muối, đường.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp sắt, đèn cồn, nam châm, giá sắt.
- Bảng phụ: ghi sẵn đề bài tập.
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước bài 12
- Tìm hiểu về các hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học trong thực tế. Cho ví dụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Chúng ta đã tìm hiểu về chất. Vậy chất có những biến đổi gì? Thuộc hiện tượng nào? Dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ 1: Tìm hiểu về hiện tượng vật lý - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
2.1 (TLDH/56) và đặt câu hỏi:
Hình vẽ đó thể hiện điều gì?
- Nêu vấn đề: trong các quá trình trên, có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất (nước vẫn là nước).
- Yêu cầu HS nhớ lại thí nghiệm trong bài thực hành:
hòa tan muối ăn vào nước và cô cạn dung dịch nước muối.
Hãy quan sát và ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi?
- Cá nhân trả lời: hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi:
Nước ⇌ Nước ⇌ Nước (rắn) (lỏng) (hơi)
- Tiếp thu.
- HS nhớ lại ghi lại sơ đồ của quá trình biến đổi:
I. Hiện tượng vật lý
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
Nước ⇌ Nước ⇌ Nước (rắn) (lỏng) (hơi)
Muối dd muối Muối (rắn) (rắn)
+H2O t0
- Trước sau muối ăn có còn là muối không? Chỉ biến đổi về gì?
- Thông báo: Các quá trình biến đổi trên gọi là hiện tượng vật lý.
Hiện tượng vật lý là gì ? - Cho HS lặp lại.
Muối dd muối Muối (rắn) (rắn)
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Vẫn là muối (tính chất mặn). Chỉ biến đổi về hình dạng.
- Trả lời: hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lý.
- Lặp lại và ghi bài.
HĐ 2: Tìm hiểu về hiện tượng hóa học - Chuyển ý: Khi nói đến hiện
tượng trong tự nhiên thì có 2 loại: hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học? Vậy hiện tượng hóa học là gì?
- Giới thiệu và làm thí nghiệm:
sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Yêu cầu học sinh quan sát thể và màu của bột lưu huỳnh và bột sắt.
- Trộn S và Fe theo theo tỷ lệ 3:1 nhấn mạnh: đây là hỗn hợp 2 chất (S, Fe).
- Sắt thì bị nam châm hút, vậy sắt trong hỗn hợp có bị nam châm hút hay không?
- Trả lời: cả 2 đều ở thể rắn. Bột lưu huỳnh màu vàng còn bột sắt màu xám đen.
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời (dự đoán).
* Nhóm1: Sắt trong hỗn hợp có bị nam châm hút.
* Nhóm 2: Sắt trong hỗn hợp
II. Hiện tượng hóa học Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
Ví dụ:
Khi được đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo thàng sắt (II) sunfua.
Khi được đun nóng, đường phân hủy thành than và nước.
+ H2O t0
- Làm thí nghiệm chứng minh.
- Dẫn dắt: Sắt được giữ nguyên trong hỗn hợp và lưu huỳnh cũng vậy đây là hiện tượng vật lý.
- Chia hỗn hợp ra làm 2 phần:
* Phần 1 : để đối chiếu.
* Phần 2 : làm TN và hướng dẫn HS quan sát vết cháy đỏ và sự lan tỏa của đốm sáng.
- Đặt vấn đề: sản phẩm có còn là hỗn hợp 2 chất (sắt và lưu huỳnh) nữa không?
- Muốn biết sản phẩm có còn là hỗn hợp 2 chất (sắt và lưu huỳnh) nữa hay không, ta dùng nam châm để kiểm tra.
- Cho HS kiểm tra sản phẩm và yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Giới thiệu : đó là hợp chất sắt (II) sunfua. Vậy khi được đun nóng, Fe đã tác dụng với S, biến đổi thành chất mới
- Yêu cầu HS làm TN: đun nóng đường và nhận xét hiện tượng.
không bị nam châm hút.
- Quan sát và rút ra kết luận: sắt trong hỗn hợp có bị nam châm hút.
- Quan sát và nêu hiện tượng: hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển sang chất rắn màu xám.
- Các nhóm dự đoán:
* Nhóm 1 : sản phẩm vẫn còn là hỗn hợp 2 chất (sắt và lưu huỳnh).
* Nhóm 2 : sản phẩm không còn là hỗn hợp 2 chất (Fe và S).
- Dùng nam châm hút sản phẩm và kết luận: chất rắn không còn tính chất của sắt và của lưu huỳnh
quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất.
- Tiếp thu.
- Các nhóm làm TN theo sự
- Các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lý không? Tại sao?
- Sự biến đổi như thế gọi là hiện tượng hóa học.
Hiện tượng hóa học là gì?
- Muốn phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào?
hướng dẫn của GV , quan sát hiện tượng và đại diện nhóm nhận xét:
đường chuyển dần sang màu nâu, rồi đen (than), thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Các trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lý vì các quá trình trên đều có chất mới sinh ra.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
- Trả lời: dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành hay không.
HĐ 3: Tìm hiểu về củng cố bài học - Em hãy quan sát những hình
ảnh trong TLDH/58 và cho biết đâu là hiện tượng vật lý và đâu là hiện tượng hóa học.
Hình 2.5: Cháy rừng.
Hình 2.6: Chiết xuất tinh dầu sả từ cây sả.
Hình 2.7: Sắt bị gỉ ngoài không khí.
Hình 2.8: Lưu huỳnh bị đốt cháy tạo khí lưu huỳnh đioxit.
Hình 2.9: Thổi thủy tinh nóng chảy thành các vật dụng khác nhau.
Trả lời:
- Hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng vật lý.
- Hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng hóa học.
- Hiện tượng vật lý.
- Liên hệ thực tế: Hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học có lợi ích gì?
IV. CỦNG CỐ
- Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tượng hóa học là gì?
- Dấu hiệu để phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
- Sửa BT2 (TLDH/58).
V. DẶN DÒ
- Học bài 12: Sự biến đổi chất.
- Làm BT 1, 3 (TLDH trang 59).
- Đọc trước bài 13: Phản ứng hóa học.(Chuẩn bị của HS: đọc trước bài trả lời: Phản ứng hóa học là gì? Chất tham gia, chất tạo thành là gì? Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?).
VI. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
Tuần 9: Ngày soạn: ……….Ngày dạy:………..
Tiết 18