Chương 3 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI
3.1.2. Hạn chế, tồn tại trong việc phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở hiện nay
3.1.2.1. Những bất cập trong việc ban hành và thực hiện các quy định Nhà nước liên quan đến trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
- Nội dung trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở không phải là mới khi tìm hiểu vào đời sống chính trị xã hội cơ sở nhưng cần phải tổng hợp và nghiên cứu thấu đáo nhiều vấn đề phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu của Việt Nam và thời đại. Tuy nhiên, chúng ta chưa có những chủ trương, đường lối chính sách sát, mới, trúng và đột phá, yêu cầu cần tổng kết thực tiễn ở cả phạm vi chiều rộng lẫn chất lượng chiều sâu;
nghiên cứu khoa học để xác lập căn cứ thực tiễn-lý luận; đồng thời, bám sát các cơ sở chính trị-pháp lý và khảo cứu kinh nghiệm thế giới có chọn lọc.
- Chúng ta đã có các quy định về trách nhiệm nêu gương của người cán bộ hay các cách thức để tăng cường chất lượng điều hành, quản lý của người đứng đầu như trách nhiệm giải trình, trách nhiệm phản biện hay các kênh quan trọng của nhà nước như trách nhiệm pháp lý nhưng đã là người cán bộ của Đảng, công bộc của dân thì phải có phẩm hạnh chính trị, phải chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng; trách nhiệm trước lá phiếu để bầu nên đại biểu và chịu sự truy cứu về chính trị trước người dân cơ sở chứ không chỉ riêng là trách nhiệm về hình sự, dân sự mang tính pháp lý. Trách nhiệm chính trị cao hơn ở chổ nó gắn chặt với bản chất chế độ, gắn chặt với niềm tin của người dân và uy tín của người cán bộ, lúc vi phạm thì người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất trước lá phiếu đã bầu nên mình, xin lối người dân cơ sở, luận tội về mặt chính trị… đây cũng chính là lỗ hổng về việc thể chế hóa quy định của Đảng cũng như hiện thực hóa quyền dân chủ của người dân cấp cơ sở; sự đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở điểm này gắn chặt với những giải pháp cơ bản và có tính đột phá khi gắn với trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.
- Vì nhiệm vụ chính trị trung tâm nhất của người đứng đầu chính quyền cơ sở chính là thực hiện công tác quản lý nhà nước, công tác điều hành chính quyền cơ sở. Vậy nghiên cứu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở không thể không nghiên cứu vào nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất mà chủ thể nghiên cứu đang đảm nhận, người đứng đầu gắn với một nền hành chính công ngay tại chính cơ sở. Theo chiều ngược lại, đổi với tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở theo hướng đề cao trách nhiệm chính trị người đứng đầu là yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) ở nước ta hiện nay. Theo các quy định hiện hành thì trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong QLNN của chính quyền cơ sở vẫn còn mang tính chung chung; bộ máy chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế bất cập như cồng kềnh, kém hiệu quả, kỷ luật hành chính không chặt chẽ, thực trạng của việc tùy tiện xử lý sự vụ của người đứng đầu, luật được ban hành nhưng không thực hiện đúng luật mà theo ý chí chủ quan của cấp trên, các văn bản, quy định ban hành chồng chéo, khó thực thi; các nhiệm vụ thực thi tại chính quyền cơ sở không kịp thời, không hiệu quả, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, hách dịch, chây ì, cấp dưới không nghe cấp trên, cấp trên thì độc đoán, mất dân chủ; thực thi nhiệm vụ thiếu minh bạch công khai, thiếu định lượng nên kết quả nhiệm vụ còn chung chung. Mặt khác về thể chế sự đồng nhất về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các hình thức, chính quyền cơ sở đã gây nên không ít khó khăn đối với công tác QLNN và xác định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Với tư cách là người được nhân dân bầu lên từ lá phiếu của mình nhưng cơ chế xác nhận sự tín nhiệm của nhân dân theo hình thức bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm vẫn chưa được quy định một cách chi tiết và cụ thể. Mặc dù, gần đây sự cần thiết phải có cơ chế để các cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, nhưng chưa được thể chế hóa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của cơ sở, chưa đáp ứng sự nghiêm minh của pháp luật, trách nhiệm được chế tài rất hời hợt, nữa vời, không truy cứu đến cùng cũng như chưa dứt điểm xử lý các sai phạm phương thức kiểm soát quyền lực bằng lá phiếu (không có phiếu miễn nhiệm)...
