Bài 28. Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể
III. Tổ chức hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Vai trò của mũ bảo hiêm khi ngồi trên xe máy - HS học theo nhóm.
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin về tai nạn giao thông liên quan đến an toàn của thần kinh.
- HS: Thảo luận các vấn đề trong thực tế khi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ
dẫn đến nguy cơ gì?
- GV: Nhấn mạnh vai trò của mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đối với an toàn của sọ não và những nguy cơ dẫn đến chấn thương sọ não có thể xảy ra đối với HS khi đi học bằng xe máy.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các tật về mắt - HS học theo nhóm.
- GV: Cho HS quan sát và nhận xét về các bạn học sinh bị tật cận thị, từ đó yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân của tật này.
- HS: Thảo luận nhóm về thực trạng tật cận thị học đường hiện nay ở các cấp học, đồng thời tìm kiếm các nguyên nhân không do di truyền từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh.
- GV: Phân tích cho HS vai trò của các biện pháp phòng và tránh các tật về mắt đồng thời gợi mở các vấn đề lien quan sẽ học trong các hoạt động tiếp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
- HS học theo nhóm, hoàn thành chú thích hình 28.1 và bài tập điền từ trong sách hướng dẫn học trang 236.
(1) Tua ngắn (sợi nhánh); (2) Thân rron; (3) Eo Răngviê; (4) Cúc xináp;
(5) Tua dài (sợi trục); (6) Bao miêlin; (7) Nhân; (8) Dẫn truyền xung thần kinh.
- GV: Đưa ra hình ảnh hoặc video về nơron, yêu cầu HS quan sát và vẽ lại hình đã
quan sát được.
- HS: Vẽ sơ đồ cấu tạo của nơron theo đơn vị nhóm và sau đó trình bày cho các nhóm khác góp ý kiến phản biện.
- GV: Khái quát hóa lại cấu tạo của nơron gồm (Tua ngắn, tua dài, sợi trục, bao miêlin, nhân, thân nơron, tua dài, eo Ranvie).
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo của não bộ - HS học cá nhân, hoàn thành hình 28.4:
(1) Đại não; (2) Hộp sọ; (3) Đồi thị; (4) Hành não; (5) Tủy sống; (6) Tiểu não.
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình sau (hình 4 trong sách hướng dẫn) và điền các chú thích vào hình
Hình 4. Vị trí và cấu tạo ngoài của não bộ - HS: Điền các thông tin theo yêu cầu của GV vào hình 28.5:
(1) Thể chai; (2) Vùng dưới đồi (dưới đồi thị); (3) Đồi thị; (4) Củ não sinh tư;
(5) Tiểu não; (6) Tủy sống; (7) Hành não; (8) Cầu não; (9) Cuống não; (10) Tuyến yên.
- GV: Sửa chữa các sái sót của HS khi điền chú thích vào hình.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo của tuỷ sống - HS học cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình sau (hình 28.6 trong sách hướng dẫn) và điền các chú thích vào hình:
- HS: Điền các thông tin theo yêu cầu của GV
- GV: Sửa chữa các sái sót của HS khi điền chú thích vào hình.
Hoạt động 4. Chức năng của dây thần kinh tủy sống - HS học theo nhóm.
- GV: Yêu cầu HS mỗi nhóm lựa chọn một số tình huống gây ra phản xạ của cơ thể khi bị kích thích từ môi trường.
- HS: Mô tả tình huống đã từng gặp trong cuộc sống hoặc quan sát từ trong thực tiễn xung quanh.
- GV: Khái quát hóa đưa ra khái niệm về chức năng phản xạ của tủy sống, cấu tạo của dây thần kinh tủy sống gồm: cơ quan cảm nhận (cơ quan thụ cảm), dây hướng tâm, nơron trung gian, dây li tâm và cơ quan trả lời.
Hoạt động 5. Hệ thần kinh sinh dưỡng
- GV yêu cầu HS lấy thông tin trong sách HDH hoàn thành bảng sau:
Cơ quan Hệ thần kinh giao cảm Hệ thần kinh đối giao cảm
Đồng tử Co Giãn
Tuyến nước bọt
Giảm tiết Tăng tiết
Tim Tăng lực và nhịp co Giảm lực và nhịp co
Mạch máu da
Co Giãn
Ruột Giảm nhu động Tăng nhu động
Cơ bàng quang
Dãn Co
- GV: Sửa chữa các thông tin trong bảng.
Hoạt động 6. Cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích - HS học cá nhân.
- GV: Yêu cầu HS Quan sát hình 9 trong Sách hướng dẫn và trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa các khâu và chức năng của các khâu trong nhận biết kích thích của giác quan.
-HS: Quan sát hình và phân tích cấu tạo, chức năng các khâu của cơ quan phân tích.
- GV: Khái quát hóa về hoạt động của cơ quan phân tích gồm các khâu như thế nào? Từ đó yêu cầu HS lấy ví dụ cho mỗi giác quan.
- HS: Lấy ví dụ về cấu tạo và hoạt động cho mỗi cơ quan phân tích.
- GV: Sửa chữa các thông tin của HS đưa ra.
Hoạt động 7. Chức năng của các tổ chức thần kinh - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng sau:
Tên tổ chức Vị trí Chức năng
Nơron Hệ thần kinh Cảm ứng và dẫn
truyền xung thần kinh.
Tủy sống Trong cột sống Trung khu phản xạ
không điều kiện.
Dây thần kinh tủy Đi ra từ tủy sống Thực hiện phản xạ tủy sống
Đại não Bao phủ phía trên các phần khác của não
Điều khiển các hoạt động sống theo các vùng chức năng.
