CHƯƠNG 2: THỰC TRANG KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CÔNG LẬP VIỆT NAM
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG
2.2.3 Kế toán tài chính theo cơ sở dồn tích
a) Xác định - ghi nhận, đo lường đối tượng kế toán a1) Xác định đối tượng kế toán:
* Đối tượng là tài sản:
Dữ liệu khảo sát kế toán các trường THCNCL dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện trước 31-12-2017 cho thấy hầu hết các kế toán các trường chú trọng xác định nguồn lực thuộc sở hữu của đơn vị (giao cho đơn vị toàn quyền sử dụng) để thu lợi ích hiện tại và tương lai là tài sản của mình. Các đối tượng chưa thuộc sở hữu nhưng thuộc kiểm soát của nhà trường (ví dụ tài sản thuê tài chính, tài sản trả góp dài hạn, tài sản do doanh nghiệp liên kết góp vốn hoạt động có phân giai đoạn chuyển giao sở hữu từng phần tùy theo tiến trình cung cấp học sinh được đào tạo theo đơn đặt hàng …) được kế toán ghi nhận theo hướng dẫn của đơn vị chủ quản. Vốn bằng tiền chủ yếu là tiền Việt Nam để tại két hay gửi ngân hàng kho bạc, hoặc đang chuyển. Hàng tồn kho gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng, sản phẩm hàng hóa, cụ thể như: văn phòng phẩm phục vụ đào tạo, giảng dạy, sản phẩm hoặc hàng hóa ở các trường đào tạo nghề thực hành nấu ăn, thực hiện dịch vụ nhà hàng khách sạn, sửa chữa điện lạnh điện tử, thuốc bào chế ở trường trung cấp y dược … Khoản đầu tư tài chính: ít tồn tại ở trườngTHCNCL chủ yếu là khoản tiền gửi tiết kiệm để thu lãi, nguồn của khoản này có thể từ tiền của hoạt động dịch vụ hoặc tiền quĩ phúc lợi. [cosokt12- T31122017. Phụ lục 2.5]. Tuy nhiên trong khảo sát sâu, tác giả thấy ở một vài trường gặp khó khăn trong ghi nhận đối tượng phát sinh giao dịch với bản chất của hoạt động liên doanh đồng kiểm soát. [cosokt3dautulienket-T31122017. Phụ lục 2.5]. Các khoản nợ phải thu là tài sản của đơn vị đang trong quá trình thanh toán phải thu dưới những hình thức khác nhau do tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị chiếm dụng, như phải thu của khách hàng thường có ở các trường có kinh doanh sản phẩm do đào tạo nghề làm ra như nhóm trường khách sạn du lịch, công nghệ thực phẩm…, phải thu nội bộ, khoản tạm ứng cho cán bộ nhân viên … Tài sản cố định:
gồm phòng học, văn phòng, sân bãi, tường rà, máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy, quản lý … là tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể hoặc không có hình thái vật chất cụ thể nhưng thể hiện lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được các lợi ích hiện tại và tương lai hoặc các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng thỏa mãn đặc quyền của đơn vị, đồng thời thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định (thời gian sử dụng trên một năm, nguyên giá từ mười triệu trở lên hoặc năm triệu trở lên với tài sản không phải nhà cửa vật kiến trúc).
Dữ liệu khảo sát kế toán các trường THCNCL dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện từ sau 31-12-2017 cho thấy các đối tượng kế toán là tài sản gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn, như: tiền, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ phải thu, các loại hàng tồn kho, tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Trong loại đối tượng này có bổ sung đối tượng khác biệt so với giai đoạn trước là khoản Tạm chi.
Khoản tạm chi phản ánh các khoản thời chi khi chưa đủ điều kiện ghi nhận thực chi hoặc chưa biết nguồn để chi như bổ sung thu nhập người lao động khi không có tồn quỹ bổ sung thu nhập, chi từ dự toán ứng trước cho năm sau…Với cùng câu hỏi về các khoản đầu tư tài chính, tỷ lệ có cùng lựa chọn dựa trên hiểu biết nội dung kế toán trước và sau 31-12-2017 như nhau. [cosokt12-S31122017. Phụ lục 2.5]. Thay vào đó các trường chú trọng hơn trong việc liên kết và chủ động ghi nhận đúng bản chất đối tượng kế toán này hơn khi có đến 33% đối tượng quan sát trong mẫu cho biết ghi nhận đối tượng kế toán là khoản liên doanh liên kết vào mục đầu tư tài chính. [cosokt3dautulienket-S31122017. Phụ lục 2.5].