quyền lực cá nhân trong lĩnh vực quản lý chính quyền ở cơ sở thao túng bằng chính lợi ích của các nhân của người cầm quyền, trong lĩnh vực này sẽ thấy rõ được sự đối lập trong việc thực thi nhiệm vụ giữa cá nhân và tập thể, giữa lợi ích của cá nhân ngược lại hiêu quả của thể chế, của quy định, chính sách, ngược lại với lợi ích của người dân cơ sở. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên đó là tình trạng chưa quy định một cách cụ thể, chi tiết trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.
- Và đương nhiên thể chế nào cũng nằm ở vị thế, vị thế nào cũng quy chiếu đến trọng trách cầm quyền của cá nhân cụ thể; trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở chính là những cán bộ của Đảng, đa số đều là cấp ủy viên đảng bộ xã, phường, thị trấn, vậy ở đây họ đang thực hiện sứ mệnh của quyền lực của đảng cầm quyền, cơ quan quyền lực cao nhất của họ ở cơ sở là Đại hội đại biểu đảng bộ xã, phường, thị trấn. Vậy, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở lúc này yêu cầu đặt ra từ chính hai đối tượng, người đứng đầu thực hiện Cương lĩnh, điều lệ, quy định, nghị quyết của Đảng và ngược lại Đảng Cộng sản Việt Nam phải không ngừng phát triển, không ngừng tiến bộ để đảm bảo đủ sức mạnh quyền lực với vai trò, chức năng lãnh đạo của mình. Nghị quyết trung ương 4, khóa XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận diện đời sống chính trị xã hội và rút ra hạn chế, khuyết điểm: rất nhiều cán bộ, đảng viên, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước có sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; nhiều cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, chưa uy tín với nhân dân, còn biểu hiện cửa quyền, quan liêu, không sát với đời sống người dân cơ sở, phương thức tự phê bình và phê bình còn nhiều điểm yếu, hình thức, không hạn chế, khắc phục được những khuyết điểm nêu ra;
Đảng kết luận là công tác kiểm tra, giám sát chưa đủ sức răn đe lại càng không giải quyết được các vấn nạn trong đảng nêu trên, Đảng cũng nhấn mạnh: Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng…
- Từ thực tế cho thấy quy định hiện nay của pháp luật về cán bộ, công chức thì người đứng đầu chính quyền cơ sở cũng nằm trong quyền chung chứ
không có quyền đặc biệt, đặc thù, quy định cu thể cho người đứng đầu chính quyền cơ sở. Để phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở nhà nước ta đã đảm bảo quyền hạn thi hành công vụ, đó là các quyền: được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ; được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật tại chính quyền cơ sở; họ được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ. Về chế độ đãi ngộ, theo quy định của luật này thì người đứng đầu chính quyền cơ sở được hưởng tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương, chế độ nghỉ ngơi, học tập... Cụ thể, được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Người đứng đầu chính quyền cơ sở làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động; được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy trách nhiệm chính trị người đứng đầu chính quyền cơ sở yêu cầu đặt ra cần tổng hợp nhiều yếu tố tác động, thực tế hiện nay có một số bất cập:
Một là, chưa có quy định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở vì nó phải là sự tổng hợp các quy định trong hệ thống chính trị, xoay quanh việc thực thi quyền lực nhà nước tại cơ sở, các quy
định mang tính chất chính trị để quy định cho người đứng đầu chính quyền cơ sở như: quy định về công tác tư tưởng, các quy định về xây dựng Đảng hay các quy định về công tác tổ chức, công tác kiểm tra, công tác vận động quần chúng nhân dân, công tác bầu cử, công tác quản trị, kinh tế, công tác xây dựng cộng đồng dân cư. v.v…
Ngay các quy định pháp luật nêu trên vẫn chưa điều chỉnh được các nhiệm vụ trong quá trình thực thi của người đứng đầu phát sinh; không giải quyết được các vấn nạn trong một xã hội thu nhỏ là chính quyền địa phương cơ sở; các hạn chế ở chính quyền ở cơ sở vẫn kéo dài mà không giải quyết được căn cơ các vấn đề.
