Bài 25. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN
C. Hoạt động luyện tập
Hình 25.8. Sơ đồ cấu tạo trong của tim
1.Tĩnh mạch chủ trên 5. Tĩnh mạch chủ
dưới
9. Tâm nhĩ
trái
2.Tâm nhĩ phải 6. Động mạch chủ 10. Tâm
thất trái
3.Van động mạch chủ 7. Động mạch phổi 11. Vách liên thất
4.Van nhĩ thất 8. Tĩnh mạch phổi
2. Thực hành: Tùy điều kiện của từng trường mà GV tổ chức cho HS tiến hành hoạt động thực hành cho phù hợp.
3, 4. Những hoạt động này giúp HS xác định vị trí một số cơ quan của hệ tuần hoàn trên cơ thể mình
5. Nước không màu đó là huyết tương.
6. Đáp án bài tập “Hãy đánh dấu “” vào cột “nên” hay “không nên” ứng với mỗi biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch và rèn luyện hệ tim mạch:”
7. Đáp án trò chơi giải ô chư:
D. Hoạt động vận dụng
- Ở hoạt động ứng dụng, khuyến khích HS về nhà thực hiện cả 4 hoạt động, sau khoảng 1- 2 tuần sau đến báo cáo với GV.
+ Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập 3:
a. Hiến máu có hại cho sức khoẻ không? Vì sao.
- Không. Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khoẻ.
- Vì: Máu có nhiều thầnh phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Do đó, ngay sau khi hiến máu, các cơ quan sinh máu sẽ
được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8 - 10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3 - 4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường.
- Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể. Như vậy, nếu sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì một người có thể hiến máu từ 3 - 4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa có máu có chất lượng tốt và an toàn cao cho người bệnh. Giá trị nhân văn ở đây là rất đáng kính trọng.
b. Những ai có thể hiến máu được, những ai không thể hiến máu được?
- Người cho máu được:
+Người hiến máu khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh tật +Nam tuổi từ 18 – 60
+Nữ tuổi từ 18 – 55
+Huyết áp không thấp, không cao (tối đa > 100 mHg và < 140 mHg) +Mạch từ 60 – 90 lần/ phút.
+Cân nặng > 45 kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng > 50 kg có thể hiến 350ml máu/ lần
+Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 84 ngày
- Người không cho máu được:
+Người quan hệ với gái mại dâm, có quan hệ với nhiều bạn tình +Người nghiện ma tuý
+Người bị nhiễm HIV/AIDS +Người nghiện rượu
+Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C
+Người sống lang thang không nơi cư trú rõ ràng
c. Ngày 7/4 hàng năm được chọn làm ngày “Toàn dân hiến máu nhân đạo”
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường) về các nội dung sau :
- GV yêu cầu HS ghi chép vào vở/ giấy thông tin tìm hiểu được.
- HS có thể thực hiện hoạt động này với sự trợ giúp của bố/mẹ, ông/bà, anh/chị, hoặc người lớn
- GV yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại ghi chép trước tiết học tiếp theo - GV cần có những nhận xét, phản hồi kết quả hoạt động ứng dụng của HS 2. Hãy viết một báo cáo về một số bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn:
Hoạt động này không chỉ giúp HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn mà còn giúp các em rèn luyện ngôn ngữ viết. GV nên khuyến khích các em viết các loại bệnh khác nhau sau đó trao đổi bài viết cho nhau. Hoạt động này còn giúp HS các em biết được các loại bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn và cách phòng tránh chúng để giúp cho bản thân và gia đình sống khỏe mạnh.