I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Qua bài học HS nắm được:
- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất khác. Cho ví dụ.
- Khái niệm phản ứng hóa hợp. Cho ví dụ.
- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2. Kỹ năng
Rèn luyện cho HS các kỹ năng:
- Viết các PTHH - Làm việc nhóm
- Xác định được có sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hóa học cụ thể thuộc loại phản ứng hóa hợp.
II. CHUẨN BỊ 3. Giáo viên:
- Bảng thảo luận, phấn, phiếu học tập 4. Học sinh:
- Chuẩn bị bài “Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi”.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu các tính chất hóa học của oxi, viết phương trình phản ứng minh họa
GV: Cho học sinh nhận xét và đánh giá
GV: Chốt lại và cho điểm.
HS: Trả lời lí thuyết và viết phương trình phản ứng minh họa vào góc bảng phải (lưu lại phản ứng đó cho bài học mới).
HĐ 2: Tìm hiểu sự oxi hóa Chúng ta đã biết được khí oxi có thể
phản ứng hóa học với nhiều đơn chất và hợp chất. Vậy những phản ứng đó được gọi là những phản ứng gì? Khí oxi có những ảnh hưởng nào đến đời sống sinh vật trên Trái Đất? Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Dựa vào các phương trình trên bảng phần trả bài cũ hãy cho biết những phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau?
Những phản ứng đó gọi là sự oxi hóa các chất đó → Vậy sự oxi hóa một chất là gì?
Các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hóa xảy ra trong đời sống hàng ngày?
Vậy sự oxi hóa trong đời sống và sản xuất có lợi hay có hại?
GV: Cho học sinh nhận xét và đánh giá
GV: Chốt lại.
HS: Các phản ứng đó đều có oxi tác dụng với chất khác.
HS: Nêu định nghĩa Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
HS: Suy nghĩ và nêu ví dụ
HS: trả lời
Bài 25: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP –
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. Sự oxi hóa
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Vd:
- Quá trình oxi hóa nguồn dinh dưỡng trong cơ thể sinh năng lượng.
- Sự oxi hóa thức ăn làm thức ăn bị ôi, thiu.
HĐ 3: Tìm hiểu về phản ứng hóa hợp GV: trình bảng phụ bài tập:
Cho các phương trình phản ứng sau:
3Fe + 2O2 to Fe3O4
4P + 5O2 to 2P2O5
CaO + H2O to Ca(OH)2
4Al + 3O2 to 2Al2O3
HS: nhận xét điểm chung của các phương trình là từ
II. Phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Vd: 3Fe + 2O2 to Fe3O4
S + O2 to SO2
CaCO3 + CO2 + H2O to Ca(HCO3)2
Em hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên.
GV: Các phản ứng hóa học trên được gọi là phản ứng hóa hợp.
Vậy phản ứng hóa hợp là gì?
GV: Cho học sinh nhận xét và đánh giá
GV: Chốt lại.
GV: Đưa ra nội dung bài tập 1, yêu cầu HS thảo luận nhóm (thời gian 3 phút).
Bài tập 1: Hoàn thành các phương
2 hay 3 chất ban đầu chỉ tạo ra duy nhất một chất sản phẩm.
HS: Nêu định nghĩa:
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
HS: Thảo luận và viết phương trình hóa học vào bảng nhóm.
CaCO3 + CO2 + H2O to Ca(HCO3)2
trình phản ứng sau:
a. ? + O2 to Al2O3
b. H2O
c. CaCO3 to CaO + CO2
d. CH4+O2 to CO2 + H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp. Vì sao?
GV: Cho học sinh nhận xét và đánh giá
GV: Chốt lại.
HĐ 4: Tìm hiểu về ứng dụng của oxi GV: Em hãy kể các ứng dụng của oxi
mà em biết trong cuộc sống?
Thiết kế chia ứng dụng thành 2 cột - Sự hô hấp
- Sự đốt nhiên liệu
GV: Yêu cầu học sinh thuyết trình về ứng dụng của oxi đã tìm hiểu ở nhà..
HS: Thuyết trình và trình bày lần lượt các ứng dụng oxi
- Oxi cần thiết cho hô hấp của con người, động và thực vật.
Vd:
+ Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể người và động vật.
+ Những người phi công bay lên cao, thợ lặn, những chiến sĩ làm công tác chữa cháy đều phải thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.
III. Ứng dụng của oxi (sgk/14)
- Sự đốt nhiên liệu Vd:
+ Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí.
+ Trong công nghiệp sản xuất gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.
+ chế tạo mìn phá đá (hỗn hợp oxi lỏng với nhiên liệu xốp như mùn cưa, than gỗ…)
+ Oxi lỏng còn dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa.
HĐ 5: Luyện tập – củng cố GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại những
nội dung chính của bài - Sự oxi hóa là gì?
- Định nghĩa phản ứng hóa hợp.
- Ứng dụng của oxi.
GV: Đưa ra nội dung bài tập 2 Bài tập 2: Lập PTHH biểu diễn các phản ứng hóa hợp sau:
a. Lưu huỳnh với nhôm.
b. Magie với oxi.
c. Kẽm với clo.
GV: Chấm vở một vài học sinh khác.
HS: Nhắc lại nội dung chính của bài.
HS: mời 2 học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
GV: Cho học sinh nhận xét và đánh giá
Kết thúc bài học: Qua tiết học này chúng ta đã tìm hiểu được sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp và ứng dụng của oxi, rèn luyện một số kỹ năng. Vẫn còn một số kiến thức và kĩ năng cần phải rèn luyện sẽ được thực hiện trong tiết học tiếp theo.
Dặn dò:
- Học bài: Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi - Làm bài tập 1, 2, 3, 4 /15 sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Từ ……….đến…………..
Tiết 40