Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam (Trang 137 - 140)

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG

2.3.1 Kết quả đạt được

Kết quả khảo sát cũng như nghiên cứu điển hình cho thấy các trường THCNCL đã thực hiện đầy đủ qui định về qui chế tài chính từ việc lập dự toán thu, chi, tiếp nhận và sử dụng các nguồn thu và quyết toán các nguồn đó, đồng thời vận dụng đúng qui định pháp qui về kế toán đơn vị sự nghiệp công lập hiện hành. Việc vận dụng đúng các quy định hiện hành vào thực thế công tác kế toán từ thu nhận, xử lý đến cung cấp thông tin kế toán giúp thông tin kế toán mang giá trị pháp lý cao.

a) Về cơ sở kế toán và nguyên tắc kế toán tương ứng:

Kết quả khảo sát chọn mẫu cũng như khảo sát điển hình trong năm năm gần đây và chia thành hai giai đoạn trước và sau 31/12/2017, cho thấy đã có những dấu hiệu thay đổi về cơ sở kế toán cũng như nguyên tắc kế toán từ nhận thức đến thực hiện nội dung công tác kế toán tại các trường THCNCL. Vẫn là ứng dụng đồng thời cơ sở dồn tích và cơ sở tiền mặt song trước 31/12/2017 kế toán thực hiện cùng một hệ thống xử lý thông tin tài chính, còn sau 31/12/2017 kế toán phân tách rõ hơn bộ phận xử lý thông tin kế toán theo cơ sở dồn tích và bộ phận xử lý thông tin kế toán theo cơ sở tiền mặt. Mặc dù chưa thực hiện triệt để thống nhất các nguyên tắc gắn với từng cơ sở kế toán nhưng về cơ bản kế toán các trường THCNCL tuân thủ được nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc thực hiện, nguyên tắc phù hợp khi xử lý thông tin kế toán chung theo cơ sở dồn tích.

b) Về việc xác định đối tượng kế toán và đo lường đối tượng kế toán

Cơ bản các đối tượng kế toán được xây dựng đảm bảo giúp kế toán thu nhận và cung cấp thông tin kinh tế tài chính liên quan đến các hoạt động của các trường THCNCL trên các khía cạnh vị thế tài chính, kết quả các hoạt động đúng chức năng chính là giáo dục đào tạo cũng như các hoạt động khác.

Kết quả khảo sát mẫu cũng như khảo sát điển hình cho thấy việc xác định và đo lường đối tượng kế toán giữa giai đoạn trước 31/12/2017 và sau 31/12/2017 có cải tiến rõ nét một mặt phù hợp với việc tăng cường vận dung cơ sở kế toán dồn tích đầy đủ trong phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị, cũng như sự

đổi mới trong cơ chế tài chính và chính sách hoạt động của các trường theo hướng đẩy mạnh tự chủ.

c) Về thu nhận thông tin ban đầu qua chứng từ kế toán:

Kế toán các trường thực hiện tốt chế độ chứng từ kế toán, với các biểu mẫu, chương trình luân chuyển chứng từ hợp lý, bảo đảm theo đúng các qui định đồng thời thuận tiện cho công tác ghi sổ. Ngoài các biểu mẫu chứng từ qui định trong chế độ, một số trường cũng đã thiết kế, sử dụng thêm các chứng từ đặc thù, phục vụ cho công tác quản ly tài chính trong đơn vị (ví dụ bảng kê thu học phí theo ngày kèm theo chứng từ ghi sổ theo từng nhân viên thu học phí, Bảng kê thanh toán kèm theo chứng từ ghi sổ…). Các trường cũng đã tuân thủ tốt việc ghi chép các nội dung bắt buộc trên chứng từ. Trong trường hợp các trường có liên kết đào tạo, việc thu học phí do các đơn vị liên kết đào tạo thu trực tiếp từ người học và nộp cho trường thông qua Kho bạc, ngân hàng, nên chỉ có các chứng từ chuyển tiền của đơn vị liên kết đào tạo, chứ không có các chứng từ gốc đính kèm. Cùng với sự ứng dụng tin học trong kế toán, rất nhiều trường hiện nay tự in một số chứng từ cơ bản (phiếu thu, phiếu chi, Biên lai thu học phi, các bảng kê thu, chi tiền...). Điều này tiết kiệm đáng kể thời gian và khả năng sai sót khi lập các chứng từ. Riêng đối với các chứng từ liên quan đến kinh phí ngân sách nhà nước, các trường phải tiến hành viết tay trên các mẫu chứng từ in sẵn của Kho bạc. Việc kiểm tra trong và sau ghi sổ luôn được tôn trọng, thông thường, trước khi chứng từ được sử dụng để ghi sổ, các chứng từ được kiểm tra bởi kế toán phụ trách phần hành. Đối với những nghiệp vụ đòi hỏi phải có sự phê duyệt của kế toán trưởng trước khi thực hiện nghiệp vụ, các chứng từ còn được kế toán trưởng kiểm tra trước khi ký phê duyệt nghiệp vụ. Nội dung kiểm tra chứng từ bao gồm kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ, tính chính xác của thông tin, sự đầy đủ của chữ ký, và định khoản trên chứng từ. Việc lưu trữ chứng từ kế toán tại các trường cũng được tuân thủ theo đúng chế độ qui định. Các chứng từ sau khi ghi sổ đều được đóng thành tập theo tháng và lưu trữ, bảo quản theo đúng thời hạn qui định.

