Bài 27. Nội tiết và vai trò của hoocmôn
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Đọc và bổ sung các chư còn thiếu trong đoạn thông tin trong sách HDH
- GV: Yêu cầu HS điền các thông tin in nghiêng vào chỗ trống.
- HS: Trao đổi nhóm và hoàn thành theo yêu cầu của GV.
- GV: Giải thích cho HS các nội dung chi tiết trong đoạn thông tin trong sách HDH.
Hoạt động 2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- GV cho HS Quan sát hình trong Sách hướng dẫn từ đó so sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
- HS quan sát và hoàn thành bảng so sánh sau:
+ Những đặc điểm giống nhau: Đều có cấu tạo gồm nhiều tế bào tiết.
+ Những đặc điểm khác nhau:
điểm
Cấu tạo Gồm các tế bào ngoại tiết có ống dẫn
Các tế bào nội tiết không có ống dẫn
Chức năng
Chất tiết được tiết ra ngoài qua ống dẫn
Chất tiết được tiết vào máu không qua ống dẫn
Hoạt động 3. Vị trí và cấu tạo của các tuyến nội tiết
- HS thực hiện trò chơi với nội dung đặt tên và nêu vai trò của các tuyến nội tiết.
Trò chơi như sau: quản trò chia lớp thành 2 đội sau đó đưa ra hình ảnh 2 người 1 nam và 1 nữ trên đó có các tuyến nội tiết, yêu cầu mỗi đội chơi lên gắn tên chỉ các tuyến nội tiết sao cho đúng với mỗi hình (có thể dùng hình trong Sách hướng dẫn). Yêu cầu tiếp theo là mỗi đội trình bày vai trò của các tuyến nội tiết mà đội mình vừa đặt tên trên hình.
- GV quản lý và đưa ra đánh giá kết quả của mỗi đội chơi.
Hoạt động 4. Tìm hiểu vai trò của tuyến yên - HS học theo nhóm.
- GV: yêu cầu 1 nhóm HS xây dựng hệ thống các thông tin về tuyến yên bao gồm cấu tạo, chức năng và hậu quả của những rối loạn chức năng tuyến yên.
- HS: thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời.
- GV: Phân tích những thông tin trao đổi của HS từ đó đánh giá kết quả hoạt động nhóm của HS.
Hoạt động 5. Tìm hiểu vai trò của tuyến giáp - HS học theo nhóm.
- GV: yêu cầu 1 nhóm HS xây dựng hệ thống các thông tin về tuyến giáp bao gồm cấu tạo, chức năng và hậu quả của những rối loạn chức năng tuyến giáp.
- HS: thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời.
- GV: Phân tích những thông tin trao đổi của HS đặc biệt là các bệnh do rối loạn chức năng tuyến giáp gây nên.
Hoạt động 6. Tìm hiểu vai trò của tuyến tụy - HS học theo nhóm
- GV: yêu cầu 1 nhóm HS xây dựng hệ thống các thông tin về tuyến tụy bao gồm cấu tạo, chức năng và hậu quả của những rối loạn chức năng tuyến tụy.
- HS: thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời.
- GV: yêu cầu HS thảo luận về bệnh tiểu đường có nguyên nhân do tuyến tụy gây nên.
- HS: Thảo luận nhóm về các triệu chứng và cách phòng chống bệnh tiểu đường.
- GV: Phân tích những thông tin trao đổi của HS đặc biệt là các bệnh do rối loạn chức năng tuyến giáp tụy nên.
Hoạt động 7. Tìm hiểu vai trò của tuyến trên thận - HS học theo nhóm.
- GV: yêu cầu 1 nhóm HS xây dựng hệ thống các thông tin về tuyến trên thận bao gồm cấu tạo, chức năng và hậu quả của những rối loạn chức năng tuyến trên thận.
- HS: thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời.
- GV: Phân tích những thông tin trao đổi của HS đặc biệt là các bệnh do rối loạn chức năng tuyến trên thận gây ra.
Hoạt động 8. Tìm hiểu vai trò của tuyến sinh dục - HS học theo nhóm.
- GV: yêu cầu 1 nhóm HS xây dựng hệ thống các thông tin về tuyến sinh dục bao gồm cấu tạo, chức năng và hậu quả của những rối loạn chức năng tuyến sinh dục nam và nữ. Nêu rõ vai trò của hoocmôn sinh dục đối với sự dậy thì của nam và nữ.
- HS: thảo luận nhóm và đưa ra các câu trả lời.