Trụ não Tiếp liền với tủy sống
Điều khiển các nội quan
Tiểu não Dưới đại não Điều hòa và giữ
thăng bằng Não trung gian Giữa trụ não và đại
não
Điều khiển các nội quan
- HS: Hoàn thành thông tin vào các cột trống
Hoạt động 8. Cơ chế thu nhận hình ảnh của mắt
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong hình 14 (Sách hướng dẫn), giải thích hiện tượng ngược chiều của ảnh trong võng mạc của mắt
- HS: Giải thích dựa trên các kiến thức về quang học.
- GV: Nhấn mạnh việc con người vẫn nhìn thấy hình ảnh xuôi chiều là do có sự giải
Tia sáng
Thủy tinh thể
Giác mạc
Hoạt động 9. Cơ chế thu nhận âm thanh của tai - Học theo nhóm.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
H? Vành tai có chức năng gì.
H? Vì sao chuỗi xương tai có khả năng khuếch đại sóng âm.
H? Sóng âm được truyền đi như thế nào trong tai.
H? Cơ thể nhận biết được âm thanh nhở tổ chức nào của tai và hệ thần kinh.
- HS: Thảo luận theo nhóm, viết kết quả lên bảng của nhóm và trình bày trước lớp.
- GV: Giải thích những vấn đề HS chưa hiểu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống
- GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm về tìm hiểu chức năng của tủy sống trong SGK Sinh học 8, từ đó thảo luận các nội dung sau:
H? Nhận xét biểu hiện của ếch đã hủy não khi bị kích thích bằng dung dịch HCl có nồng độ khác nhau.
H? Tại sao không sử dụng ếch chưa hủy tủy để thí nghiệm.
H? Chức năng của rễ tủy và dây thần kinh tủy là gì.
H? Thí nghiệm nhằm mục đích gì.
- HS: làm thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- GV: Giải thích kết quả của thí nghiệm từ đó khẳng định chức năng của tủy sống.
Hoạt động 2. Tìm hiểu vệ sinh mắt - HS học cá nhân.
- GV yêu cầu HS giải thích các hiện tượng quang học lien quan đến các tật về mắt trong các hình dưới đây:
- HS: Quan sát và giải thích trên cơ sở kiến thức về quang học có trong môn Vật lí Hoạt động 3. Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh tai
- HS học theo nhóm.
- GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
H? Ráy tai có nguồn gốc từ đâu và có vai trò gì? Khi lấy ráy tai phải làm thế nào để không làm tổn thương tai.
H? Tại sao vệ sinh tránh viêm họng lại có thể phòng bệnh về tai H? Vì sao không nên tránh tiếng ồn mạnh.
H? Điếc tai có nguyên nhân do đâu? Phòng chống điếc tai do ô nhiếm tiếng ồn như thế nào.
H? Các biện pháp phòng chống bệnh về tai như thế nào.
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời trước lớp các nhóm khác góp ý.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1. Vai trò của hệ thần kinh đối với sự thích nghi của cơ thể đối với
- HS học cá nhân.
- GV yêu cầu HS trao đổi với mọi người trong gia đình về:
H? Vai trò của hệ thần kinh đối sự thích nghi với môi trường xung quanh.
H? Các biện pháp phòng chống bệnh về hệ thần kinh.
H? Các biện pháp phòng chống bệnh của giác quan.
- HS: Báo cáo các kết quả sau khi trao đổi được.
- GV: Sửa chữa các nội dung báo cáo của HS.
Hoạt động 2. Viết bài tuyên truyền về nguy cơ chấn thương sọ não khi bị tổn thương đầu
- HS học theo nhóm.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm về về sự nguy hiểm của chấn thương sọ não và vai trò của mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Từ đó cả nhóm viết bài tuyên truyền cho việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
- HS: Thảo luận nhóm và viết báo cáo.
- GV: Điều chỉnh và hoàn thiện báo cáo phục vụ mục đích tuyên truyền trong cộng đồng về vấn đề an toàn sợ não khi giao thông.
Hoạt động 3. Tuyên truyền về vệ sinh giác quan trong nhà trường - HS học theo nhóm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS sẽ được phân công tìm hiểu một trong các nội dung dưới đây:
H? Tìm hiểu những hoạt động ảnh hưởng đến sự điều tiết của mắt gây ra các tật cận thị học đường.
H? Vận động mọi người cùng làm vệ sinh môi trường sống để phòng chống các bệnh viêm nhiễm giác quan như đau mắt, giảm thị lực, thích lực, viêm mũi họng, …
H? Tổ chức tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn gây nên các bệnh về tai.
- HS: Báo cáo những nội dung đã tìm hiểu được.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Hoạt động 1. Sưu tầm thông tin về cấu trúc não của các động vật - HS học cá nhân.
- GV: Yêu cầu HS tìm kiếm các nguồn thông tin có liên quan đến tiến hóa não của các lớp động vật khác nhau.
- HS: Thực hiện sưu tầm từ các nguồn tư liệu khác nhau sau đó báo cáo kết quả quá trình sưu tầm được.
- GV: Kiểm tra đánh giá và phân loại thông tin làm nguồn tư liệu chia sẽ với cả lớp cùng trao đổi
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự thông minh của người là do đâu?
- GV: Yêu cầu HS tìm kiếm các nguồn tư liệu khác nhau về cấu trúc và chức năng của não người liên quan đến sự học tập và tư duy.
- HS: Tìm kiếm thông tin phân tích, giải thích các thông tin sưu tầm được, từ đó nêu các biện pháp nhằm phát huy khả năng học tập của não bộ.