9. Bố cục của luận văn
1.3.2. Giá trị của tài liệu nghiên cứu khoa học
Với đặc thù là cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn hàng đầu của đất nước, thường tiến hành nghiên cứu những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực xã hội, con người, đời sống nên tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động trở nên một nguồn thông tin quý giá, phản ánh những tiến bộ khoa học của các ngành, thể hiện lịch sử phát triển của nền khoa học quốc gia, là nguồn sử liệu phản ánh các quy luật vận động và phát triển của lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn; là căn cứ để tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học mới; là cơ sở cung cấp dữ liệu quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chính sách của các cấp lãnh đạo…, tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn là một trong những thành tố của phông lưu trữ quốc gia Việt Nam
- Phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Tài liệu nghiên cứu ghi lại dấu ấn hoạt động của cơ quan, phản ánh quá trình hoạt động của đội ngũ cán bộ, viên chức của Viện đã thực hiện mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức và tập thể viện Khoa học xã hội Việt Nam đã làm, đã theo dõi và đã hoàn thành trong hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Cụ thể ở đây chúng ta có thể thấy hoạt động quản lý khoa học thông qua các hồ sơ về phê duyệt, tuyển chọn đề tài nghiên cứu, qua hồ sơ tài liệu nghiệm thu kết quả nghiên cứu. Còn hoạt động nghiên cứu chúng ta có thể thấy qua các kết quả báo cáo điều tra khảo sát của các dự án điều tra, các báo cáo tổng hợp và báo cáo kiến nghị của các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện. Chúng ta cũng có thể tìm thấy từ hồ sơ phê duyệt và thực hiện các hội thảo khoa học, các báo cáo tham luận…những đóng góp công sức của người quản lý cũng như người nghiên cứu trong đó.
- Đối với công tác quản lý: Là cơ quan khoa học đầu ngành với chức năng nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm của nhà
nước, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học để các cấp lãnh đạo hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nêu trên hàng năm Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận và sản sinh ra rất nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học mang những thông tin phản ánh họat động này.
Tài liệu lưu trữ nghiên cứu khoa học ở đây là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học đối với các đơn vị nghiên cứu trực thuộc. Trong công tác quản lý khoa học, tài liệu nghiên cứu khoa học từ chương trình, đề tài, dự án có thể giúp cho các nhà quản lý khoa học có đầy đủ thông tin để có được cách nhìn tổng quát và cụ thể thông qua việc đánh giá và tổng kết lại toàn bộ các công trình khoa học đã nghiên cứu, từ đó đúc rút để đưa ra kế hoạch nghiên cứu dài hạn, ngắn hạn và trọng điểm mang hiệu quả cao, có cơ sở khoa học để đưa ra những quyết định đúng đắn và mang tính khoa học trong việc chọn chủ nhiệm đề tài và tuyển chọn giao đề tài cần nghiên cứu, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo trong nghiên cứu khoa học.
Tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn có giá trị trong việc làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc về khiếu nại, khiếu kiện trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, những thông tin trong tài liệu nghiên cứu giúp cho chúng ta có thể tìm lại từ việc tuyển chọn, phê duyệt đề tài cho đến các bước triển khai thực hiện và kết quả thực hiện: những thông tin này chúng ta có thể tìm thấy trong tài liệu đầu tiên của đề tài đó là thuyết minh đề tài nghiên cứu, quyết định thành lập hội đồng tuyển chọn, quyết định phê duyệt đề tài, Hợp đồng nghiên cứu, báo cáo tiến độ thực hiện đề tài, sản phẩm nghiên cứu( các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo kiến nghị, Báo cáo số liệu điều tra, kỷ yếu hội thảo…) và kết quả nghiệm
thu của hội đồng nghiệm thu các cấp (phiếu nhận xét đánh giá của thành viên hội đồng, …đó là những chứng cứ minh chứng cho hoạt động thực hiện nghiên cứu và quản lý của các cá nhân tổ chức tham gia hoạt động khoa học.
Đây là bằng chứng để so sánh đối chiếu giúp cho việc kiểm tra và đánh giá, tổng kết hiệu quả hoạt động nghiên cứu và quản lý nghiên cứu khoa học, là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm toán và giải quyết khiếu nại khiếu kiện trong hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt hồ sơ về quản lý và nghiên cứu khoa học của từng công trình nghiên cứu là cơ sở pháp lý cho việc xem xét đối chứng trong khiếu nại về bản quyền tác giả.
Trên cở sở kết quả nghiên cứu hàng năm và nhiều năm ở từng lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình kế hoạch nghiên cứu khoa học phù hợp
Từ việc việc đánh giá tổng kết hoạt động nghiên cứu, giúp cho cơ quan chủ quản đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành và triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó ban hành các văn bản quản lý mang hiệu lực và hiệu quả.