* Đối tượng là nguồn hình thành tài sản bao gồm nợ phải trả, nguồn vốn, kinh phí và quĩ:
Nợ phải trả phản ánh những nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch trong quá khứ giữa đơn vị và các cá nhân tổ chức khác trong thương mại, tín dụng, nghĩa vụ thu nộp NSNN vv… như nợ người bán, nợ người lao động, nợ các khoản phải nộp NSNN, nợ kho bạc vv … Dữ liệu khảo sát kế toán các trường THCNCL dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện trước 31-12-2017 cho thấy: tồn tại 25,4% đơn vị trong mẫu khảo sát cho rằng có phát sinh khoản vay vốn để hoạt động [cosokt3vayvon-T31122017. Phục lục 2.5] và 54% đơn vị khẳng định
có những khoản nợ trên thực tế phát sinh nhưng xác định ghi nhận đúng bản chất.
[cosokt8-T31122017.Phụ lục 2.5].
Dữ liệu khảo sát kế toán các trường THCNCL dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện sau 31-12-2017 cho thấy: kế toán các đơn vị trong mẫu vẫn có nhận định về sự tồn tại các khoản vay vốn để hoạt động tuy nhiên tỷ lệ lựa chọn ghi nhận chủ động vào khoản nợ vay thay vì cho vào vay mượn tạm thời đã tăng lên từ 7,9% lên 19,1% [cosokt3vayvon.Phụ lục 2.5]; tỷ trọng các quan sát trong mẫu khảo sát cho biết có những khoản nợ trên thực tế phát sinh nhưng chưa ghi nhận đúng bản chất đã xuống còn 34,9%. [cosokt8-S31122017.Phụ lục 2.5]. Với khoản nhận trước từ NSNN cấp, trước 31/12/2017 kế toán các trường THCNCL ghi nhận vào nguồn chủ sở hữu thì sau 31-12-2017 ghi nhận vào khoản nợ, cụ thể gồm Tạm thu và Nhận trước chưa ghi thu. Tạm thu là khoản tạm ứng bằng tiền là kinh phí được cấp từ NSNN, khoản viện trợ vay nợ nước ngoài, khoản ứng trước dự toán năm sau, và các khoản tạm thu khác. Khoản nhận trước chưa ghi thu phản ánh các khoản thu bằng hiện vật là vật liệu dụng cụ hay tài sản cố định từ nguồn kinh phí NSNN cấp, nguồn viện trợ vay nợ, nguồn phí để lại và chưa đủ điều kiện để được ghi vào số thu thực hiện của kỳ kế toán. Sự thay đổi trong việc xác định đối tượng kế toán này cho thấy ứng dụng nguyên tắc thực hiện và nguyên tắc phù hợp của cơ sở dồn tích đầy đủ trong kế toán tài chính các trường THCNCL hiện hành. Tuy nhiên các đơn vị điển hình mà tác giả có phỏng vấn chuyên sâu nhận định kế toán chưa chắc chắn trong phân định các khoản tạm thu và nhận trước chưa ghi thu. [Phụ lục 2.7]
Các quan sát trong mẫu khảo sát cho thấy các nguồn kinh phí, nguồn vốn, quĩ ở các trường THCNCL có sự thu hẹp về lượng đối tượng ở giai đoạn sau so với trước 31-12-2017, song xét về nguồn gốc và bản chất hình thành vẫn bao gồm:
Nguồn từ NSNN: đây luôn là nguồn tài chính quan trọng trong các trường THCNCL. Trước 31-12-2017, nguồn này được thể hiện bởi nguồn kinh phí hoạt động các trường được cấp hàng năm trên cơ sở định mức chi tiêu của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, biên chế, số lượng học sinh hàng năm (gồm số đang học và số tuyển sinh mới) của các trường. Mức độ cấp kinh phí hoạt động (kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển) một phần hay toàn bộ tùy thuộc mức độ tự chủ
của từng trường. Thuộc về kinh phí cho hoạt động thường xuyên bao gồm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu trong năm; cơ sở xác định mức kinh phí này là mức chi ngân sách giáo dục tính theo đầu dân, định mức chi NSNN cho đào tạo nghề tính cho một học sinh trung học chuyên nghiệp mỗi năm nhân với số lượng học sinh của trường, và có đối chiếu với khả năng thu học phí. Thuộc về kinh phí đầu tư phát triển hay còn gọi là kinh phí không thường xuyên thường bao gồm kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Sau 31-12- 2017 các nguồn này chỉ hiện diện trong các quỹ đơn vị và khoản thặng dư, thâm hụt hoạt động của nhà trường, nguồn cải cách tiền lương.
