TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 39 - 44)

- GV để 4 – 6 HS đóng vai là “xúc tác” (enzyme), số HS còn lại đóng vai là các phân tử đường glucozơ. HS sẽ chơi trò này trong khoảng thời gian 2-3 phút.

2. Hoạt động ăn bánh

H? Tại sao nhai cơm lâu lại cảm thấy vị ngọt.

3. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Trong quá trình quang hợp, cây xanh đã lấy ở môi trường những chất gì và trả lại cho môi trường những chất gì ?

Khớ cacbụnic + nước ������Năng l ợ ng as

Hệ sắc tố (dl) glucụzơ + khớ oxi

Yêu cầu HS kể tên được các chất là nguyên liệu của quang hợp: Khí cacbonic và nước, các chất là sản phẩm của quang hợp: Gluco và khí oxi.

B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động nhóm:

1. Dựa vào những hiểu biết của mình, hãy hoàn thành chú thích cho hình 8.1 và cho biết những chất được trao đổi giữa cây xanh với môi trường là gì?

HS dựa vào kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 6, có thể trả lời :

1- Hơi nước 2- Khí cacbonic

3- Khí oxi 4- Ánh sáng

5- Tinh bột 6- Nước và muối khoáng

7- Muối khoáng 8- Chất thải

2. Em hãy dự đoán, điều gì sẽ xảy ra nếu cây ngừng trao đổi những chất trên với môi trường ?

HS có thể phát biểu nhiều đáp án: Cây không sinh trưởng, sinh trưởng chậm hay cây chết… HS thấy được sự trao đổi các chất giữa cây với môi trường là cần thiết cho quá trình sống của cây.

1. Trao đổi nước

Hoạt động theo cặp trả lời câu hỏi: HS dựa vào thông tin được đưa ra và nêu được:

Trao đổi nước ở thực vật :

1. Vai trò của nước với cây là:

- Nước là thành phần cấu tạo của cây : nước chiếm khối lượng lớn trong cơ thể thực vật.

- Nước tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cây : là nguyên liệu quá trình quang hợp.

- Nước là môi trường diễn ra các hoạt động trao đổi chất trong cây.

2. Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá là:

...- Nhờ có quá trình thoát hơi nước qua lá, cây hút được nước và muối khoáng.

...- Thoát hơi nước giúp cây làm mát

Trao đổi nước ở người:

1. Ý nghĩa của quá trình toát mồ hôi với cơ thể:

...- Điều hòa thân nhiệt

...- Thải các chất độc ra khỏi cơ thể

2. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu nước:

...- Các hoạt động trao đổi chất không thể diễn ra bình thường.

3. Các cách đảm bảo đủ nước cho cơ thể hằng ngày (em nên uống nước vào những thời gian nào trong ngày)?GV có thể gợi ý HS căn cứ vào lượng nước cần thiết mỗi ngày, uống nước sao cho đủ lượng và đúng cách.

2. Sự dinh dưỡng

Hoạt động : Thảo luận nhóm kể tên các loại “thức ăn” của thực vật và thức ăn của con người (Điền vào bảng dưới đây):

GV gợi ý ôthức ăn ằ của thực vật thực chất là cỏc chất mà thực vật lấy từ mụi trường phục vụ cho quá trình sống của mình.

T T

Thực vật Con người

1 Nước Tinh bột

2 Muối khoáng Protein

3 Khí cacbonic Lipit

… Vitamin, muối khoáng

….

3. Trao đổi khí

Hoạt động theo cặp : Em hãy trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau : 1. Hệ cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí của cơ thể? Hệ hô hấp 2. Vì sao khi vận động mạnh hoặc tập thể dục, nhịp hô hấp tăng?

E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Em hãy quan sát sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng sau, phân biệt trao đổi chất ở cấp cơ thể với trao đổi chất ở cấp tế bào :

Hình 8. Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng

- GV sử dụng SGK sinh học 8 để hướng dẫn HS học.

- GV yêu cầu học sinh quan sát hình và nêu được các chất trao đổi giữa tế bào với môi trường xung quanh, và nêu được các chất đó đến từ đâu? Để thấy được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào.

2. Thảo luận:

1. Các chất được trao đổi giữa cơ thể và môi trường như thế nào? Thường là những chất gì?

2. Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

Nêu được do cơ thể cần lượng oxi nhiều hơn nên nhịp hô hấp tăng.

C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Sử dụng dụng cụ đo hàm lượng các chất khí ôxy và cacbônic tiến hành thí nghiệm về sự hô hấp của người. (thí nghiệm thở qua ống hút vào bình nước vôi trong sẽ thấy nước vôi vẩn đục).

D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HS làm việc cùng gia đình, tìm hiểu:

1. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao?

Gợi ý: do giun không thể thực hiện quá trình trao đổi khí vì da bị khô.

2. Tại sao chúng ta phải thường xuyên tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể?

Gợi ý: Thường xuyên tắm gội, giữ vệ sinh cơ thể giúp cơ thể có sức khỏe tốt, phòng chống bệnh tật.

3. Trao đổi với bố mẹ và người thân để tìm hiểu thế nào là ăn, uống khoa học.

GV có thể gợi ý các em lập khẩu phần ăn cho từng thành viên trong gia đình mình theo tuần và chia sẻ với cả lớp.

E- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

2. Cho biết độ dài ruột của một số động vật như bảng dưới đây. Em hãy điền loại thức ăn cho phù hợp với từng loài.

Bảng 3. Đặc điểm tiêu hóa của một số động vật

Động vật Độ dài ruột Thức ăn

1. Trâu, bò

2. Lợn (Heo)

3. Chó 4. Cừu

55 - 60m 22 m 7 m 32 m

H? Hãy nhận xét độ dài ruột và thức ăn của mỗi loài.

- GV tổ chức cho các nhóm hoạt động và chia sẻ ý kiến với cả lớp, làm nền tảng để học những bài tiếp theo.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN KHTN LỚP 7 TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN PHÂN MÔN HÓA HỌC (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w