PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (2 tiết)

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm) (Trang 84 - 91)

I) MỤC TIÊU 1. Mục tiêu:

+Trình bày được phương trình hóa học là gì?.

+ Biết cách lập phương trình hóa học.

+ Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học 2. Kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm, giới hạn ở những phản ứng thông thường.

+ Rèn luyện kĩ năng một số cách cân bằng phương trình hóa học.

+ Rèn luyện kĩ năng viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

+ Hứng thú say mê nghiên cứu cách cân bằng phương trình hóa học.

II) CHUẨN BỊ: Cân Robecvan và bộ mô hình phân tử của natri và clo

III) PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: mô phỏng trực quan, dùng lời, vấn đáp tái hiện, thông báo minh họa, nghiên cứu, dùng lời.

IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng

- Giáo viên đặt câu hỏi trước lớp:

+ Nêu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích định luật bảo toàn khối lượng dựa vào diễn biến phản ứng?

+ Vận dụng làm bài tập 2/54 SGK.

- Mời học sinh trả lời.

- Mời học sinh khác nhận xét về câu trả lời.

- Giáo viên nhận xét ghi

- Lắng nghe câu hỏi.

- Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia. Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn bảo toàn, nên khối lượng chất không thay đổi.

- Vì khối lượng của chất tham gia sẽ giảm: mđá vôi = mvôi sống + mcacbon đioxit , còn khối lượng của chất tạo

điểm. thành sẽ tăng: mCu + mkhí oxi

= mCuO.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh khác nhận xét.

Dẫn giải: Trong những bài học trước, các em đã được học về phản ứng hóa học, cách viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng và đã biết được trong phản ứng hóa học nguyên tử của nguyên tố được bảo toàn nên tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng sản phẩm luôn bằng nhau. Để biểu diễn một phản ứng hóa học ngoài phương trình chữ người ta còn dùng phương trình hóa học để ghi một cách vắn tắt và đầy đủ hơn cho một phản ứng hóa học. Ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 16 phương trình hóa học.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

Lời dẫn: Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

- Giáo viên mời học sinh lên viết phương trình chữ đốt natri trong khí clo tạo thành natri clorua (NaCl).

- Hãy cho biết công thức hóa học của natri và khí clo, natri clorua?

- Từ đó viết phương trình bằng công thức hóa học?

- Nguyên tố natri được kí hiệu bằng màu xanh, nguyên tố clo kí hiệu bằng màu vàng. Vậy hãy cho biết Natri có bao nhiêu nguyên tử và khí clo có bao nhiêu phân tử, natri clorua có bao nhiêu phân tử?

- Sau đó cho nguyên tử natri (Na) và phân tử clo (Cl2) vào đĩa cân bên trái, còn đĩa cân bên phải cho phân tử muối ăn (NaCl). Hãy dự đoán xem cân

- Natri + khí clo ----> natri clorua.

- Natri: Na; khí clo: Cl2; natri clorua: NaCl.

- Na + Cl2 ---> NaCl.

- Một nguyên tử natri; một phân tử clo; một phân tử natri clorua.

- Cân lệch về phía bên trái.

III. Lập phương trình hóa học .

1.Phương trình hóa học Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn cho phản ứng hóa học.

Ví dụ 1 :

Natri + khí clo ----> natri clorua.

Na + Cl2 ---> NaCl 2Na + Cl2 ---> 2NaCl 2Na + Cl2  2NaCl.

Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học cho phản ứng:

a) Khí hidro + khí oxi --->

nước (H2O)

b) Magie + khí oxi --->

magie oxit (MgO) a) H2 + O2 ---> H2O

2H2 + O2 ----> 2H2O 2H2 + O2  2H2O

lệch về phía nào? Từ đó hãy so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai đĩa cân?

- Như vậy ta thêm một nguyên tử clo tức là ta thêm một phân tử NaCl. Vậy ở đĩa cân bên phải có hai phân tử NaCl.

