1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa của CTHH của chất
- Viết được CTHH của một số đơn chất và hợp chất đơn giản
- Xác định được hóa trị của một số nguyên tố hóa học. Phát biểu quy tắc hóa trị và vận dụng trong việc thiết lập một số công thức hợp chất vô cơ đơn giản. Biết hoá trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp .
b) Kĩ năng:
- Viết đúng công thức hoá học và tính phân tử khối.
- Tính hoá trị của một nguyên tố khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (nhóm nguyên tử).
c)Thái độ:
- Hứng thú, có tinh thần say mê trong học tập.
- Tích cực tự lực phát hiện và thu nhận kiến thức 2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển
Thông qua các hoạt động “Cá nhân”, “Học cặp đôi”, “Học theo nhóm” góp phần hình thành cho học sinh năng lực hợp tác. Thông qua các hoạt động về hình thành kiến thức cơ bản, hoạt động vận dụng góp phần hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu, năng lực xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Phiếu học tập
2. HS: Nhớ lại kiến thức về: nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Hướng dẫn chung: HD HS ôn lại kiến thức liên quan ở lớp 6 2. Các hoạt động chính:
Tiết 4
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*Hoạt động cặp đôi: (GV treo bảng sau và yêu cầu HS hoàn thành hoặc phát phiếu)
Tên chất
CT HH
Thành phần phân tử
Số NTHH tạo nên chất
Phân tử khối Nước H2O 2 nguyên tử H và 1
nguyên tử O
... ...
Canxi sunfit
CaS O3
1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử S và 3
nguyên tử O
... ...
Khí oxi O2 2 nguyên tử O ... ...
Lưu huỳnh
S 1 nguyên tử S ... ...
Nhôm Al 1 nguyên tử Al ... ...
*Sau khi HS hoàn thành bảng trên, GV thông báo đáp án và nêu 3 câu hỏi SGK.
1/ Cách ghi CTHH của một chất như thế nào?
2/ CTHH của chất cho biết những điều gì?
3/ Vì sao từ 118 NTHH có thể tạo ra hàng chục triệu chất khác nhau?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. CÔNG THỨC HÓA HỌC
*Hoạt động cặp đôi:
H? Trong bảng trên, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất (đã học ở
lớp 6).
H? Vậy CTHH của đơn chất khác với CTHH của hợp chất như thế nào.
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
- HS trả lời câu hỏi:
H? CTHH của đơn chất được biểu diễn như thế nào? Lấy ví dụ.
- HS khác nhận xét
H? CTHH của hợp chất được biểu diễn như thế nào? Lấy ví dụ.
- HS khác nhận xét.
- GV chốt nếu cần và ghi bảng.
1. CTHH của đơn chất và hợp chất
CTHH của đơn chất CTHH của hợp chất
Đơn chất kim loại và một số phi kim: A (A là KHHH).
VD: Al, Fe ...
P, C, S ...
Đơn chất phi kim khác: Ax (x thường bằng 2).
Ví dụ: O2, H2 ...
AxBy ...
Trong đó: A, B, ... là KHHH x, y, ... là chỉ số nguyên tử (chỉ số = 1 thì không ghi).
2. Ý nghĩa của CTHH
- GV quay lại bảng phụ ban đầu.
Từ các CTHH và thông tin ở trên, HS nêu được 3 ý nghĩa của CTHH.
- GV cho HS làm bài tập hoàn thành bảng trang 16, 17 SGK.
Lưu ý:
+ Mỗi CTHH chỉ 1 phân tử chất đó (trừ đơn chất kim loại và một số phi kim: mỗi CTHH chỉ một nguyên tử).
+ Phân biệt hệ số với chỉ số ...
