Hướng dẫn tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 115 - 120)

Bài 31. Sinh sản và chất lượng dân số

III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Phân biệt cấu tạo cơ quan sinh dục nam và nư

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong sách hướng dẫn học, từ đó phân biệt những đặc điểm cấu tạo của cơ quan này ở nam và nữ.

Bảng 1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của nam và cơ quan sinh dục của nữ

Cơ quan sinh dục nam Cơ quan sinh dục nữ

- HS: Đọc thông tin trong SGK Sinh học 8 và quan sát hình 1 trong sách hướng dẫn học, hoàn thành bảng 1

- GV: Nhấn mạnh các đặc điểm cấu tạo khác nhau phù hợp với chức năng sinh sản của mỗi giới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và nư Học theo nhóm:

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK Sinh học 8 hoàn thiện bảng sau:

Bảng 2. Chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ

Bộ phận Chức năng

- HS: Điền các thông tin tương ứng vào mỗi cột trong bảng

- GV: Sửa chữa các thông tin chưa đúng và nhấn mạnh các chức năng đặc trưng cho mỗi giới.

Hoạt động 2. Vai trò của tinh hoàn và buồng trứng Học cá nhân:

- HS: Quan sát hình 3 trong sách hướng dẫn từ đó mô tả quá trình sản sinh tinh trùng và trứng

Bảng 3. Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng

Quá trình sản sinh tinh trùng Quá trình sản sinh trứng

- GV: Đề nghị HS tìm điểm khác biệt giữa 2 quá trình này

Hoạt động 3. Phân biệt quá trình thụ tinh và thụ thai Học theo nhóm:

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK Sinh học 8, trình bày những dấu hiệu khác biệt giữa quá trình sản thụ tinh và quá trình thụ thai

- HS: Thảo luận trong nhóm và viết ra giấy khổ lớn báo cáo trước cả lớp, các nhóm còn lại góp ý bổ sung

- GV: Củng cố những kiến thức cơ bản về vấn đề này cho HS

Hoạt động 4. Tìm hiểu sự phát triển của phôi Học cá nhân:

- GV: Yêu cầu mỗi HS quan sát hình 5 trong sách hướng dẫn học mô tả quá trình phát triển phôi

- HS: Mỗi HS vẽ lại hình ảnh đã quan sát được và trình bày lại - GV: Nhân mạnh các gia đoạn phát triển của phôi và thai

Lưu ý: Các dấu hiệu đặc trưng cho mỗi giai đoạn

Hoạt động 5. Hiện tượng kinh nguyệt và ngày an toàn

Học theo nhóm:

- GV: Yêu cầu HS chi làm 4 nhóm, quan sát hình 6 trong Sách hướng dẫn học và đọc thông tin trong SGK, từ đó mỗi nhóm trả lời một trong số các câu hỏi sau

+ Kinh nguyệt là gì?

+ Nếu căn cứ vào chu kì kinh nguyệt thì có tránh thai được không?

+ Giải thích các giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt

- HS: Thảo luận theo nhóm các nội dung kiến thức và trả lời các câu hỏi trên trước cả lớp

- GV: Chỉnh sửa các câu trả lời của HS

Hoạt động 6. Cơ sở của các biện pháp tránh thai Học theo nhóm:

- GV yêu cầu HS thảo luận các vấn đề sau:

+ Ngăn trứng chín và rụng

+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng + Chống sự làm tổ của trứng

+ Tính ngày an toàn trong chu kì rụng trứng

- HS: Mỗi nhóm HS trao đổi với nhau và báo cáo trước lớp, các nhóm khác góp ý - GV: Nhấn mạnh các biện pháp tránh thai phổ biến dựa trên các cơ sở khoa học kể trên

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Nhưng nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên Học theo nhóm:

- GV: Yêu cầu HS chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một cột trong bảng sau:

Tình huống Hậu quả Giải pháp

Nạo, nong thai muộn

Mang thai khi quá trẻ

Mang thai ngoài ý muốn

- HS: Trao đổi nhóm và cử 1 HS thay mặt nhóm báo cáo trước cả lớp

- GV: Phân tích kết quả của mỗi nhóm, mở rộng các hậu quả không tốt của tình trạng này đối với HS ở lứa tuổi dậy thì

Hoạt động 2. Tìm hiểu bệnh lậu và bệnh giang mai Học cá nhân:

- GV: Yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu thông tin về các bệnh lâu và giang mai qua SGK Sinh học 8, Sách hướng dẫn học và các nguồn thông tin phổ biến khác

- HS: Hoàn thành thông tin trong hình 7 (Sách hướng dẫn) và rút ra nhận xét - GV: Phân tích nguy cơ của 2 bệnh này lây lan mạnh qua quan hệ tình dục không an toàn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dân số

Hoạt động 3. Nguy cơ của đại dịch AIDS ảnh hưởng đến chất lượng dân số

HS học theo nhóm:

Thảo luận nhóm và hoàn thành các thông tin vào bảng sau:

Năm xuất hiện

Số người lây nhiễm HIV

Số người bị AIDS Số người chết 1981

1991 2000 2001 2003 2010 2013

- GV: Sửa chữa và bổ sung thông tin trong bảng cho HS

Học theo nhóm:

- GV: Yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau:

+ Biện pháp phòng, chống HIV, AIDS

+ Biện pháp tuyên truyền chống kì thị người bị HIV, AIDS + Thái độ của học sinh đối với người có HIV?

- HS: Thảo luận và rút ra kết luạn chung của mỗi nhóm, sau đó trao đổi kết quả với nhóm khác.

Hoạt động 5. Các con đường lây nhiễm HIV, AIDS Học cá nhân:

- HS: Quan sát hình 8 (sách hướng dẫn học), mô tả các con đường lây nhiễm HIV

Hình ảnh Các con đường lây nhiễm

- GV: Hoàn chỉnh thông tin của HS và mở rộng các nội dung lien quan đến các phương pháp phòng bệnh

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w