Hãy dự đoán xem cân lệch về phía nào? Từ đó hãy so sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tổ ở hai đĩa cân?

- Như vậy ta thêm một nguyên tử natri vào đĩa cân bên trái.

Cân sẽ lệch vào vị trí nào? Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai đĩa cân thế nào?

- Tóm lại ở đĩa cân bên trái có mấy nguyên tử Na và mấy phân tử Cl2; đĩa cân bên phải có mấy phân tử NaCl?

- Vậy một em lên viết lại phương trình hóa học đã cân bằng?

- Sau khi cân bằng xong ta thay mũi tên nét gạch bằng nét liền. Vậy một em lên viết lại phương trình hóa học sau khi

- Đĩa cân bên trái hơn đĩa cân bên phải một nguyên tử clo.

- Cân lệch về phía bên phải.

- Đĩa cân bên phải hơn đĩa cân bên trái một nguyên tử natri.

- Cân ở vị trí cân bằng.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai đĩa cân bằng nhau.

- Đĩa cân bên trái có 2 nguyên tử Na và 1 phân tử

b) Mg + O2 ----> MgO 2Mg + O2 ---> 2MgO 2Mg + O2  2MgO 2. Các bước lập phương

trình hóa học:

+ Viết sơ đồ phản ứng.

+ Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế.

+ Viết phương trình hóa học.

Ví dụ: lập phương trình hóa học cho phản ứng sau:

Khí metan(CH4) + khí oxi ---> khí cacbon đioxit(CO2) + nước(H2O)

CH4 + O2 ---> CO2 + H2O CH4 + 2O2 ---> CO2 +2H2O CH4 + 2O2  CO2 +2H2O.

Lưu ý khi cân bằng phương trình hóa học:

+ không thay đổi công thức hóa học sau khi cân bằng phương trình hóa học + viết hệ số cao bằng công thức hóa học.

+ nếu trong hợp chất có nhóm nguyên tử thì coi nó như một đơn vị để cân bằng.

cân bằng?

- Phương trình hóa học trên biểu diễn ngắn gọn cho phản ứng natri tác dụng với clo.

- Vậy phương trình hóa học biểu diễn gì?

- Giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi bài vào vở.

- Giáo viên cho thêm một vài phản ứng hóa học:

a) Khí hidro + khí oxi--> nước (H2O)

b) Magie + khí oxi ---> magie oxit (MgO)

Lập phương trình hóa học cho các phản ứng trên.

- Mời 2 học sinh lên lập phương trình hóa học.

- Mời học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên chốt lại và ghi thêm ví dụ vào vở

- Qua ví dụ trên các em hãy thảo luận xem có bao nhiêu bước lập phương trình hóa học.

- Yêu cầu học sinh thảo luận.

- Sau đó mời nhóm 1,3 lên báo cáo.

- Mời nhóm 4,6 lên nhận xét.

- Sau đó giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi bài vào vở.

- Giáo viên cho ví dụ :

Lập phương trình hóa học cho phản ứng sau:

Khí metan(CH4) + khí oxi

- ---> khí cacbon đioxit(CO2) + nước(H2O).

- Mời học sinh lên bảng lập phương trình hóa học.

- Mời học sinh khác nhận xét

Cl2; đĩa cân bên phải có 2 phân tử NaCl.

- 2Na + Cl2 ----> 2NaCl.

- 2Na + Cl2  2NaCl.

- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn cho phản ứng hóa học.

- Ghi bài vào vở.

- Học sinh lên lập phương trình hóa học.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Học sinh thảo luận.

- Nhóm lên báo cáo.

- Nhóm lên nhận xét.

- Ghi bài vào vở.

- CH4 + O2 ---> CO2 + H2O CH4 + 2O2 ---> CO2 +2H2O CH4 + 2O2  CO2 +2H2O

- Học sinh khác nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập.

