Bài 30. Sức khỏe của con người
III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động nhóm: Điều tra các vấn đề sức khỏe. Với hoạt động này, GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe mang tính thời sự tại địa phương: Cúm mùa, dịch sốt xuất huyết, dịch sởi … và yêu cầu các em nêu các cách phòng tránh mà HS có thể thực hiện được.
Bảng 1. Cách phòng tránh một số dịch ở địa phương em
T
1 Dịch cúm mùa Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêm phòng, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt…
2 Dịch sốt xuất huyết
3 Dịch sởi
… … …
Bài học có thể bắt đầu bằng tình huống có vấn đề: Bạn có khỏe không? Tại sao có người béo, có người gầy? Làm thế nào để có sức khỏe tốt?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Bạn có khỏe không?
GV hướng dẫn HS cách đọc thông tin, tìm từ chìa khóa: Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội; giải thích “trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội” là như thế nào bằng các ví dụ cụ thể.
GV cần lưu ý tới việc HS tự ghi vào vở suy nghĩ cá nhân sau khi đọc xong thông tin.
Hoạt động cá nhân: Tính chỉ số BMI của mình. GV có thể chuẩn bị thước và cân giúp HS đo chiều cao và cân nặng của mình. Sau khi tính được chỉ số BMI, HS dựa vào hướng dẫn trong tài liệu Hướng dẫn học để đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân là thiếu cân (suy dinh dưỡng), khỏe mạnh bình thường, thừa cân (nguy cơ béo phì) hay béo phì.
GV hướng dẫn HS tập hợp số liệu chỉ số BMI của cả lớp thành bảng số liệu rồi cho lập biểu đồ cột để tập phân tích bảng số liệu.
Cân bằng dinh dưỡng
Dựa theo các chỉ số đánh giá tình trạng phát triển thể chất, GV liên hệ với phụ hunh để tư vấn cho cha mẹ các em có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp HS phát triển cân bằng và toàn diện.
Nếu HS có nguy cơ hoặc rơi vào tình trạng béo phì, cần điều chỉnh chế độ ăn giảm lượng calo từ từ (chủ yếu trong bánh kẹo, đường, mật, sữa có bơ đường). Khi chế biến thức ăn cần tăng chất xơ (trong rau xanh, củ, trái cây ít ngọt). Không cho HS ăn quá no, bơ sữa và tích cực rèn luyện thể lực. Đồng thời thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn và thời gian hoạt động của HS.
Nếu HS có dấu hiệu thiếu cân, suy dinh dưỡng, cần lên kế hoạch bữa ăn cho các em với một chế độ dinh dưỡng tốt hơn, tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như L- Lysin, Mật ong, Taurin, Calci, DHA, Vitamin nhóm B, PP bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm. Trong đó chủ yếu là trứng, sữa, các loại hạt, rau xanh thẫm, các loại cá, thịt đỏ, đậu nành. Ngoài ra còn có gan động vật, rau củ màu vàng và các loại trái cây.
Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp HS ăn ngon, lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh.
Lưu ý: GV cần chú ý không để HS có phản ứng tiêu cực trêu đùa các bạn thiếu cân hay béo phì. Cần liên hệ và phối hợp với phụ huynh có biện pháp phù hợp giúp các HS này.
2. Giư gìn sức khỏe
Đối với hoạt động nhóm trong nội dung này, GV lưu ý HS về những yếu tố của môi trường tại chính nơi em sống, đánh giá tác hại của những yếu tố đó lên sức khỏe con người.
a. Môi trường với sức khỏe Hoạt động cá nhân:
H? Em hãy suy nghĩ, thảo luận với các bạn, liệt kê những yếu tố của môi trường gây hại cho sức khỏe con người và tác hại của những yếu tố đó lên các hệ cơ quan và sức khỏe của con người.
Bảng 2. Những yếu tố của môi trường gây hại cho sức khỏe con người
T T
Yếu tố gây hại Tác hại lên các hệ cơ quan của cơ thể người
1 Rác thải sinh hoạt
Gây ra các bệnh ngoài ra, bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa …
2 Nước thải nhà máy
3 Công trình xây dựng
4 Ô nhiễm nguồn nước
5 …. …
H? Em hãy nêu những biện pháp làm giảm những yếu tố gây hại của môi trường lên sức khỏe của con người: Khuyến khích HS liệt kê những biện pháp các em và các bạn cùng thực hiện.
Lưu ý: GV cần khuyến khích HS nêu (có hoạt động cụ thể) biện pháp làm giảm những yếu tố gây hại của môi trường lên sức khỏe của con người ở chính trường lớp, ngôi nhà, đường phố mà em đang sống.
Gợi ý: GV có thể dựa vào thông tin trong phần hướng chung để hướng dẫn HS nêu các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cần thiết và hiệu quả.
b. Hành động vì sức khỏe Hoạt động nhóm:
Hãy chia sẻ những nội dung sau với các bạn trong nhóm và cả lớp:
- Bài tập thể dục mà em thích nhất hoặc tập thường xuyên mỗi ngày là gì?
- Lần gần đây nhất em đi khám sức khỏe là khi nào?
- Em đã được tiêm phòng những loại vắc xin nào?
- Tư thế ngồi có ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn hay không và ảnh hưởng như thế nào?
GV có thể tổ chức cho HS tập 1 bài tập thể dục ngắn tại lớp để tạo không khí lớp học vui vẻ và giúp các em hứng thú hơn với bài học