Nguồn tự thu để bù chi của nhà trường (VD: học phí) là một phần ngân sách sự nghiệp giáo dục của Nhà nước giao cho nhà trường quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo dục. Các trường THCNCL được phép giữ lại 100% số thu học phí theo chính sách, chế độ học phí.
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Chính phủ Việt nam quy định là một phần NSNN giao cho các trường quản lý và sử dụng. Nguồn viện trợ được hình thành thông qua quan hệ hợp tác quốc tế của nhà trường với các tổ chức quốc tế.
Trong những năm qua, nhiều trường trung học chuyên nghiệp công lập đã cố gắng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế như Tổ chức AFD (Agence Franỗaise Dộveloppement), hiệp hội BFW-CHLB Đức, Tổ chức Đào tạo nghề và xó hội châu Âu (EBG) thuộc Cộng hòa Liên bang Đức, các tổ chức dạy nghề của Trung Quốc, Hàn Quốc... để tiếp nhận các dự án viện trợ. Các khoản viện trợ có thể được nhận bằng tiền hoặc bằng hiện vật dưới dạng máy móc, gói học bổng đào tạo giáo viên, và các sinh hoạt khoa học... Khoản viện trợ thường không đều giữa các trường và không đều giữa các năm; thường tập trung ở các trường lớn ở khu vực trọng điểm kinh tế như Hà nội, Tp Hồ Chí Minh… Bên cạnh tính không liên tục, các trường cũng khá bị động khi phải chi tiêu nguồn viện trợ theo định hướng của nhà tài trợ. Nguồn khác có được từ hoạt động huy động vốn từ cán bộ, viên chức
trong trường, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...
hoạt động tận dụng cơ sở vật chất để kinh doanh theo qui định của nhà nước.
Dữ liệu khảo sát kế toán các trường THCNCL dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện từ trước 31-12-2017 cho thấy: 82,5% các đơn vị trong mẫu khảo sát nhận định ngoài các nguồn và quĩ như trong hướng dẫn của chế độ kế toán hiện nay không phát sinh thêm đối tượng nguồn, quĩ khác nhưng trong mẫu có 17,5%
đơn vị lựa chọn đơn vị có phát sinh nguồn kinh phí mà chế độ chưa hướng dẫn ghi nhận.[cosokt9.Phụ lục 2.5].
Dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện tại đơn vị mình từ trước 31- 12-2017, 68,3% các quan sát trong mẫu cho thấy nguồn chủ sở hữu cơ bản của các trường có gốc từ kinh phí NSNN cấp và thu sự nghiệp. Số kinh phí từ NSNN cấp cho trường có chiều hướng tăng qua các năm, phần lớn là do thực hiện chính sách tiền lương của Nhà nước (81% lựa chọn trong khảo sát). [cosokt10-T31122017. Phụ lục 2.5]. [cosokt11-T31122017. Phụ lục 2.5]. Dựa trên hiểu biết về nội dung kế toán thực hiện tại đơn vị mình sau 31-12-2017, các quan sát trong mẫu khảo sát cho thấy định hướng đổi mới, tăng cường khả năng tự chủ của các trường để giảm dần gánh nặng của NSNN khiến số thu gốc NSNN có xu hướng giảm, tỷ trọng các quan sát trong mẫu nhận định về nguồn từ NSNN là chủ đạo duy nhất giảm từ 17,5%
[cosokt10-T31122017.Phụ lục 2.5] xuống 9,5% [cosokt10-S31122017.Phụ lục 2.5].
Việc thay đổi cơ cấu các nguồn thu nhất là tỷ trọng nguồn thu từ NSNN so với thu từ học phí và thu khác có ảnh hưởng nhiều đến nội dung công tác kế toán mỗi trường. Thứ nhất, với các nguồn thu từ NSNN là nguồn thu quan trọng của nhiều trường và được Nhà nước phân bổ nên phải tuân thủ chặt chẽ chế độ chi tiêu của Nhà nước, do đó hạch toán kế toán luôn cần đảm bảo tuân thủ các quy định chế độ tài chính, chế độ kế toán. Thứ hai, khoản thu học phí là khoản thu bị khống chế mức thu theo khung nhưng có xu hướng ngày càng tăng và tiến tới đơn vị tự quyết cùng với việc phát huy cơ chế tự chủ; do đó nhu cầu đặt ra là phải thực hiện nội dung phương pháp kế toán các khoản thu hợp lý đảm bảo thu đúng, thu đủ, nâng cao quyền tự chủ của đơn vị trong quá trình huy động và sử dụng nguồn kinh phí này. Thứ ba, với các khoản thu khác như khoản viện trợ là nguồn thu không đồng
đều và không chủ động của các trường giữa các năm lại phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của nhà tài trợ nên kế toán các khoản thu từ viện trợ cần lưu ý đến tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn thu này sao cho đúng mục đích để khai thác các quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế.
