I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 3. Kiến thức
Qua bài học học sinh nắm được:
- Kí hiệu hóa học, công thức hóa học, nguyên tử khối và phân tử khối của hiđro.
- Tính chất vật lý và hóa học của khí hiđro.
- Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ và cách thử độ tinh khiết của khí hiđro.
4. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
- Viết PTHH và khả năng quan sát thí nghiệm.
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo PTHH.
II. CHUẨN BỊ 5. Giáo viên
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, nút cao su, ống dẫn khí, hộp quẹt.
- Hóa chất: O2, Zn, HCl.
6. Học sinh
- Nghiên cứu bài mới.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Sau khi nghiên cứu chât khí đầu tiên là oxi, chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu chương tiếp thêo để tìm hiểu rõ hơn về hidro và nước ở chương 5: HIĐRO VÀ NƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lý của khí hiđro
Gv: Giới thiệu mục tiêu của tiết học
? Em hãy cho biết kí hiệu hoá học, công thức hoá học, nguyên tử khối, phân tử khối của hidro?
Cho Hs quan sát bình thuỷ tinh đựng khí hiđro đã điều chế sẵn.
? Quan sát lọ đựng hidro cho biết trạng thái, màu sắc?
? Quan sát khi thả quả bóng bay đã được bơm khí hiđro thì quả bóng di chuyển như thế nào? Em có nhận xét gì về tỉ khối của hiđro
Hs: Nêu những thông tin về hiđro.
Hs Chất khí không màu không mùi không vị.
- KHHH: H - CTHH: H2
- NTK: 1 - PTK: 2
I. Tính chất vật lý của hiđro
- Là chất khí không màu, không mùi, không vị,nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.
với không khí?
Gv: Chia nhóm để học sinh làm việc theo nhóm.
? Hãy tính tỷ khối của hidro với không khí, khí oxi, khí cacbonic, khí nitơ? Từ đó kết luận được gì về khối lượng của khí hiđro?
? 1lít nước ở 150C hòa tan được bao nhiêu ml khí hidro? Vậy tính tan trong nước của khí hiđro như thế nào?
? Hãy kết luận về tính chất vật lý của hidro?
Hs quả bóng bay lên trên.
Tỉ khối khí hidro và không khí =2/29
Hs làm việc nhóm và rút ra kết luận khí hiđro là khí nhẹ nhât trong các khí.
Hs sử dụng SGK và 1lít nước ở 150C hòa tan được 20ml khí hiđro tan rất ít trong nước
Hs nêu kết luận về tính chất vật lý của khí hiđro
HĐ2: Tìm hiểu tính chất hóa học của khí hiđro
Gv: Yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm.
Gv: Giới thiệu dụng cụ và hóa chất thí nghiệm điều chế hidro, giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro. Khi biết chắc hidro đã tinh khiết Gv châm lửa đốt.
? Nhận xét ngọn lửa đốt hidro trong không khí?
Gv: Đưa ngọn lửa hiđro đang cháy vào trong bình chứa oxi, yêu
Hs: Quan sát thí nghiệm.
Hs: Ngọn lửa màu xanh nhạt.
Hs:khí hiđro cháy mạnh hơn
II. Tính chất hoá học 1. Tác dụng với oxi
Hidro cháy mạnh hơn trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ.
2H2 + O2 to 2H2O
cầu học sinh quan sát và nhận xét?
? Viết PTHH xảy ra?
Gv: Giới thiệu phản ứng này tỏa nhiệt.
Hỗn hợp của hiđro và oxi được gọi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất khi trộn khí hiđro và khí oxi theo tỉ lệ thể tích là 2:1
Giáo viên giải thích cho học sinh tại sao hỗn hợp khí oxi và hiđro lại được gọi là hỗn hợp nổ.(Phản ứng tỏa nhiều nhiệt: Thể tích nước mới tạo thành giãn nở đột ngột gây sự chấn động không khí và gây ra tiếng nổ)
Gv: Yêu cầu đọc phần chữ nhỏ SGK/37 và trả lời các câu hỏi hoạt động 7 SGK/38
Hs viết PTHH
2H2 + O2 to 2H2O
IV. CỦNG CỐ
Câu 1: Hãy so sánh tính chất vật lý của khí oxi và khí hiđro Hs: so sánh
Câu 2: Đốt cháy 2,8 l khí hidro sinh ra nước.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho phản ứng trên.
c. Tính khối lượng nước thu được Hs làm bài
nO2=0.125 mol
2H2 + O2 to 2H2O
2 1 2 mol 0.125 0.0625 0.125 mol VO2=0.0625x22.4 =1.4 lit
mO2 =0.0625x32= 2 gam MH2O=0.125x18=2.25 gam V. DẶN DÒ
- Học sinh học bài và đọc trước phần tác dụng với đồng (II) oxit.
- Học sinh về nhà đọc phần chữ nhỏ SGK/37 để tìm hiểu thêm về hỗn hợp nổ và trả lời câu hỏi hoạt động 7 SGK/38
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Từ ……….đến…………..
Tiết 48