Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH
1.2.1. Tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ quyền lực chính trị và kiểm soát quyền lực chính trị
Đinh Văn Mậu (2000), Tổ chức quyền lực nhân dân và mối quan hệ giữa nhà nước và công dân [66]; Giáo trình Quyền lực chính trị (Dùng cho hệ đào tạo cử nhân Chính trị học) [85]; Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [37]; Những lập luận căn bản của chủ nghĩa lập hiến [92]; Kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề và giải pháp [91]. Các tác giả đã chỉ ra quyền lực chính trị là nội dung quan trọng và phức tạp hàng đầu của chính trị. Quyền lực
chính trị là phạm trù trung tâm, xuất phát và đối tượng nghiên cứu cơ bản của các luận giải về chính trị, của các môn khoa học chính trị và nhất là của Chính trị học.
Với các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau, những vấn đề cơ bản của phạm trù quyền lực chính trị cần nghiên cứu là khái niệm, chức năng, kết cấu, đặc trưng, phương thức thực thi và nhân tố bảo đảm thực thi quyền lực chính trị. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở tùy từng hình thức kiểm soát quyền lực để phát huy trách nhiệm chính trị của mình. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở chính là nan giải thu hẹp phạm vi về mặt hình thức của những nan giải quyền lực chính trị, như quyền lực chính đáng nhưng với sự tha hóa của quyền lực thì trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở không đảm bảo được quyền lực đó cần được phát huy. Vậy, phải kiểm soát.
Trong cuốn Chính trị học so sánh - cách tiếp cận và so sánh một số hệ thống chính trị trên thế giới [33]. Tác giả tiếp cận khoa học và nhiều luận giải sáng tạo về quyền lực chính trị thông qua các tiếp cận riêng của chính tác giả, quyền lực chính trị tại các hệ thống chính trị không chỉ việc nằm ở sự miêu tả hay nêu thông tin cùng các sự kiện mà đã rút ra được các kết luận khách quan về chính trị, khác với cách tiếp cận thông thường mang tính chất pháp lý hay đi sâu vào mối quan hệ kinh tế - chính trị và xã hội thực tế cho chính sách tăng trưởng…
Trong cuốn“Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện này” [111]; “Bảo đảm và phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền” [115]; “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam”
[69]; “Các đoàn thể Nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay” [89];
“Một số vấn đề về dân chủ trực tiếp” [90]; “Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam” [70]. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra luận cứ quan trọng để xây dựng trách nhiệm chính trị thông qua các thiết chế quyền lực tại Việt Nam, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam chính là đại diện cho quyền lực chính trị lớn nhất tại đời sống chính trị Việt Nam khi chính quyền lực đó hướng tới mục tiêu, lý tưởng CNXH. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được phát
huy thông qua vai trò, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Vì thế nhân dân nói chung và người đứng đầu chính quyền cơ sở nói riêng muốn thực thi quyền lực của mình phải thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và ngược lại, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở đạt hiệu quả cao sẽ góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam tốt hơn, đảm bảo được vai trò lãnh đạo của mình trong điều kiện hiện nay.
Các học giả, nhà khoa học đã chỉ ra trong mối quan hệ với Nhà nước, quyền lực của Đảng luôn luôn là quyền lực chính trị. Việc Đảng trở thành Đảng cầm quyền, không bao hàm ý nghĩa quyền lực chính trị của Đảng trở thành quyền lực nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là sự lãnh đạo chính trị, Đảng không làm thay công việc, can thiệp công việc Nhà nước mà cần tôn trọng, đề cao Nhà nước và không ngừng phát huy tính sáng tạo, chủ động của Nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Các tác giả chỉ ra, vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các nguồn lực trong xã hội tác động lên vai trò trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở với tư cách là một xã hội thu nhỏ. Bên cạnh các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội truyền thống và những tổ chức xã hội đã và đang phát triển thành tổ chức chính trị - xã hội như nêu trên, trong hệ thống chính trị - xã hội ở cơ sở còn có nhiều tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội loại này đang ngày càng nhiều và gồm các hình thức tổ chức phong phú như các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp, các hội quần chúng tập hợp theo sở thích, ý nguyện, các tổ chức hoạt động tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận... Đặc điểm chung của các tổ chức xã hội là tính phi chính trị và phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa, các tổ chức này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, bảo vệ và phát triển lợi ích chung của các thành viên. Các tổ chức này về bản chất sinh ra không phải để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền...
Các nhà khoa học khẳng định: bên cạnh tính phong phú, đa dạng là đặc điểm lớn của các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội còn có một đặc điểm khác là ngày càng xuất hiện sự liên kết, tập hợp các lực lượng lớn hơn trên cơ sở những sự tương đồng về lợi ích và ý nguyện. Đó cũng là xu thế khách quan của xã hội dân sự mà chúng ta cần biết phát huy điểm tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc thực thi trách nhiệm chính trị người đứng đầu tại chính quyền cơ sở.