* Đối tượng là các khoản doanh thu/ thu, chi phí/chi:
Đối mặt với tình trạng lạm phát cuối thập niên 80 và sự suy giảm của nguồn đầu tư từ NSNN, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các chính sách nhằm đa dạng hóa, xã hội hóa dịch vụ giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
Chính sách thu học phí đã có tác dụng tích cực trong việc huy động thêm nguồn lực cho các trường THCNCL thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp bậc trung cấp. Mức học phí giữa các trường có ngành đào tạo khác nhau cũng khác nhau, điển hình nhóm nghành đào tạo y dược luôn có số thu học phí cao nhất so với các nghành đào tạo còn lại (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Mức trần học phí của các trường THCNCL năm học 2015-2016 (Đơn vị: nghìn đồng/ tháng / sinh viên)
Nhóm ngành
Trường chưa tự bảo đảm
kinh phí
Trường tự đảm bảo kinh phí 1.Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản 430 1.225 2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể
thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 600 1.435
3. Y dược 620 3.080
(Nguồn: http://www.thongtintuyensinh.vn/htm. [97].)
Trước 2015, việc xây dựng mức thu học phí dựa trên định mức chi thường xuyên bình quân mỗi học sinh từng năm học và chưa tính chi phí khấu hao, chi phí hành chính, chi phí đầu tư thiết bị có giá trị cao phục vụ đào tạo nghề, hay chi phí đào tạo giáo viên….vv… Từ sau 2015 với sự hiện hữu của Nghị định 16/2015/NĐ- CP thì các trường sẽ có lộ trình tính đủ chi phí đào tạo làm căn cứ xác định giá dịch vụ công. Tuy nhiên, mức thu học phí tại các đơn vị này bị khống chế tỷ lệ theo mức
trần học phí của đại học. Ví dụ năm học 2015-2016 mức thu học phí trung học chuyên nghiệp công lập chỉ bằng 70% học phí đại học (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Mức trần học phí hệ đào tạo THCNCL so với các hệ cao đẳng, đại học, sau đại học năm học 2015-2016
Trình độ đào tạo Hệ số so với đại học
1. Trung học chuyên nghiệp 0,7
2. Cao đẳng 0,8
3. Đại học 1
4. Đào tạo thạc sĩ 1,5
5. Đào tạo tiến sĩ 2,5
(Nguồn: http://www.hanoi.edu.vn/chuyen-de-gddt-c526.aspx. [99].)
Việc thu học phí tại các trường THCNCL biến động nhiều, giai đoạn 2007 - 2010 khi mới thực hiện cơ chế quản lý tài chính tự chủ theo Nghị định 43/NĐ-CP cùng với sự quan tâm của xã hội đối với đào tạo nghề bậc trung cấp, nguồn thu học phí của các trường đã tăng đáng kể, song từ 2012 đến những năm gần đây một phần do nhu cầu học nghề bậc trung cấp giảm, ngay cả khi Nghị định 16/NĐ-CP vẫn giữ quan điểm chủ đạo khuyến khích các trường chủ động trong tạo nguồn thu thì phần thu học phí vẫn có chiều hướng giảm đáng kể. Theo kết quả khảo sát 71,4% các trường trong mẫu khảo sát nhận định trước khi Nghị định 16/NĐ – CP được ban hành và thực hiện, số thu học phí chiếm dưới 50% trên tổng các nguồn thu của trường.[cosokt13truocnd16. Phụ lục 2.5], và tăng lên 82,5% quan sát trong mẫu khẳng định sau sự hiện hữu của Nghị định 16/NĐ – CP số thu học phí vẫn chiếm dưới 50% trên tổng các nguồn thu của nhà trường.
Ngoài ra các trường còn có nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ hay cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện như trông giữ xe, dịch vụ kinh doanh sản phẩm từ dạy nghề, dịch vụ tư vấn, điều tra …hay các các khoản thu bất thường khác như thanh lý tài sản, phát hiện tài sản thừa không biết nguyên nhân, thu từ viện trợ không hoàn lại nhưng chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN …. Số thu do Ban