Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Lưu trữ tài liệu khoa học tại viện khoa học xã hội việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 22 - 26)

9. Bố cục của luận văn

1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Để nâng cao vai trò, phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 11 tháng 10 năm 1965 Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghị quyết quyết định tách Ban Khoa học xã hội trong Uỷ ban Khoa học Nhà nước thành Viện Khoa học Xã hội. Kể từ đây, cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn thực sự là tổ chức độc lập với cơ cấu tổ chức riêng, với đội ngũ gồm 425 cán bộ nhân viên. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm ban lãnh đạo và các tổ chức cơ sở bao gồm các Viện, các tổ nghiên cứu và toà soạn các tạp chí .

Ngày 31/7/1967, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 117 CP, quy định tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, Viện Triết học, Viện Kinh tế học, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Luật học, Thư viện Khoa học xã hội, Văn phòng, Vụ tổ chức cán bộ và các đơn vị sự nghiệp do Uỷ ban quản lý. Cơ cấu này được vận hành cho đến năm 1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định 23/NĐ-CP ngày 22/5/1993 về việc thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, có những thay đổi như sau:

Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm đã được đổi thành Giám đốc, các Phó Giám đốc;

Các viện nghiên cứu khoa học đã được bổ sung thêm: Viện Triết học, Viện xã hội học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, viện Kinh tế học, viện Kinh tế thế giới, viện Sử học, viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Viện Ngôn ngữ học, viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Tâm lý học, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Các cơ quan phục vụ nghiên cứu khoa học bao gồm : Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Tạp chí Việt Nam Khoa học xã hội.

Các cơ quan giúp việc Giám đốc Trung tâm có: Văn phòng, Ban Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Ban kế hoạch tài chính, Ban Hợp tác quốc tế, Thanh tra.

Các đơn vị nghiên cứu ngày càng tăng lên về số lượng: Ngày 13/9/1993, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 466/TTG thành lập 05 Trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia: Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu Nhật bản, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm nghiên cứu SNG và Đông âu, Trung tâm nghiên cứu khoa học gia đình và phụ nữ. Gần một năm sau, ngày 21/6/1994, Thủ tướng chính phủ lại quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Nhân văn trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. Tiếp theo, ngày 24/10/1995 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 689/TTG về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trên cơ sở tách Bảo tàng Dân tộc học ra khỏi Viện Dân tộc học) trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Ngày 20/9/1999, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 190/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Nghiên cứu Con người trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.

- Theo Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ về việc đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gồm:

Lãnh đạo Viện: Chủ tịch, các Phó chủ tịch;

05 Tổ chức giúp việc chủ tịch: Ban Tổ chức cán bộ, Ban Kế hoạch Tài chính, Ban Quản lý Khoa học, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng;

03 Cơ quan giúp việc:Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Trung tâm Phân tích và Dự báo;

28 đơn vị nghiên cứu chuyên ngành: Viện Triết học, Viện Tâm lý học, Viện Xã hội học, Viện Sử học, Viện Khảo cổ, Viện Dân tộc học, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm,Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện nghiên cứu Văn hoá, Viện nghiên cứu Con người, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Gia đình và Giới, Viện KHXH vùng Nam bộ, Viện KHXH vùng Trung bộ & Tây nguyên, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Vùng Bắc Bộ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Đông nam á, Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Viện nghiên cứu Châu phi &Trung đông, Viện Thông tin khoa học xã hội, Bảo tàng Dân tộc học.

Theo Nghị định số 53/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã lên tới 36 đơn vị:

1. Ban Tổ chức cán bộ.

2. Ban Kế hoạch - Tài chính.

3. Ban Quản lý khoa học.

4. Ban Hợp tác quốc tế.

5. Văn phòng.

6. Viện Triết học.

7. Viện Tâm lý học.

8. Viện Xã hội học.

9. Viện Sử học.

10. Viện Khảo cổ học.

11. Viện Dân tộc học.

12. Viện Văn học.

13. Viện Ngôn ngữ học.

14. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.

15. Viện Kinh tế Việt Nam.

16. Viện Nhà nước và Pháp luật.

17. Viện Nghiên cứu Văn hoá.

18. Viện Nghiên cứu Con người.

19. Viện Nghiên cứu Tôn giáo.

20. Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.

21. Viện Gia đình và Giới.

22. Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ.

23. Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ.

24. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

25. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.

26. Viện Nghiên cứu Trung Quốc.

27. Viện Nghiên cứu Đông Bắc á.

28. Viện Nghiên cứu Đông Nam á.

29. Viện Nghiên cứu châu Âu.

30. Viện Nghiên cứu châu Mỹ.

31.Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.

32. Viện Thông tin khoa học xã hội.

33. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

34. Trung tâm Phân tích và Dự báo.

35. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

36. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị tham mưu giúp việc Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập

các phòng chức năng; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 là các đơn vị nghiên cứu khoa học; các đơn vị quy định tại các khoản 35 và 36 là các đơn vị sự nghiệp khác.

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp còn lại thuộc Viện.

Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 03 Phó Chủ tịch. Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là người đứng đầu và lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về nhiệm vụ được phân công.

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt, quy chế hoạt động của Viện và quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện.

Hiện nay Viện Khoa học xã hội Việt Nam có 1.425 cán bộ, viên chức trong biên chế trong đó có 966 viên chức ngạch nghiên cứu khoa học, 710 cán bộ, viên chức có học hàm, học vị (học hàm Giáo sư và học vị TSKH, TS: 13 người; học hàm Phó giáo sư và học vị TSKH, TS: 114 người; học vị TSKH, TS: 255 người; Thạc sĩ: 328 người. [1, tr 1].

Một phần của tài liệu Lưu trữ tài liệu khoa học tại viện khoa học xã hội việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)