ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm) (Trang 81 - 84)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.

- Biết vận dụng định luật để làm bài tập hoá học.

2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỷ năng viết phương trình chữ cho HS.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: chuẩn bị TN

- Dụng cụ: cân, 2 cốc thuỷ tinh.

- Hóa chất: + Dung dịch Bariclorua (BaCl2) + Dung dịch Natrisunphat (Na2SO4) - Bảng phụ: các bài tập vận dụng.

2. Học sinh: đọc bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Khi nào thì PƯHH xảy ra? Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? Cho ví dụ?

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong quá trình phản ứng hoá học xảy ra khi các chất ban đầu và chất tạo thành có thay đổi không? Liệu chúng có bằng nhau không? Đó là nội dung của bài ngày hôm nay.

b. Triển khai bài

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: thí nghiệm - GV giới thiệu 2 nhà bác học

Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp).

- GV làm thí nghiệm hình 2.14(Sgk).

+ Đặt trên đĩa cân A 2 cốc (1) và (2) có chứa 2 dung dịch BaCl2 và Na2SO4.

+ Đặt quả cân lên đĩa B cho cân thăng bằng.

- Gọi 1-2 HS lên quan sát vị trí kim cân.

Sau đó GV đổ cốc 1vào cốc 2, lắc

HS quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi:

- Trước phản ứng: kim ở vị trí thăng bằng

- Sau phản ứng: xuất

I. Thí nghiệm: SGK/68

cho dung dịch trộn vào lẫn nhau.

- Yêu cầu HS quan sát và trả lới các câu hỏi:

+ Trước và sau phản ứng vỉ trí cùa kim cân thay đổi như thế nào?

+ Dựa vào dấu hiệu nào để biết có phản ứng xảy ra?

Trước và sau khi làm thí nghiệm kim của cân vẫn giữ nguyên vị trí.

Có thể suy ra điều gì ?

- GV thông báo: Đây chính là ý cơ bản của nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

- GV cho HS biết tên các sản phẩm (chất rắng màu trắng). Yêu cầu HS viết phương trình chữ.

hiện chất rắng màu trắng dưới đáy cốc  có PƯHH xảy ra. Kim của cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

Bariclorua (BaCl2) + Natrisunphat (Na2SO4)  Barisunphat (BaSO4) + Natriclorua (NaCl)

Hoạt động 2: tìm hiểu ĐLBTKL

? HS nhắc lại nội dung định luật (1- 2HS).

? GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình chữ của phản ứng.

Từ nội dung định luật và phương trình yêu cầu HS viết biểu thức ĐLBTKL GV cho phản ứng tổng quát:

A + B  C + D

Yêu cầu HS viết biểu thức ĐLBTKL cho phản ứng trên

Trong phản ứng nếu ta biết được khối lượng của 3 chất, như vậy ta có tìm được khối lượng của chất còn lại hay không? Bằng cách nào?

mBaCl 2+ mNa 2 SO 4= mNaCl + mBaSO 4

Tổng quát:

mA + mB = mC + mD

II. Định luật

Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.

- Phươngtrìnhphản ứng:

Bariclorua (BaCl2) + Natrisunphat (Na2SO4)

 Barisunphat

(BaSO4) + Natriclorua (NaCl)

Tổng quát:

mA + mB = mC + mD

với mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của chất A, B, C, D

Hoạt động 3: áp dụng Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g

Photpho (P) trong không khí, ta thu

HS lên bảng làm BT áp dụng. III. Áp dụng Bài tập 1:

a.Phương trình chữ:

được 7,1g hợp chất

Điphotphopentaoxit (P2O5).

a. Viết PT chữ của phản ứng.

b. Tính khối lượng oxi đã phản ứng.

- HS áp dụng định luật để giải bài tập.

Bài tập 2: bài 3/70 SGK

Yêu cầu HS đọc bài tập trong SGK Học sinh làm bài theo nhóm (3 phút) Yêu cầu HS treo bảng nhóm lên bảng.

các nhóm nhận xét, bổ sung.

 GV nhận xét, sửa bài

HS treo bảng nhóm lên bảng Các nhóm nhận xét

Photpho + Oxi  t Điphtphopentaoxit.

b.Theo ĐLBTKL ta có:

mP + mO 2 = m P 2 O

5

3,1g + mO 2= 7,1g

 mO 2= 7,1g – 3,1g mO 2= 4g

Làm bài tập 3/70SGK vào vở

IV. CỦNG CỐ:

- HS đọc phần ghi nhớ SGK/70 - Nêu ĐL và giải thích

* BT1: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Lưu huỳnh + Khí oxi Khí sunfurơ. Nếu có 48g lưu huỳnh cháy và thu được 96g khí sunfurơ thì khối lượng oxi phản ứng là: A. 40g B.

44g C. 48g D. 52g E. Khôngxácđịnhđược

* BT2: Cho 11,2g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4g sắt(II) clorua FeCl2

và 0,4g khí hiđro H2. Khối lượng axit clohiđric HCl đã dùng là:

A. 14,7g B. 15g C. 14,6g D. 26g.

V. DẶN DÒ - Họcbài.

- Làm BT 1,2 SGK/70 VI. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………

Tuần 12 : Ngày soạn: ……….Ngày dạy:………..

Tiết 22 + 23:

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 – SGK mới 2017 – 2018 (cả năm) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(247 trang)
w