ĐA DẠNG CÁC NHÓM SINH VẬT

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 61 - 66)

GV cho HS liệt kê các đặc điểm bên ngoài khác nhau giữa các bạn trong lớp để thấy được sự đa dạng về hình thái giữa các bạn HS với nhau.

B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

GV hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin trong tài liệu hướng dẫn học, giới thiệu về hệ thống phân loại 5 giới, có thể yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các loài sinh vật ở mỗi giới. Nội dung bài chủ yếu viết theo lối diễn dịch, HS sẽ nghiên cứu thông tin và làm các bài tập liên quan để hình thành kiến thức mới. GV khuyến khích các HS thảo luận, chia sẻ thông tin để cùng tìm ra đáp án đúng nhất.

1. Vi khuẩn

HS đã được học về các loại tế bào trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, các em đã phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Do đó, GV có thể đảo bài tập sau lên trước và gợi ý để các em nhắc lại các đặc điểm của tế bào vi khuẩn.

H? Em hãy quan sát hình 1, chú thích tên tế bào và các bộ phận từ 1 đến 7.

Hình 1. Tế bào vi khuẩn (nhân sơ)

1- Lông mao; 2- Roi; 3- Vỏ nhày; 4- Thành tế bào;

5- Màng sinh chất; 6- Chất tế bào; 7- Vùng nhân Học cá nhân:

H? Em hãy quan sát các hình dạng khác nhau của vi khuẩn trong hình 2, 3, 4, 5, 6 và cho biết hình thái của các dạng vi khuẩn đó là gì? (Điền kết quả vào bảng 1).

Bảng 12.1. Hình thái của vi khuẩn H

ình

Tên vi khuẩn Hình thái

1 2.2

Vi khuẩn viêm màng não Hình cầu

2.3 1 2.4

Khuẩn Bacillus anthracis gây bệnh than

Dạng sợi

1 2.5

Vi khuẩn E.coli Hình que

1 2.6

Vi khuẩn Leptospira Dạng xoắn

2. Virut

Học theo cặp:

H? Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: Vì sao virut không được coi là tế bào sống:

Gợi ý: HS có thể nêu được do virut không có cấu tạo tế bào (không có các thành phần cơ bản của 1 tế bào sống); do virut chỉ nhân lên khi tồn tại trong cơ thể vật chủ …

3. Nguyên sinh vật Học theo cặp:

H? Em hãy suy nghĩ và cho biết những điểm giống và khác nhau giữa nguyên sinh vật và vi khuẩn. (Ghi kết quả vào bảng 2):

Bảng 2. So sánh Vi khuẩn và Nguyên sinh vật So

sánh

Vi khuẩn Nguyên sinh vật

Giống nhau

Đều có cấu tạo đơn giản: đơn bào

Khác nhau

Nhân sơ Nhân thực

4. Thực vật

H? Em hãy đọc các đoạn thông tin trên, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 3:

Bảng 3.

Đặc

điểm Rêu Quyết

(Dương xỉ) Hạt trần Hạt kín

Nơi sống

Nơi ẩm Đất Đất Đất, …

Sinh sản

Bằng bào tử

Bằng bào tử Bằng hạt Bằng hạt

Đại diện

Rêu Dương xỉ Cây Thông Cây Ớt…

5. Động vật

GV hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 chia ĐV thành 2 nhóm chính:

Động vật không xương sống và Động vật có xương sống.

Sự đa dạng trong loài

GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm sự đa dạng, đa dạng sinh vật là gì, ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với loài và môi trường.

Học theo cặp:

1. Liệt kê 5 đặc điểm thể hiện sự đa dạng giữa những chú chó trong hình 12.20 Gợi ý: Màu sắc lông, kích thước cơ thể, kích thước chân, kiểu tai, kiểu đuôi…

2. Giải thích tại sao các nhà khoa học lại xếp tất cả các con chó nuôi vào cùng một loài, mặc dù chúng có rất nhiều đặc điểm khác nhau

Gợi ý: Do chúng có khả năng giao phối và sinh ra những thế hệ tiếp theo (sinh ra con cái hữu thụ).

3. Những bông hoa cúc trong hình có chung đặc điểm gì?

Gợi ý: Những bông hoa cúc có đặc điểm chung về màu sắc, hình dạng 4. Nêu những đặc điểm khác nhau của các bông hoa cúc này.

C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Học cá nhân:

Làm bài tập về khảo sát sự đa dạng. Mục đích của bài tập là rèn cho HS các kỹ năng nghiên cứu khoa học cơ bản : đếm số lượng, trình bày số liệu, vẽ biểu đồ… cụ thể ở đây là nghiên cứu sự đa dạng của các loài sinh vật.

Gợi ý: số hạt ở 20 quả lần lượt là : 7, 3, 8, 6, 3, 4, 7, 5, 6, 6, 7, 8, 3, 4, 6, 4, 3, 7, 8, 4.

1. Hãy tính số hạt đậu có số lượng hạt tương ứng, ghi kết quả vào bảng 4:

Bảng 4. Số lượng hạt đậu

Số lượng

hạt trong quả 3 4 5 6 7 8

Số lượng

quả 4 4 1 4 4 3

2. Vẽ biểu đồ tần suất thể hiện kết quả của bạn Nam, cho biết số lượng hạt/quả bằng bao nhiêu là phổ biến nhất ở loài đậu đó.

Gợi ý: GV hướng dẫn HS sử dụng biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột rời để thể hiện cho bảng số liệu. Sau đó, GV có thể gợi ý HS nhận xét biểu đồ: Số lượng hạt trong đậu bao nhiêu là phổ biến? ...

D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Học các nhân:

Dựa vào cách làm theo bài tập ở phần C, GV có thể hướng dẫn các em tự tiến hành một khảo sát sự đa dạng của 1 đặc điểm nào đó: số lá chét của các lá trên cây (như trong tài liệu hướng dẫn học) hoặc chiều cao, cỡ giầy các bạn trong lớp… Thông qua các bài tập này, học sinh rèn luyện được các kỹ năng nghiên cứu khoa học, tư duy logic, và đặc biệt HS quan sát được sự đa dạng giữa các loài sinh vật.

Học theo nhóm:

1. Em hãy thảo luận với các bạn và nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống, cho biết tác nhân gây bệnh là gì ? (Điền vào bảng 6)

Gợi ý : GV có thể gợi ý các em những bệnh phổ biến trong học sinh, hoặc theo đặc thù của từng địa phương, từng vùng miền : Cúm A, Sởi, Thủy đậu…

2. Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra các căn bệnh – hội chứng trong hình sau là gì? (Điền kết quả vào bảng 7)

Bảng 7. Tác nhân gây một số bệnh – hội chứng ở người T

T

Tên bệnh Nguyên nhân (tác nhân gây bệnh)

1 Ebola Virut

2 Cúm thường Vi khuẩn

3 HIV/AIDS Virut

E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Học theo nhóm:

H? Em hãy thực hiện khảo sát sự đa dạng về đặc điểm của các loài sinh vật (thực vật hoặc động vật) mà em biết. Từ đó hãy rút ra ý nghĩa của sự đa dạng với loài?

H? Điều gì xảy ra nếu toàn bộ kí sinh trùng trên Trái đất biến mất?

Giáo viên có thể chia nhóm, yêu cầu học sinh làm bài thuyết trình hoặc tập san, trình bày ở các buổi học tiếp theo.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w