Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 47 - 50)

BÀI 9. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

III. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

H? Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Cho ví dụ minh họa.

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài:

 Nhân tố bên trong : tuỳ thuộc vào loài cây, hooc môn…

 Nhân tố bên ngoài : chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, nước…

H? Hãy thảo luận và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. Cho ví dụ minh họa.

Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài:

 Nhân tố bên trong : tuỳ thuộc vào loài động vật, hooc môn sinh trưởng,…

 Nhân tố bên ngoài : thức ăn, nhiệt độ, nước…

H? Hãy thảo luận nhóm lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

Ví dụ: sự sinh trưởng và phát triển của lợn khác với sinh trưởng, phát triển của mèo, cá…

Sự sinh trưởng của cây bàng khác sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

H? Hãy lấy một số ví dụ chứng minh sự sinh trưởng của con người bị ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

- Lấy ví dụ về bệnh béo phì, bệnh còi xương.

- Ví dụ chứng minh sinh trưởng của con người bị ảnh hưởng bởi hoocmon sinh trưởng: người lùn, người khổng lồ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV yêu cầu HS thiết kế một thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (Gợi ý: trồng cây đậu non hoặc ngô non. Thay đổi điều kiện chiếu sáng ở các cây trong các chậu khác nhau, còn các điều kiện khác như nhau. Quan sát và ghi chép số liệu). GV gợi ý HS chuẩn bị các dụng cụ cần thiết; Gợi ý các bước hình thành giả thuyết; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; ghi chép dữ liệu và rút ra kết luận.

H? Hãy thiết kế chế độ ăn hợp lý cho bản thân em để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển ở tuổi dậy thì.

- GV Yêu cầu HS đọc thêm tài liệu và nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho lứa tuổi vị thành niên, xác định thể trạng mỗi người và xây dựng chế độ ăn hợp lí.

- GV lựa chọn và chiếu cho HS xem một bộ phim về sinh trưởng và phát triển ở

sinh vật

+ Xem một đoạn phim về chu trình sinh trưởng và phát triển của con người từ khi hợp tử được hình thành đến lúc trưởng thành và sinh sản. Xem chu trình phát triển của muỗi ; ếch ; hoặc ruồi, … Vẽ sơ đồ chu trình sống của các sinh vật đã được xem.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức cùng gia đình.

1. Hãy cùng gia đình tìm hiểu về chu trình sống của ruồi, muỗi

H? Hãy tìm hiểu từ sách, báo về chu trình sống của ruồi, muỗi. Vẽ sơ đồ về chu trình sống và giải thích vì sao phải tiêu diệt ruồi, muỗi ở các giai đoạn khác nhau.

H? Tại sao khi nuôi cá rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau một năm mà không để cho cá lớn hơn ? Dựa vào đâu để quyết định thời gian “xuất chuồng” của các động vật nuôi ?

2. Hãy tiến hành thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (ví dụ: cây lúa, cây đậu, cây cà chua…)

3. Thiết kế thí nghiệm ảnh hưởng của phân đạm đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau cải.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

- GV gợi ý HS tìm thông tin ở các trang web, thông tin ở các sách như: sinh lí thực vật, sinh lí động vật.

1. Tìm thông tin về sinh trưởng, phát triển của thực vật và động vật

Hãy tìm kiếm các nội dung thông tin sau từ sách, báo và các phương tiện thông tin khác:

b. Tốc độ sinh trưởng nhanh, chậm tuỳ từng giai đoạn.

c. Ảnh hưởng của các nhân tố lên sự sinh trưởng phát triển của sinh vật.

2. Đọc thêm thông tin về ảnh hưởng của các hoocmon lên sự sinh trưởng và phát triển của SV.

3. Tìm hiểu về bệnh còi xương, bệnh suy dinh dưỡng, bệnh béo phì…

4. Tìm hiểu vì sao ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sống của con người thường có chế độ dinh dưỡng khác nhau?

5. Tìm hiểu thêm để biết vì sao trong trồng trọt người ta thường phải bấm ngọn cây khi còn non và thỉnh thoảng có tỉa cành?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w