Nội dung, thành phần và đặc điểm của tài liệu

Một phần của tài liệu Lưu trữ tài liệu khoa học tại viện khoa học xã hội việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)

9. Bố cục của luận văn

1.3.1. Nội dung, thành phần và đặc điểm của tài liệu

- Nội dung tài liệu:

Tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam được sản sinh trong quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, thực hiện, phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trên các lĩnh vực: Chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội, văn hoá, dân tộc và tôn giáo, văn hoá và con người, tâm lý xã hội, vấn đề gia đình và giới, lịch sử, môi trường xã hội….

Trước những năm 1980, ngoài hoạt động khoa học thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhằm khai thác giá trị văn hoá, tinh thần và tổng kết các mặt đấu tranh xã hội của dân tộc ta như, đó là các đề tài: Lịch sử Việt Nam và lịch sử nông thôn Việt Nam, Lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ...; Các công trình tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; các công trình thuyết minh cơ sở khoa học trong đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta. [41, tr.1]

Từ sau Đại hội VI, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được đẩy mạnh. Ở giai đoạn này các chương trình trọng điểm đã được đưa vào kế hoạch 5 năm 1985-1990 : Chương trình A với 8 đề tài trọng điểm bao gồm những vấn đề về lý luận và thực tiễn của thời kỳ quá độ ở Việt Nam; Chương trình B với 14 đề tài trọng điểm bao gồm các vấn đề về văn hoá văn minh Việt Nam; Chương trình C với 5 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề tình hình thế giới và cơ sở khoa học của đường lối đối ngoại của Đảng; Chương trình D với 6 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề đấu tranh trên lãnh vực tư tưởng giữa 2 hệ thống thế giới; Chương trình E với 8 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề điều tra các vùng trọng điểm của đất nước.

Giai đoạn 1991-1995, một loạt hệ thống chương trình đề tài cấp nhà nước nghiên cứu và giải đáp những vấn đề có tầm chiến lược đối với sự phát triển

của đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH: 03 chương trình cấp nhà nước KX.01 „Những vấn đề lý luận về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta” gồm 15 đề tài, KX04 „Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội” gồm 17 đề tài, KX.06 “Văn hoá văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xẫ hội” gồm 17 đề tài.

Giai đoạn 1996-2000: Hệ Chương trình cấp nhà nước giai đoạn này gồm 03 chương trình: Chương trình KX.01 “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH của Việt Nam” với 10 đề tài; Chương trình KHXH.02 “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” với 7 đề tài; Chương trình KHXH.06

“Những vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại” với 09 đề tài.[38, tr.600-603]

Đặc biệt là từ năm 2001 sau khi có Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đi vào nề nếp, theo các trình tự thủ tục thống nhất được điều chỉnh bởi các quy định thống nhất của pháp luật: hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức (chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, hội nghị hội thảo khoa học) và dưới nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, không thuộc ngân sách nhà nước(quỹ phát triển, tài trợ của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước). Giai đoạn 2001-2005 Viện Khoa học xã hội Việt Nam được giao chủ trì 03 chương trình: chương trình KX.02 “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa- con đường và bước đi” với 10 đề tài;

Chương trình KX.04 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” với 09 đề tài; Chương trình KX.05 “Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá”với 12 đề tài. Bên cạnh các chương trình cấp nhà nước còn có các Đề tài độc lập cấp nhà nước như: “những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực

cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, “Hợp tác Á -ÂU và triển vọng tham gia của Việt Nam”;… Cùng với các chương trình cấp nhà nước, đề tài độc lập cấp nhà nước Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn triển khai các Chương trình cấp bộ, Đề tài độc lập cấp bộ, Dự án điều tra cơ bản, Hệ đề tài cấp viện trên các lĩnh vực như hệ thống chính trị, về văn hoá xã hội và con người, về lịch sử, dân tộc, tôn giáo… [49,tr.1-4]

-Thành phần tài liệu: Thành phần tài liệu cũng hết sức đa dạng gồm:

Tài liệu chương trình, đề tài, nhiệm vụ, dự án:

Tài liệu xét duyệt đề tài:

+ Bản đăng ký thực hiện đề tài, nhiệm vụ, dự án

+ Bản tổng hợp Danh mục đăng ký thực hiện đề tài, nhiệm vụ, dự án + Thuyết minh đề tài nhiệm vụ, dự án

+ Lý lịch khoa học của cán bộ tham gia dự tuyển Chủ nhiệm + Biên bản họp hội đồng cơ sở xét duyệt đề cương(thuyết minh) + Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng xét duyệt

+ Phiếu nhận xét của uỷ viên hội đồng xét duyệt + Phiếu đánh giá kết quả xét duyệt đề tài

+ Biên bản họp hội đồng tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm đề tài + Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm đề tài(nhiệm vụ, dự án)

+ Phiếu đánh giá thuyết minh đề tài(nhiệm vụ, dự án) cấp bộ của cá nhân đăng ký tuyển chọn

Quyết định phê duyệt

Tài liệu về tổ chức thực hiện nghiên cứu:

+ Hợp đồng thực hiện + Báo cáo chuyên đề

+ Báo cáo tổng hợp + Báo cáo tóm tắt + Báo cáo kiến nghị + Tài liệu liên quan + Báo cáo tiến độ

Tài liệu đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở

+ Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở + Phiếu đánh giá kết qủa nghiệm thu cấp cơ sở + Biên bản kiểm phiếu nghiệm thu cấp cơ sở + Phiếu tự đánh giá cấp cơ sở

+ Biên bản kiểm phiếu cấp cơ sở Tài liệu đánh giá nghiệm thu cấp bộ

+ Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ + Phiếu đánh giá kết qủa nghiệm thu cấp bộ + Biên bản kiểm phiếu nghiệm thu cấp bộ + Phiếu tự đánh giá cấp bộ

+ Biên bản kiểm phiếu cấp bộ + Biên bản thanh lý

Riêng đối với đề tài nhiệm vụ cấp viện: ngoài thành phần tài liệu xét duyệt, tổ chức thực hiện, thì tài liệu nghiệm thu ở đây cũng có 2 mức: mức cơ sở và mức nghiệm thu tổng thể hệ đề tài. Còn các đề tài, nhiệm vụ, dự án cấp nhà nước, cấp bộ được Nhà nước giao trực tiếp thì ngoài thành phần tài liệu tổ chức thực hiện, đánh giá nghiệm thu đánh giá còn có thêm tài liệu thẩm định đề cương nghiên cứu.

Tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học:

Hội thảo khoa học quốc tế cấp Quốc gia:

+ Văn bản, tờ trình, kiến nghị, đề xuất mở hội thảo.

+ Quyết định cho phép của Đảng và Nhà nước.

+ Quyết định thành lập ban tổ chức và ban điều hành.

+ Lời khai mạc.

+ Báo cáo chính tại hội nghị, báo cáo đề dẫn.

+ Các báo cáo tham luận.

+ Báo cáo của các tiểu ban.

+ Các kiến nghị.

+ Biên bản

+ Bài phát biểu của Lãnh đạo cấp trên, + Nghị quyết hội nghị, biên bản hội nghị,

+ Lời bế mạc, báo cáo thông báo kết quả hội nghị, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình về hội nghị (nếu có)

Hội thảo, hội nghị khoa học cấp bộ, cấp viện trực thuộc.

+ Lời khai mạc.

+ Báo cáo chính tại hội nghị, + Các báo cáo tham luận.

+ Bài phát biểu của ban lãnh đạo , cấp trên.

+ Nghị quyết hội nghị, biên bản hội nghị.

+ Lời bế mạc, thông báo kết quả hội nghị, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình về hội nghị (nếu có).

-Đặc điểm tài liệu: Tài liệu nghiên cứu khoa học ở đây vừa là nguồn sử liệu trực tiếp nhưng cũng là nguồn sử liệu gián tiếp, thường đa dạng hơn về vật mang tin (trên giấy, trên đĩa, băng…), phong phú về nội dung, phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hoá, kinh tế-xã hội, …)

Một phần của tài liệu Lưu trữ tài liệu khoa học tại viện khoa học xã hội việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)