I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Qua bài học học sinh nắm được:
- Hidro có tính khử, hidro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
- Hidrro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
2. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, biết làm thí nghiệm hidro tác dụng với CuO.
- Biết viết PTHH của hidro với oxit kim loại - CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh ống dẫn bằng cao su, cốc thủy tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có luồn ống dẫn khí, đèn cồn.
- Hóa chất: Zn, HCl, CuO.
Học sinh -
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ
1. So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý và hóa học của O2 và H2?
2. Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm ta phải thử độ tinh khiết của khí hidro? Nêu cách thử?
B. Hoạt động dạy học
Hiđro phản ứng được với oxi đơn chất, phản ứng này phát nhiệt và gây nổ. Vậy nếu oxi nằm trong hợp chất thì hiđro có phản ứng được không?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1:Tác dụng của hidro với đồng (II) oxit
Gv: Chia nhóm để học sinh làm việc theo nhóm.
Gv: Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm.Nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế hidro ở tiết trước.
Giới thiệu các dụng cụ hóa chất ở thí nghiệm.Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ SGK
Hs: Quan sát, màu sắc của
2.Tác dụng với đồng (II) oxit.
Khi cho luồng khí hiđro nóng đi qua CuO thu được Cu và H2O.
Hiđro có tính khử CuO+H2 to Cu+ H2O
Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các
Gv: Yêu cầu Hs quan sát thí nghiệm, nhận xét màu của CuO sau khi luồng khí hidro đi qua ở nhiệt độ thường và khi đốt đèn cồn đưa vào phía dưới CuO và trả lời các câu hỏi của giáo viên
? Ở nhiệt độ thường, phản ứng có xảy ra không?
? Khi đun nóng ống nghiệm đến 400oC?Có phản ứng xảy ra không? Dấu hiệu của phản ứng là gì?
? Sản phẩm tạo thành là gì?
Gv: Chốt kiến thức khi cho luồng khí hidro đi qua CuO nóng thu được Cu và H2O
? Hãy viết PTHH?
Nhận xét thành phần phân tử của chất tham gia phản ứng và tạo thành trong phản ứng?
?Khí hiđro đã kết hợp với nguyên tố nào trong hợp chất đồng (II) oxit?
Gv: Hidro thể hiện vai trò chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO nên hiđro có tính khử.
?Nêu kết luận về tính chất hóa học của H2?
Hs: nêu kết luận về tính chất hoá học của hiđro
Gv: Bổ sung, chốt kiến thức
CuO đen
Hs: nhiệt độ thường không xảy ra phản ứng.
Khi đun nóng có phản ứng xảy ra CuO từ màu đen chuyển thành màu đỏ gạch.
Hs: sản phẩm là Cu và hơi nước trên thành ống.
Hs viết PTHH
CuO+H2 to Cu+ H2O
Hs: trước phản ứng có phân tử H2 và CuO sau phản ứng có phân tử H2O
Hs: Khí hiđro đã kết hợp với nguyên tố oxi trong hợp chất đồng (II) oxit
- Hs: nêu kết luận về tính chất hoá học của hiđro
phản ứng này đều tỏa nhiệt.
HĐ2:Ứng dụng của hidro Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình SGK/39
Hs: Quan sát tranh vẽ ứng dụng của hiđro
? Hãy nêu ứng dụng của H2 và dựa vào tính chất nào mà hiđro có những ứng dụng trên?
Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần thế giới hóa học quanh em và giới thiệu cho các em về pin nhiên liệu hiđro.
Gv: Tổng kết ứng dụng của H2 và chốt kiến thức
Hs: Quan sát tranh vẽ ứng dụng của hiđro
Hs: trả lời
III. ỨNG DỤNG.
Bơm vào khí cầu,...
Làm nhiên liệu.
Làm nguyên liệu điều chế: axit, amoniac, chất đạm,...
HĐ3: CỦNG CỐ
1. Hãy viết PTHH khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO.
Hs: làm bài
1. Fe2O3 +3H2 to 2Fe+ 3H2O 2. PbO+H2 to Pb+ H2O 3. HgO+H2 to Hg+ H2O 2. Bài tập 3/ SGK-40
Hs làm bài nFe=0.2 mol
Fe2O3 +3H2 to 2Fe+ 3H2O
1 3 2 3 mol
0.2 0.6 0.4 0.6 mol
m Fe2O3=0.2x160=32 gam
V H2=0.6x22.4=13.44 lit
HĐ4: DẶN DÒ
Làm bài tập1.2.4 /SGK-40 Nghiên cứu bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: Từ ……….đến…………..
Tiết 49