1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Về kiến thức:
- Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử:
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo nên mọi chất.
+ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi các hạt
+ Hạt nhân gồm các hạt proton (p) mang điện tích dương và các hạt nơtron (n) không mang điện.
- Trong mỗi nguyên tử, số p luôn bằng số e (vì nguyên tử trung hòa về điện).
- Những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân thuộc các nguyên tử cùng loại. Tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Kí hiệu hóa học biểu diễn ngắn gọn một nguyên tố hóa học.
- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối, phân tử khối.
- Vai trò của nguyên tố hóa học.
b. Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng vận dụng tính toán NTK, PTK.
- Củng cố kĩ năng viết KHHH.
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
c. Về thái độ:
- HS có hứng thú, tinh thần say mê học tập.
- Tích cực tự giác, tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS - Hợp tác.
- Năng lực đọc hiểu, xử lí thông tin.
- Năng lực vận dụng kiến thức.
II. Tổ chức hoạt động học của HS Tiết 2
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục đích: Tìm đặc điểm cấu tạo của nguyên tử.
2. Nội dung hoạt động: Xác định cấu tạo nguyên tử, đặc điểm của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
3. Phương thức hoạt động:
- HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh 2.1 trong sgk/tr 10 (đính chính sai sót:
proton và nơtron đổi cho nhau), video (nếu có) về cấu trúc nguyên tử để dự đoán cấu tạo nguyên tử, nguyên tử có mang điện không.
a.Thiết bị dạy học
- Tranh về cấu trúc nguyên tử (tự vẽ hoặc dùng máy chiếu).
- Màn hình, máy chiếu.
b.Sản phẩm hoạt động
- Bản báo cáo của nhóm về cấu tạo nguyên tử, về các loại điện tích.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nêu vấn đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Nguyên tử
*Hoạt động nhóm: Dựa trên kết quả hoạt động khởi động, nghiên cứu nội dung thông tin thảo luận trả lời các câu hỏi:
H? Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào.
H? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản nào.
H? Nêu đặc điểm của những loại hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- GV có thể gọi đại diện 1-2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
- Vận dụng làm bài tập:
H? Hoàn thành sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
………...
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
…………...
H? Vì sao nguyên tử trung hòa về điện.
II. Nguyên tố hóa học
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin và thảo luận rút ra nhận xét:
H? Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có những đặc điểm chung nào.
H? Nguyên tố hóa học là gì.
- GV gọi đại diện 1-2 em đứng tại chỗ báo cáo kết quả làm việc. Các bạn khác bổ sung.
- Vận dụng làm bài tập:
H? Tại sao cần có chế độ ăn đầy đủ các nguyên tố hóa học cần thiết.
………
………
………
………
………
……….
H? Dựa vào bảng 2.1, hãy viết KHHH của các của các nguyên tố: natri, magie, sắt, clo và cho biết số p, e trong mỗi nguyên tử của các nguyên tố đó.
Tiết 3
III. Nguyên tử khối, phân tử khối 1. Nguyên tử khối
- GV cho HS đọc thông tin về khối lượng nguyên tử ở tài liệu để thấy được khối lượng nguyên tử được tính bằng gam thì số trị rất nhỏ bé.
- GV cho HS theo dõi thông tin trong tài liệu và giới thiệu cách tính khối lượng nguyên tử bằng gam.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập điền từ.
2. Phân tử khối
- GV hướng dẫn HS hoạt động cặp đôi dựa vào định nghĩa NTK nêu định nghĩa PTK, trả lời câu hỏi trang 13.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”:
H? Tính phân tử khối của các phân tử sau: Ba(OH)2, SO2 ,CO2, KHCO3, H2O, NaNO3.
- GV cho HS 3 phút chuẩn bị, sau đó mỗi nhóm cử lần lượt 1 bạn lên bảng tính PTK của 1 phân tử, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi hoàn thành 3 bài tập trong SGK trang 13.
- HS thảo luận, thống nhất câu trả lời, đại diện lần lượt trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung sai sót.
- GV hướng dẫn học sinh học ở nhà phân còn lại.
Tiết 4, 5, 6 Ngày soạn:
18/09/2016