SỰ SINH SẢN Ở SINH VẬT

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 50 - 56)

- GV nghiên cứu và chuẩn bị thêm các tranh ảnh, video về sự sinh sản của con người, của một số loài động vật, thực vật.

- Chuẩn bị một số hình ảnh/video về ứng dụng sinh sản vô tính, hữu tính trong thực tiễn như nuôi cấy mô, ghép gan, thận, nhân giống,…

Thông tin bổ sung

- GV đọc thêm về công nghệ nuôi cấy mô, ghép các cơ quan ở người.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV hướng dẫn HS hoàn thành bảng liệt kê tên một số loài sinh vật và kiểu sinh sản. Hoạt động này giúp HS huy động kiến thức về các kiểu sinh sản của SV mà HS đã

học ở lớp 5 và lớp 6.

Bảng 10.1. Ví dụ sinh sản ở một số loài sinh vật

- HS trả lời câu hỏi về khái niệm sinh sản. Ở lớp 6 đã học sinh sản ở cây xanh, ở

đây HS có thể tự định nghĩa sinh sản ở SV theo ý hiểu của các em và nêu các kiểu sinh sản mà HS biết. GV căn cứ vào định nghĩa HS nêu để chốt lại khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản.

- Sinh sản ở sinh vật là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản ở sinh vật bao gồm 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu sinh sản vô tính của sinh vật

- Hãy thảo luận nhóm và viết lại khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật mà em đã học.

- Hoạt động này nhằm giúp HS huy động kiến thức các em đã học ở môn KHTN 6, qua đó GV có thể đi đến khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

- Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Con được hình từ một phần/một bộ phận của cơ thể mẹ. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh hình về các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật và hoàn thành bảng, gợi ý đáp án của bảng như sau:

Hìn h thức sinh sản

Đại diện Đặc điểm

Phân đôi

Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp. Ví dụ: Trùng roi

Dựa trên sự phân chia đơn giản của tế bào chất và nhân

Nảy chồi

- Xảy ra ở bọt biển và ruột khoang

Dựa trên sự nguyên phân nhiều lần, tạo thành chồi con trên cơ thể mẹ → cá thể mới Tái sinh - Xảy ra ở bọt

biển, giun dẹp

Từ những mảnh vụn của cơ thể, qua nguyên phân tạo ra cơ thể mới

Bào tử Rêu, dương xỉ

Cơ thể mới phát triển từ bào tử

Bào tử thể → túi bào tử → bào tử → cá thể mới

Sinh dưỡng

Khoai tây, khoai lang, cỏ tranh, thuốc bỏng

Phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (rễ, thân, lá)

Một cơ quan sinh dưỡng → nẩy chồi → cá thể mới.

- GV yêu cầu HS làm các bài tập, nếu cần có thể gợi ý cho HS.GV có thể gợi ý một số ứng dụng:

1) Phương pháp nhân giống vô tính: Ghép chồi và ghép cành. Chiết cành và giâm cành

Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…)

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con - Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào

* Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.Đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống

2) Nuôi mô sống: Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.

- Ứng dụng: nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.

3) Nhân bản vô tính: Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.

2. Tìm hiểu sinh sản hưu tính của sinh vật

 Hãy hoàn thành bảng sau để so sánh sinh sản vô tính và sinh hữu tính

Sinh sản vô tính Sinh sản hưu tính Giống

nhau

Đều là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

Khác nhau

- Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử

cái.

- Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ.

- Con giống mẹ

- Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

- Con được hình thành do có sự kết hợp của cả bố và mẹ

- Con có những đặc điểm giống bố và mẹ

Các đại diện

Động vật đa bào bậc thấp.

Rêu, dương xỉ, khoai tây, khoai lang, cỏ tranh, thuốc bỏng …

ĐV đa bào bậc cao.

TV bậc cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật? Cho ví dụ minh họa.

- Yếu tố bên trong: di truyền, hoocmon,…

- Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống, dinh dưỡng, mật độ cá thể,….

2.1. Hãy đọc thông tin sau và làm bài tập dưới đây:

H? Hãy khoanh tròn Đúng hay Sai ở các nhận định sau đây:

Nhận định Đúng

hay Sai Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tính đực và tính cái. Đúng Sinh sản vô tính giúp đời con thích nghi với môi trường

sống luôn thay đổi.

Sai

Sinh sản hữu tính có các giai đoạn phức tạp hơn sinh sản vô tính.

Đúng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. GV chuẩn bị các video và cho HS xem phim về sinh sản ở sinh vật

Xem phim về sinh sản vô tính của sinh vật

- Xem phim về sự sinh sản vô tính ở trùng roi, trùng giày, giun dẹp, cây thuốc bỏng, cây rau má, …

- HS thảo luận và mô tả sự sinh sản vô tính của các sinh vật dựa theo phim vừa xem.

Xem phim về sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Xem một đoạn phim về sự sinh sản hữu tính ở cá, ếch, bò sát, chim, thú…

Cơ thể mẹ

Cơ thể bố

Giao tử cái

Giao tử đực

Hợp tử Cơ thể mới

- Mô tả sự sinh sản của các sinh vật vừa xem. Nhận xét đặc điểm sinh sản của mỗi loài và sự tiến hóa của hình thức sinh sản.

Thảo luận và nêu vai trò của sinh sản đối với sinh vật và đối với con người.

- Đối với đời sống sinh vật: Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

- Đối với con người: Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành chăn nuôi; thực phẩm, …

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính và hữu tính của sinh vật, viết tóm tắt các ứng dụng đã tìm được hoặc viết thành báo cáo để trình bày.

- Thảo luận với người thân về ứng dụng của sinh sản vô tính trong cuộc sống con người: nuôi cấy mô; cấy ghép nội tạng;…

- Tìm hiểu và nêu một số biện pháp để điều hòa sinh sản, ứng dụng điều hòa sinh sản để tăng số trứng, tăng số con, điều chỉnh giới tính,….

- Vì sao chim và thú thường sinh sản vào khoảng cuối xuân đầu hè?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Yêu cầu HS tìm thêm thông tin về quá trình sinh sản của sinh vật:

Hãy tìm hiểu trong thực tiễn và trên sách, báo, các phương tiện thông tin về các nội dung cho trước và viết thành báo cáo để trình bày hoặc nộp cho GV đánh giá.

a. Đọc để hiểu về hiện tượng trinh sinh ở loài Ong.

b. Một số ứng dụng sinh sản vô tính và hữu tính ở Việt Nam và trên thế giới: Nuôi cấy mô, nhân bản vô tính, cấy ghép nội tạng ...

2. Bài tập:

H? Thế nào là sinh sản.

H? Hãy nêu tên 4 nhóm thực vật và 4 nhóm động vật em biết có hình thức sinh sản

H? Em hãy so sánh sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

H? Sinh sản hữu tính có tính ưu việt hơn sinh sản vô tính ở điểm nào? Tại sao?

H? Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.

H? Mô tả quá trình sinh sản hữu tính ở sinh vật.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w