Lời dẫn: chúng ta vừa hiểu xong các bước lập phương trình hóa học. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng để lập phương trình các phản ứng sau

- Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

a) P + O2 ----> P2O5

b) Na2CO3 + Ca(NO3)2 --->

CaCO3 + NaNO3

- Giáo viên mời học sinh lên bảng làm câu a.

- Mời học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên hướng dẫn câu b

- Chúng ta xét nhóm CO3, NO3

như một đơn vị để cân bằng.

chúng ta thấy bên phải và trái

- 4P + 5O2 ----> 2P2O5 - 4P + 5O2  2P2O5 - Học sinh khác nhận xét.

- Bên phải ta nhân 2 cho

Luyện tập: Lập phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

a) P + O2 ----> P2O5

b) Na2CO3 + Ca(NO3)2 --->

CaCO3 + NaNO3

a) 4P + 5O2 ----> 2P2O5

4P + 5O2 2P2O5

b)Na2CO3 + Ca(NO3)2 --->

CaCO3 + 2NaNO3

đều có một nhóm CO3. Vậy nhóm CO3 đã bằng rồi. Còn NO3 ở bên trái là 2, nhưng ở bên phải là 1 vậy ta nhân mấy cho nhóm NO3?

- Viết lại phương trình hóa học đã cân bằng

nhóm NO3.

- Na2CO3 + Ca(NO3)2 --->

CaCO3 + 2NaNO3 - Na2CO3 + Ca(NO3)2 

CaCO3 + 2NaNO3

Na2CO3 + Ca(NO3)2 CaCO3 + 2NaNO3

Hoạt động 4: ý nghĩa của phương trình hóa học.

Lời dẫn: Từ việc lập phương trình hóa học ta rút ra được ý nghĩa của phương trình hóa học.

Hôm nay chúng ta tìm hiểu sang phần II: ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Ở tiết trước, chúng ta đã học cách lập phương trình hóa học. Vậy nhìn vào một phương trình hóa chúng ta biết được điều gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và cho ví dụ để minh họa.

- Giáo viên kết luận.

- Giáo viên phân tích ví dụ.

- Em hiểu tỉ lệ trên như thế nào?

- Mời học sinh trả lời.

- Mời học sinh khác nhận xét

- Giáo viên kết lại.

- Học sinh đại diện nhóm trả lời: nhìn vào một phương trình chúng ta biết được số nguyên tử, phân tử.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Cứ 2 nguyên natri tham gia phản ứng với một phân tử clo tạo ra 2 phân tử natri clorua.

- Nhận xét

- Ghi bài vào vở

IV. Ý nghĩa của phương trình hóa học

Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Ví dụ: 2Na + Cl2 2NaCl 2 nguyên tử Na : 1 phân tử Cl2

: 2 phân tử NaCl.

Hoạt động 5: Luyện tập củng cố và dặn dò.

- Qua bài này chúng ta cần nắm: các bước lập phương trình hóa học và lưu ý, ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Chúng ta cùng làm hoạt động 5 trong tài liệu dạy học hóa học trang 74.

- Học sinh lắng nghe. .

- Giáo viên mời học sinh lên làm phần luyện tập của hoạt động 5.

- Mời các học sinh khác nhận xét sửa chữa bổ sung.

- Cho học sinh sửa bài vào vở bài tập.

- Giáo viên dặn dò:

+ Làm bài tập 3,4 /75 tài liệu dạy học hóa học 8.

+ Chuẩn bị bài luyện tập.

- Học sinh lên bảng làm phần luyện tập của hoạt động 5.

- Nhận xét sửa chữa bài làm của bạn.

- Ghi bài sửa vào vở.

- Học sinh thực hiện theo lời dặn dò của giáo viên

V) Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tuần 12 Ngày soạn: ……….Ngày dạy:………..

Tiết 24

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm) (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(247 trang)
w