Là căn cứ để giải quyết vấn đề khen thưởng, xét phong các chức danh học hàm trong nghiên cứu khoa học.
Tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn là một nguồn thông tin cần thiết không thể thiếu-thông tin dự báo quan trọng cho Đảng và Nhà nước, cụ thể ở đây là những kiến nghị, những dự báo mang tính khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam được đúc rút từ kết quả nghiên cứu để cung cấp cho Đảng và nhà nước những luận cứ khoa học về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bản sắc văn hoá việt Nam, chính sách về tôn giáo và dân tộc, giảm nghèo ở Việt Nam… làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển đất nước. “Nhiều sản phẩm khoa học xã hội và nhân văn có chất lượng đã ra đời, đặc biệt là phải kể đến sự đóng góp của Trung tâm trong việc góp phần bổ sung, lý giải và làm rõ thêm những quan
điểm của Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Nhiều kết luận khoa học về khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước”[34, tr.1]. “Nhiều kết luận của khoa học xã hội và nhân văn đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới” [32, tr.1; 29, tr.2]
-Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Tài liệu nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sản phẩm của các công trình nghiên cứu là thành quả lao động của cá nhân, tập thể các nhà khoa học có giá trị về khoa học và thực tiễn, là cơ sở để các công trình nghiên cứu sau tham khảo, kế thừa và phát triển, giúp cho những người đi sau có được thông tin về lịch sử vấn đề đã nghiên cứu từ đó có thể kế thừa, xác định hướng nghiên cứu mới, tránh được nghiên cứu lặp .
Chúng ta có thể tìm thấy trong tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam những thông tin như :
Thông tin về hệ thống chính trị, pháp luật qua các thời kỳ ở những hồ sơ khoa học về Luật pháp, Triết học.
Thông tin về vấn đề văn hoá, xã hội qua các hồ sơ nghiên cứu về vấn đề xã hội, tôn giáo, bình đẳng giới, gia đình, dân tộc, văn hoá dân gian …
Thông tin về kinh tế- xã hội qua các tài liệu nghiên cứu, điều tra về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, doanh nghiệp, vùng miền Việt Nam…,
Khi nghiên cứu về khối tài liệu trên, người nghiên cứu không chỉ có được những thông tin về từng lĩnh vực kinh tế-xã hội, chính trị, Văn hoá…của các quốc gia, vùng miền, doanh nghiệp... mà còn có được những thông tin tổng hợp từ các số liệu điều tra cơ bản kinh tế xã hội môi trường… từ đó có thể kế thừa, có thể phát triển, có thể sử dụng các số liệu điều tra…cho công trình nghiên cứu có liên quan.
+ Là nguồn sử liệu: Khối hồ sơ, tài liệu nghiên cứu khoa học được lưu giữ, bảo quản tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam là một nguồn sử liệu quan trọng, được đúc kết từ công sức của thế hệ các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua. Đó là nguồn sử liệu cung cấp khá đầy đủ thông tin về lịch sử đất nước, con người qua các thời đại trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế-xã hội, văn hoá, ... Tại đây chủ yếu là nguồn sử liệu gián tiếp, bởi thông tin mà các độc giả tiếp cận được trong khối tài liệu này là nguồn thông tin đã qua tiếp cận, xử lý của các nhà khoa học, tính gián tiếp của nó thể hiện rõ nhất là ảnh hưởng bởi tính chủ quan của các nhà khoa học và quy định bởi mục đích của đề tài khoa học. Tuy nhiên nó vẫn là nguồn sử liệu tin cậy, bởi đã được sàng lọc, nghiên cứu, so sánh, đối chiếu bằng các phương pháp khoa học và đã được nghiệm thu, đánh giá qua các hội đồng khoa học. Mặt khác nó lại là nguồn sử liệu trực tiếp để nghiên cứu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu hoạt động khoa học của viện Khoa học xã hội Việt Nam.
- Trong lĩnh vực văn hoá giáo dục: Từ nghiên cứu tìm hiểu về văn hoá của các quốc gia, dân tộc, tìm hiểu về văn hoá của các vùng, miền, tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước và phát triển đất nước của người Việt qua tài liệu nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể đúc rút những bài học để giữ gìn và phát triển các yếu tố văn hoá tốt đẹp của truyền thống và hiện đại, đồng thời qua đó giáo dục truyền thống dân tộc, tuyên truyền giáo dục lịch sử văn hoá, dân tộc tiếp thu những tinh hoa của văn hoá nhân loại.