VD: H2 chỉ một phân tử khí hiđro 2H2O chỉ 2 phân tử nước
Zn chỉ 1 nguyên tử kẽm
(Tùy theo năng lực học sinh từng lớp có thể làm thêm bài tập 1,2 mục C) Chủ đề 3. SINH HỌC CƠ THỂ
A. Hướng dẫn chung dạy học chủ đề I. Vai trò của chủ đề
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Đặc trưng thứ nhất và cũng là đặc trưng quan trọng nhất của cơ thể sống là khả năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. Thực vật tiến hóa theo hướng tự dưỡng, cấu tạo cơ thể thích nghi với quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Động vật thích nghi với hướng dị dưỡng, các hệ cơ quan như tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp phục vụ cho quá trình chuyển hóa chất hữu cơ lấy từ môi trường ngoài.
Đặc trưng thứ hai của cơ thể sống là khả năng cảm ứng. Nhờ có cảm ứng mà cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường sống. Khả năng cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh càng phát triển, khả năng cảm ứng càng nhạy bén.
Đặc trưng thứ ba của cơ thể sống là khả năng sinh trưởng và phát triển, nghĩa là cơ thể sinh vật, cụ thể là động vật và thực vật có khả năng lớn lên, biến đổi về hình thái, sinh lí.
Khi sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định, cơ thể sẽ có khả năng sinh sản,đó là đặc trưng thứ tư. Sự sinh sản thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau ở cả thực vật và động vật: từ sinh sản vô tính bằng bào tử đến sinh sản hữu tính bằng hạt, từ
sự phân bào đơn giản cho đến đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Đa dạng sinh học: Các loài sinh vật, được hình thành và phát triển trên trái đất hàng trăm triệu năm đã và đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người, nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí có một số loài đang ở ngưỡng cửa của sự diệt vong mà nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống bị phá huỷ, do săn bắt quá mức và do sự tấn công một cách dữ dội của các loài nhập cư cũng như sự cạnh tranh của các kẻ
thù khác ...
Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống và đa dạng sinh học sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chủ đề 3 “Sinh học cơ thể”.
II. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức:
- Mô tả được sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: vai trò của quá trình trao đổi nước, sự dinh dưỡng và trao đổi khí ở sinh vật.
- Phân tích được quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể sinh vật, mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hóa năng lượng.
- Nêu được thế nào là sinh trưởng, phát triển ở sinh vật.
- Phân tích được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở cơ thể sinh vật.
- Nêu và lấy được các ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
- Nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản của sinh vật.
- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật.
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật là gì.
- Mô tả được cơ chế cảm ứng của sinh vật: tiếp nhận kích thích – phân tích, tổng hợp – phản ứng trả lời.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ, video nhận biết kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tiến hành thí nghiệm; vẽ sơ đồ.
- Đa dạng các nhóm sinh vật theo tiêu chí nào?
3. Thái độ:
- Ứng dụng kiến thức sinh sản ở sinh vật trong thực tiễn đời sống như: tăng số con, điều chỉnh tỉ lệ đực cái, nhân giống, nuôi cấy mô…
- Giải thích được một số hiện tượng cảm ứng của sinh vật.
- Vận dụng kiến thức cảm ứng (phản xạ ở động vật) trong việc hình thành các thói quen tốt trong đời sống hằng ngày.
- Đa dạng các nhóm sinh vật có ý nghĩa như thế nào?
III. Nội dung chính của chủ đề
Chủ đề “Đặc trưng của cơ thể sống” gồm 5 bài học:
Bài 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Bài 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Bài 10. Sự sinh sản ở sinh vật
Bài 11. Cảm ứng ở sinh vật
Bài 12. Đa dạng các nhóm sinh vật IV. Một số lưu ý về tổ chức dạy học chủ đề
Hãy cho biết các cấp độ tổ chức dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức chức cơ bản của thế giới sống ? Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cấp tổ chức cơ thể sống là:
TĐC và NL, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến hoá thích nghi với môi trường? Đặc điểm nổi trội : Hệ thống mở và tự điều chỉnh là gì ? Sinh vật không chỉ chịu sự chi phối của môi trường (như tác động của môi trường) mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống (?) Làm thế nào để sinh vật có thể đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng nội môi?
B. Hướng dẫn dạy các bài cụ thể của chủ đề