d) Về xử lý thông tin thông qua phản ánh biến động của đối tượng kế toán vào tài khoản kế toán:

Kế toán các trường THCNCL áp dụng kế toán dành cho đơn vị sự nghiệp có thu; xây dựng hệ thống sổ kế toán khá đầy đủ, vận dụng linh hoạt theo các đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. Đối với các trường sử dụng phần mềm kế toán, hệ thống sổ được thiết kế trên máy tính nên các thông tin ghi chép trên sổ rất rõ ràng, và hệ thống sổ được in ra lưu trữ theo đúng qui định của chế độ kế toán.

Kế toán thực hiện khá tốt quá trình ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguồn thu sự nghiệp, nguồn chi sự nghiệp theo đúng chế độ qui định. Nhìn chung công tác kế toán tại các trường THCNCL đã phần nào đáp ứng được yêu cầu truyền tải thông tin liên quan đến tình hình tài chính hay tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản, kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo nghề cũng như các hoạt động khác là căn cứ quan trọng để lãnh đạo nhà trường đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đơn vị. Kế toán đã theo dõi nguồn kinh phí của các trường một cách khá chi tiết, rõ ràng theo từng nguồn hình thành, giúp cơ quan chủ quản quản lý được tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán từng nguồn kinh phí không chỉ ở một trường mà trong cả hệ thống các trường trực thuộc. Với các nguồn thu sự nghiệp và thu khác, kế toán cũng phản ánh và cung cấp thông tin từng loại nguồn thu, việc sử dụng như thế nào. Việc kiểm soát các nguồn thu này còn có vai trò của KBNN dưới góc độ giám sát việc thu chi không dùng tiền mặt. Qua đây đơn vị chủ quản có quyết sách hỗ trợ các trường tăng các nguồn thu hợp pháp phục vụ nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo dạy nghề tại các trường THCNCL.

Kế toán các khoản chi chấp hành qui chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ và được ghi nhận theo từng nguồn tài trợ và tuân thủ chặt chẽ mục lục NSNN, phần nào giúp phân tích đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu, hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn kinh phí của nhà trường. Kế toán các trường thực hiện khá tốt chức năng kiểm tra của kế toán khi kiểm soát các khoản thu, chi, xác định chênh lệch thu, chi của từng hoạt động, việc lập và sử dụng các quĩ, quản lý và sử dụng tài sản cố đinh… Giúp giám sát việc chấp hành dự toán kinh phí, qui chế chi tiêu nội bộ, ngăn ngừa sai sót, thất thoát, lãng phí. Khi có sự thay đổi về chính sách kế toán, kế toán

các trường THCNCL luôn đảm bảo thích ứng được với hệ thống tài khoản mới phản ánh mọi biến động của đối tượng kế toán trên tài khoản, sổ sách kế toán.

Thông qua kết quả khảo sát mẫu và khảo sát điển hình ở hai giai đoạn trước và sau 31/12/2017 có thể nhận thấy việc xây dựng tài khoản cũng như việc ghi nhận phát sinh của các đối tượng kế toán vào tài khoản, sổ sách kế toán theo các nguyên tắc đặc trưng của kế toán theo cơ sở dồn tích, đặc biệt những thay đổi trong ghi nhận doanh thu, chi phí của hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo là minh chứng rõ nét của việc thay đổi cơ sở kế toán. Thêm vào đó là chuyển biến trong cách ghi nhận các giao dịch kinh tế liên quan đến NSNN hoặc các nguồn quỹ mà nhà nước kiểm soát từ một hệ thống tài khoản nội bảng sang phân tách ở hai hệ thống tài khoản nội và ngoại bảng.

e) Về cung cấp thông tin kinh tế trên báo cáo của kế toán

Kế toán các trường đã lập đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng qui định của chế độ tài chính, chế độ kế toán. Việc nhận thức và thực hiện lập các báo cáo dần theo đúng bản chất của thông tin ở từng loại báo cáo và phù hợp yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin. Hệ thống báo cáo kế toán từ một hệ thống dùng cho cả công bố thông tin tài chính chung và quyết toán NSNN với nhà nước đã tách bạch rõ ràng hơn thành hai hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, phân định giới hạn thu nhận thông tin và cung cấp thông tin đảm bảo sự phù hợp với hệ thống thông tin cơ quan quản lý NSNN cũng như tăng cường khả năng so sánh thông tin công bố giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo công lập và tư thục. Nhiều trường đã chú trọng tổ chức hệ thống kiểm soát, nhằm giảm thiểu những gian lận và sai sót có thể xảy ra trong việc ghi chép và báo cáo thông tin.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các trường trung học chuyên nghiệp công lập Việt Nam (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(361 trang)