-Trong lĩnh vực đào tạo: Cung cấp những thông tin tư liệu phục vụ cho giảng dạy: Các giảng viên giáo viên có thể tìm thấy ở đây những thông tin về các vấn đề về khoa học xã hội nhân văn để dùng trong công tác giảng dạy, đó là những tài liệu phản ánh việc nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn trong nước, tài liệu nghiên cứu các vấn đề về khoa học xã hội trên thế giới và khu vực được đúc rút từ nghiên cứu lý luận và điều tra khảo
sát thực tiễn. Đặc biệt từ khối tài liệu khoa học này đã hình thành nên những bài giảng cô đọng có sức lôi cuốn và có sức thuyết phục cao đối với người nghe.
+ Cung cấp những thông tin tư liệu phục vụ học tập: Học sinh, sinh viên và học viên có thể tìm kiếm tại đây những thông tin trong các tài liệu nghiên cứu khoa học về những vấn đề khoa học xã hội nhan văn để dùng cho việc tìm hiểu học tập của họ. Đối với sinh viên, học sinh khi nghiên cứu khối tài liệu này giúp họ có được những tư liệu quý, những phương pháp cách tiếp cận và giải quyết những vấn đề về khoa học xã hội mà các nhà nghiên cứu đã đặt ra và giải quyết.
- Về mặt xã hội: Từ khối tài liệu này đã hình thành những bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí hoặc xuất bản thành sách, những công trình này đã góp phần lý giải những vấn đề mang tính xã hội đang tranh luận, phát huy được những giá trị của lịch sử, văn hoá, văn minh Việt Nam, trong những năm qua nhiều tài liệu lưu trữ khoa học đã được xuất bản thành sách và trở thành thông tin rộng rãi đến với các tầng lớp nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ và nhân dân đặc biệt là tầng lớp trẻ, góp phần ổn định và phát triển xã hội.
- Đối với công tác xuất bản: tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ sở cho việc xuất bản các ấn phẩm về khoa học xã hội như: biên soạn một số công trình khoa học lớn của quốc gia: bộ Lịch sử Việt Nam(thông sử) gồm 15 tập, bộ lịch sử văn hoá Việt Nam (8 tập), bộ Lịch sử Văn học Việt Nam (10 tập), bộ Sử thi Tây Nguyên(62 tập)...[30, tr .5]
Tiểu kết chương I:
Hơn 50 năm hình thành và phát triển, Viện khoa học xã hội Việt Nam đã dần hoàn thiện về mặt tổ chức, từng bước khẳng định vai trò vị trí của mình là cơ quan đầu ngành về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của
đất nước. Trong quá trình hoạt động đã hình thành nên khối lượng lớn tài liệu khoa học từ kết quả triển khai thực hiện nghiên cứu các chương trình, đề tài, dự án, các hội nghị hội thảo khoa học. Đây là khối tài liệu có giá trị không chỉ riêng đối với cơ quan, đối với ngành khoa học xã hội nhân văn mà còn có giá trị trong việc cung cấp thông tin dự báo, những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.
Chương 2. THỰC TRẠNG LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC TẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ xuất bản năm 1992 định nghĩa lưu trữ là cất giữ và sắp xếp, hệ thống hoá hồ sơ, tài liệu để tiện tra cứu, khai thác[56, tr.598]
Lưu trữ tài liệu khoa học là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động tổ chức quản lý công tác lưu trữ và các hoạt động nghiệp vụ về lưu trữ, nhằm mục đích bảo vệ an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ cho các nhu cầu thực tiễn và nghiên cứu lịch sử của cơ quan, tổ chức và công chúng.
Lưu trữ tài liệu nói chung và lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài nội dung và mục đích như đã nêu trên, lưu trữ tài liệu khoa học tại đây bao gồm các hoạt động tổ chức quản lý (tuyên truyền phổ biến pháp luật, thiết lập tổ chức và bố trí cán bộ làm công tác lưu trữ, ban hành văn bản quản lý chỉ đạo công tác lưu trữ, kiểm tra, hướng dẫn công tác lưu trữ, thống kê báo cáo công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ, đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ) và hoạt động nghiệp vụ (thu thập, tổ chức khoa học tài liệu, tổ chức bảo quản, tổ chức khai thác sử dụng, tổ chức giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử).
Công tác lưu trữ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có lưu trữ tài liệu khoa học được giao cho Văn phòng đảm nhiệm. Văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc chủ tịch Viện trong việc quản lý công tác lưu trữ và tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về lưu trữ trong toàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam[53, tr.1-2]
Theo các quy định hiện hành của nhà nước, tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam là một trong những thành tố của tài liệu lưu trữ quốc gia.
2.1. Tổ chức quản lý công tác lưu trữ
2.1.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác lưu trữ
Để quản lý và thực hiện công tác lưu trữ, yêu cầu đầu tiên là phải thiết lập tổ chức và nhân sự để đảm nhiệm công việc này. Thiết lập cơ cấu tổ chức