CHƯƠNG 2: THỰC TRANG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG
2.2.2 Kế toán tài chính theo cơ sở tiền mặt
a) Xác định - ghi nhận, đo lường đối tượng kế toán a1) Xác định đối tượng kế toán:
+ Các đối tượng là tài sản gồm: Tiền mặt, tiền gửi kho bạc, ngân hàng mà đơn vị lưu trữ và sử dụng với chức năng thanh toán có gốc từ NSNN cấp kinh phí khi đầu tư mua sắm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định dùng cho hoạt động ự nghiệp hoặc chi cho xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa lớn tài sản cố định có gốc kinh phí do NSNN cấp.
+ Các đối tượng là nguồn kinh phí có gốc NSNN hoặc do nhà nước kiểm soát như:
Nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước, nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định nhận bằng tiền hoặc đã chuyển từ tiền sang trạng thái hiện vật hoặc phi hiện vật để phục vụ cho các hoạt động tương ứng (hoạt động giáo dục đào tạo, thực hiện dự án đào tạo mà cấp trên giao …) trong năm tài chính.
a2) Ghi nhận và đo lường đối tượng kế toán:
Việc xác định giá trị đối tượng kế toán là tài sản căn cứ tổng tri giá thực chi kinh phí từ ngân sách để hình thành tài sản trong năm tài chính. Việc xác định nguồn kinh phí gốc NSNN, hoặc nguồn do nhà nước kiểm soát căn cứ tổng giá trị thực thu (còn gọi là đơn vị được cấp) trong năm tài chính. Thông thường căn cứ dữ liệu giao dự toán, rút dự toán kinh phí hoạt động để chi tiêu phục vụ giảng dạy, đào tạo của các trường hàng năm.
b) Thu nhận - xử lý - cung cấp thông tin biến động của đối tượng kế toán b1) Thu nhận thông tin ban đầu qua chứng từ kế toán
Thông thường kế toán dựa trên các chứng từ do Kho bạc – nơi kiểm soát chi NSNN phát hành như: Giấy rút dự toán kiêm phiếu chi tiền mặt hoặc Giấy rút dự toán kiêm chuyển khoản, Lệnh chi … Kèm Phiếu thu, Phiếu chi do kế toán nhà trường phát hành. Bên cạnh đó có hồ sơ TSCĐ mua sắm bởi NSNN cấp kinh phí hoạt động, Bảng kê vật tư dụng cụ tồn cuối năm, Biên bản kiểm nghiệm công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản hoàn thành có gốc kinh phí hoạt động do NSNN cấp.
b2) Xử lý thông tin qua tài khoản kế toán
* Tài khoản kế toán:
Trước 31/12/2017, kế toán các trường THCNCL sử dụng: Các tài khoản nội bảng: Tài khoản tài sản: TK Tiền mặt, TK Tiền gửi ngân hàng, kho bạc, TK Nguyên liệu, vật liệu, TK Tài sản cố định hữu hình, TK Tài sản cố định vô hình, TK Xây dựng cơ bản dở dang (chi tiết: xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ). Tài khoản phản ánh nguồn: TK Nguồn kinh phí hoạt động, TK Nguồn kinh phi dự án, TK Nguồn kinh phí thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước, TK Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, TK Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau. Đồng thời với các tài khoản ngoại bảng: TK Dư toán chi hoạt động, TK Dự toán chi chương trình, dự án
Sau 31/12/2017, kế toán sử dụng các tài khoản ngoại bảng: TK Dự toán chi hoạt động, TK Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản, TK Thu hoạt động khác được để lại.
* Phản ánh biến động của đối tượng kế toán vào tài khoản kế toán:
Trước 31/12/2017, kế toán áp dụng cơ sở tiền mặt rõ nét khi ghi nhận giá trị TSCĐ mới hình thành trong niên độ có gốc từ NSNN cấp kinh phí. Cụ thể tại thời điểm hình thành, kế toán ghi nhận toàn bộ giá trị (nguyên giá) TSCĐ vào chi của hoạt động tương ứng (chi hoạt động giáo dục đào tạo, chi hoạt động thực hiện dự án nhà nước giao hay chi thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước). Kế toán không áp dụng đồng bộ cơ sở tiền mặt khi ghi nhận kinh phí NSNN cấp cho chi mua nguyên vật liệu, dụng cụ hay chi cho sửa chữa lớn hay xây dựng cơ bản trong niên khóa tài chính, mà chỉ chú trọng ghi nhận thông tin đối với biến động của các đối tượng có
gốc hình thành từ kinh phí hoạt động do NSNN cấp. Cụ thể ghi tăng chi hoạt động đối ứng tăng kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau. Việc ghi nhận số thực nhận để chi tiêu kinh phí từ NSNN cấp được ghi đơn trên tài khoản ngoại bảng căn cứ chứng từ rút dự toán, cụ thể ghi đơn có Tài khoản Dự toán chi hoạt động hoặc ghi có Tài khoản Dự toán chi chương trình, dự án.
Sau 31/12/2017, việc sử dụng duy nhất hệ thống tài khoản ngoại bảng, việc áp dụng cơ sở tiền mặt rõ nét hơn khi kế toán chỉ phản ánh vào một hệ thống tài khoản ngoại bảng (008, 009, 018) căn cứ chứng từ của kho bạc thể hiện tăng tiền nhận từ ngân sách khi nhận quyết định giao dự toán và giảm tiền từ NSNN khi rút dự toán để sử dụng.
b3) Cung cấp thông tin qua báo cáo của kế toán:
Việc lập báo cáo và cung cấp thông tin của kế toán các trường THCNCL phải theo qui định của luật pháp và chế độ kế toán, chính sách quản lý tài chính hiện hành. Trước 31/12/2017, báo cáo của kế toán được gọi chung là báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, tình hình thu chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình thực trạng đơn vị và làm căn cứ giám sát điều hành hoạt động của đơn vị. Trong đó báo cáo quyết toán là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm sau khi đã được chỉnh lý sửa đổi bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định pháp luật. Do vậy, không có hệ thống báo cáo của kế toán theo cơ sở tiền mặt đầy đủ ở các trường THCNCL Việt nam. Sau 31/12/2017, hầu hết kế toán các trường đều khẳng định việc lập Báo cáo quyết toán độc lập với báo cáo tài chính chính và nguồn gốc thông tin chỉ dựa trên căn cứ số tiếp nhận và số rút ra sử dụng kinh phí từ NSNN cấp và các nguồn do nhà nước kiểm soát chính là biểu hiện của báo cáo theo cơ sở tiền mặt. [Phụ lục 2.7].
Đứng trên góc độ quyết toán NSNN 100% các quan sát trong mẫu khẳng định báo cáo đơn vị lập chú trọng thông tin quyết toán kinh phí từ NSNN và các quĩ nhà nước kiểm soát. [Baocao3chutrongquyettoan. Phụ lục 2.5]. Đồng thời căn cứ hiểu biết về nội dung kế toán trước 31/12/2017 có 36,5% quan sát trong mẫu chú trọng báo cáo B03-H tương tự với hiểu biết về nội dung kế toán sau 31/12/2017 cũng có
6,3% quan sát trong mẫu đánh giá cao sự khó khăn khi lập B01/BCQT. [Baocao9- T31122017. Phụ lục 2.5], [Baocao9-S31122017. Phụ lục 2.5].