- GV: Phân tích những thông tin trao đổi của HS đặc biệt là các bệnh do rối loạn chức năng tuyến sinh dục gây nên như vô sinh do nam, vô sinh do nữ, …
- HS học cá nhân.
- GV: yêu cẫu mỗi HS vẽ sơ đồ điều hòa tiết hoocmôn qua sơ đồ đó giải thích quá trình điều hòa.
- HS: vẽ sơ đồ điều hòa.
- GV: Cho HS phân tích vai trò điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác
- HS: Trình bày hệ thống điều hòa hoocmôn trong đó nhấn mạnh vai trò của tuyến chủ là tuyến yên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Vai trò của tuyến yên lên sự sinh trưởng phát triển của cơ thể
người
- HS học theo nhóm, hoàn thành các ô trống trong bảng sau:
Bảng 1. Vai trò của hoocmon tuyến yên và tác dụng của chúng
Hoocmôn Cơ quan chịu ảnh hưởng
Tác dụng chính
Thuỳ trước tuyến yên Kích tố nang
trứng (FSH)
Buồng trứng
Tinh hoàn
Nữ: Kích thích bao noãn tiết ra ơstrogen.
Nam: sinh tinh Kích tố thể vàng
(LH)
Buồng trứng Tinh hoàn
Nữ: rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng
Nam: tiết ra testosterôn Kích tố tuyến
giáp (TSH)
Tuyến giáp Tiết hoocmôn
Tiroxin
Kích tố vỏ tuyến Tuyến trên thận Tiết hoocmôn điều
trên thận (ACTH) hòa hoạt động sinh dục, trao đổi chất đường, chất
khoáng Kích tố tuyến sữa
(PRL)
Tuyến sữa Tiết sữa
Kích tố tăng trưởng (GH)
Hệ cơ xương Tăng trưởng cơ thể
Thuỳ sau tuyến yên Kích tố chống
đái tháo nhạt (ADH)
Thận Giữ nước
Kích tố ôxitôxin Dạ con, tuyến sữa Tiết sữa, co bóp tử
cung lúc đẻ
- GV: hướng dẫn HS lấy các thông tin trong sách Sinh học 8 để hoàn thành bảng trên
Hoạt động 2. Vai trò của các tuyến nội tiết lên sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể người
- HS học theo nhóm, hoàn thành các ô trống trong bảng sau
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK Sinh học 8 và các tài liệu liên quan để thực hiện điền vào bảng:
Bảng 2. Vai trò của các tuyến nội tiết
S TT
Tuyến nội tiết
Vị trí Vai trò
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu bệnh do rối loạn nội tiết gây ra
- GV: yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học viết bài tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh nội tiết đối với con người. Tuyên truyền trong cộng đồng về việc phòng chống bệnh do rối loạn nội tiết gây ra.
- HS: Mỗi HS tự viết 1 bài theo sự hiểu biết của mình sau đó trao đổi với nhau trong nhóm.
- GV: Tổng hợp các nội dung từ các nhóm để xây dựng bài tuyên truyền chung cho cả lớp
Hoạt động 2. Phòng ngừa bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết gây nên - HS học theo nhóm.
- GV: Đưa ra các chủ đề “phòng chống bệnh bướu cổ do thiếu Iốt”; “bệnh ưu năng tuyến giáp”.
- HS: Thảo luận theo 2 nhóm, mỗi nhóm 1 chủ đề.
- GV: Yêu cầu HS báo cáo chủ đề đã trao đổi trong nhóm.
- HS: phản biện lại nhóm khác thong qua báo cáo của mỗi nhóm.
- GV: Hệ thống hóa theo mỗi chủ đề từ đó nhận mạnh vai trò của các biện pháp phòng và chống bệnh theo mỗi chủ đề.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 1. Bổ sung thông tin về sinh trưởng và phát triển người
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin về sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của người
- HS: Sưu tầm qua các kênh thông tin khác nhau
- GV: Bổ sung các thông tin cập nhật về sinh trưởng và phát triển người cho HS Hoạt động 2. Bổ sung thông tin về giới và giới tính tuổi dậy thì
- GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin về giới và giới tính tuổi dậy thì đặc biệt là các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp trong lứa tuổi học sinh.
- HS: Sưu tầm qua các kênh thông tin khác nhau và tìm hiểu chính trên cơ thể mình.
- GV: Bổ sung các thông tin cập nhật về sinh trưởng và phát triển đặc tính sinh dục phụ bất thường cho học sinh.