Kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giá trị khách hàng và chất lượng sống người tiêu dùng nghiên cứu trường hợp ngành siêu thị bán lẻ tại việt nam (Trang 139 - 143)

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu

5.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức

Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Tương tự như phần kiểm định thang đo đã trình bày ở trên, phương pháp ước lượng ML được tác giả sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình. Sau đó, phương pháp Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số trong mô hình, mục đích để kiểm tra lại độ tin cậy của các ước lượng.

Mô hình lý thuyết có bốn khái niệm, bao gồm: giá trị cảm nhận (VE), giá trị thương hiệu (BE), giá trị mối quan hệ (RE) và chất lượng sống người tiêu dùng (CWB). Một khái niệm độc lập là BE, hai khái niệm vừa độc lập vừa phụ thuộc là VE, RE và một khái niệm phụ thuộc là CWB.

Nguồn: Từ kết quả xử lý dữ liệu thu thập Hình 5.7: Kết quả SEM mô hình lý thuyết

Kết quả cho thấy mô hình có 227 bậc tự do với Chi-bình phương là 435,860 với p = 0,00. Tuy nhiên, khi điều chỉnh bậc tư do CMIN/df thì giá trị này là 1,920 (<2), giá trị này khá tốt (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2002). Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu với GFI bằng 0,968, TLI bằng 0,983, CFI bằng 0,986 và RMSEA = 0,029 (xem thêm Phụ lục 6a cho các chỉ tiêu đánh giá độ

tương thích còn lại). Như vậy, ta có thể đánh giá mô hình này phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Ước lượng các tham số chính được trình bày ở Bảng 5.8. Kết quả cho thấy tất cả các mối quan hệ trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), đó là các mối quan hệ giữa BE và VE với p = 0,000, VE và RE với p = 0,000, BE và RE với p = 0,000, VE và CWB với p = 0,000, RE và CWB với p = 0,000 (chi tiết xem Bảng 5.9). Kết quả này cũng cho chúng ta thấy các thang đo lường khái niệm trong mô hình nghiên cứu đều đạt giá trị liên hệ lý thuyết vì mỗi một đo lường có mối quan hệ với các đo lường khác như kỳ vọng về mặt lý thuyết (Churchill, 1995; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Trong đó, mối quan hệ giữa RE và CWB là mạnh nhất với ML = 0,429, mối quan hệ giữa BE và VE với giá trị ước lượng ML = 0,383, mối quan hệ giữa VE và RE là 0,326, kế đến mối quan hệ giữa VE và CWB với ML = 0,304 và cuối cùng là mối quan hệ giữa BE và RE với ML = 0,182 (xem Phụ lục 3a,b cho các ước lượng còn lại).

Bảng 5.9: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu (chuẩn hóa)

Mối quan hệ ML S.E. C.R. P

BE ---> VE 0,383 0,045 10,126 0,000

BE ---> RE 0,182 0,050 4,952 0,000

VE ---> RE 0,326 0,042 8,914 0,000

VE ---> CWB 0,304 0,036 9,072 0,000

RE ---> CWB 0,429 0,032 12,562 0,000

Ghi chú: ML: giá trị ước lượng; SE: sai lệch chuẩn; C.R.: giá trị tới hạn.

Nguồn: Từ kết quả xử lý dữ liệu thu thập

5.5.2 Kiểm định mô hình cạnh tranh

Kết quả SEM mô hình cạnh tranh cho thấy mô hình có 226 bậc tự do với Chi-bình phương là 435,822 với p = 0,00. Nhưng các chỉ tiêu khác cho mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường với CMIN/df bằng 1,928 (<2), GFI bằng 0,968, TLI bằng 0,983, CFI bằng 0,986 và RMSEA = 0,029 (xem thêm Phụ lục 6b cho các chỉ tiêu đánh giá độ tương thích còn lại).

Nguồn: Từ kết quả xử lý dữ liệu thu thập

Hình 5.8: Kết quả SEM mô hình cạnh tranh

So với mô hình nghiên cứu chính thức thì mô hình này không có sự khác biệt nhiều.

Nếu so sánh giá trị Chi – bình phương thì sự khác biệt của hai mô hình chỉ là 0,038 (435,860 – 435,822), còn đối với bậc tự do (df) chỉ là 1 (227-226). Như vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, mô hình cạnh tranh chỉ lấy mất đi một bậc tự do nhưng không làm tăng độ tương thích của mô hình với dữ liệu thị trường.

Hơn nữa, giả thuyết xây dựng trong mô hình cạnh tranh (Giá trị thương hiệu siêu thị bán lẻ ảnh hưởng có ý nghĩa đến chất lượng sống người tiêu dùng siêu thị bán lẻ) không có ý nghĩa thống kê với p = 0,846 (> 0,05) (chi tiết xem Bảng 5.10) (xem thêm Phụ lục 3c,d cho các ước lượng còn lại). Do vậy, nghiên cứu không chấp nhận giả thuyết này.

Bảng 5.10: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình cạnh tranh (chuẩn hóa)

Mối quan hệ ML S.E. C.R. P

BE ---> VE 0,383 0,045 10,126 0,000

BE ---> RE 0,182 0,05 4,952 0,000

VE ---> RE 0,326 0,042 8,914 0,000

VE ---> CWB 0,304 0,036 9,072 0,000

RE ---> CWB 0,429 0,032 12,562 0,000

BE ---> CWB 0,006 0,042 0,195 0,846

Ghi chú: ML: giá trị ước lượng; SE: sai lệch chuẩn; C.R.: giá trị tới hạn.

Nguồn: Từ kết quả xử lý dữ liệu thu thập

Mô hình cạnh tranh không làm tăng độ thích hợp của mô hình với dữ liệu và mối quan hệ đề xuất thêm trong mô hình cũng không được chấp nhận. Do vậy, so với mô hình cạnh tranh, mô hình nghiên cứu chính thức phù hợp hơn để giải thích thực tế thị trường. Trong quá trình ước lượng mô hình đo lường và mô hình cấu trúc hiện tượng Heywood (phương sai của sai số có giá trị âm) không xuất hiện ở bất kỳ mô hình nào (xem thêm Phụ lục 5a,b). Các sai số chuẩn cũng đều nhỏ hơn 2,58 .

Một phần của tài liệu Giá trị khách hàng và chất lượng sống người tiêu dùng nghiên cứu trường hợp ngành siêu thị bán lẻ tại việt nam (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)