Hai là, các quy định nêu trên vẫn thiếu hệ thống đồng bộ khi quy chiếu đến đối tượng là người đứng đầu chính quyền cơ sở; các quy định nằm tại các văn bản khác nhau khi ban hành chồng chéo, không thông suốt, khó thực thi tại cơ sở; một số quy định lỗi thời cần sửa đổi.
Mặt khác, sự thiếu hụt các giải pháp tổng thể nhưng đột phá đối với trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở, trong đó việc xác định không rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân; các quy định về trách nhiệm chính trị không có; còn các quy định về pháp lý người đứng đầu chính quyền cơ sở ở một số quy định không cập nhật được xu hướng phát triển về mặt nhận thức của thời đại, sự tụt hậu về lý luận so với thế giới ở một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Vậy nên khoảng trống về quy định pháp luật còn thiếu và lý luận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở lại càng không có.
Ba là, vẫn còn sự thiếu thống nhất trong các quy định của Đảng với các quy định của Nhà nước trong vấn đề xác định trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Thực tế cho thấy, người đứng đầu thường là đảng viên, chịu sự lãnh đạo, quản lý của Đảng. Các quyết định quản lý của họ đưa ra thường là sự cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, do đó, trong trường hợp các nghị quyết này sai thì cơ chế xác định trách nhiệm sẽ rất khó khăn. Bởi vì, trong thực tế và trong các quy định pháp luật hiện vẫn chưa có các văn bản điều chỉnh vấn đề này. Do đó, việc thể chế hóa sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước là hết sức cần thiết để thiết lập cơ chế xác định quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hiện nay.
3.1.2.2. Những yếu kém, bất cập của người đứng đầu chính quyền cơ sở ảnh hưởng đến việc phát huy trách nhiệm chính trị
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được phát huy khi chính chủ thể hiện thân hóa được sức mạnh quyền lực của nhân dân và cả hệ thống chính trị. Người đứng đầu chính quyền cơ sở một mặt đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định. Đội ngũ cán bộ, công chức đứng đầu là lực lượng đi đầu việc cải thiện đời sống người dân cơ sở, góp phần ổn định hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh. Nhưng trong thực tế hiện nay công tác này chưa được thực hiện đồng bộ và có những giải pháp đột phá, khả thi và thấu đáo cho vấn đề này, đầy rẫy những thực trạng người đứng đầu không thực hiện trách nhiệm trị tại chính quyền cơ sở. Cụ thể:
- Một số người đứng đầu chính quyền cơ sở buông lỏng vai trò điều hành quản lý của mình, không thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm cá nhân.
Ở chính quyền cơ sở vẫn còn tình trạng người đứng đầu thích ôm đồm công việc; có tình trạng những lĩnh vực lãnh đạo, quản lý có nhiều lợi ích thì người đứng đầu phụ trách, nhận phần về mình; những lĩnh vực phức tạp, khó khăn thì phân cho cấp phó. Thậm chí trong nhiều trường hợp vì động cơ không trong sáng có người đứng đầu chính quyền cơ sở còn dùng quyền lực các nhân của mình để trù dập hay điều khiển cấp dưới, thể hiện quyền uy.
Khi công việc kém hiệu quả hoặc chậm tiến độ, bị phê bình thì đổ lỗi cấp dưới hoặc đổ lỗi cho tập thể, trốn tránh trách nhiệm thành phong cách lãnh đạo điều hành ở một số người đứng đầu chính quyền cơ sở.
- Một số người đứng đầu chính quyền cơ sở thiếu nhận thức hoặc thiếu tham mưu hoặc quá trình điều hành năng lực hạn chế nên để cho các đồng chí cấp ủy bao biện làm thay công việc của chính quyền, không phân định rõ chức năng, thẩm quyền của cấp ủy và chính quyền.
- Một số người đứng đầu chính quyền cơ sở buông lỏng vai trò điều hành quản lý của mình, không thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm cá nhân.
- Người đứng đầu chính quyền cơ sở triệu tập nhiều cuộc họp không thiết thực, lãng phí thời gian, phương thức phối hợp làm việc chậm đổi mới, kết luận các vấn đề dài, không khoa học.
- Phường xã là nơi mà những tàn dư của những thói quen tập quán cũ, lạc hậu cắm sâu bao đời như thói cục bộ, kéo bè phái, kèn cựa, không muốn người khác hơn mình, làm việc tùy tiện, thích thì làm không thích thì nghỉ, ý thức về kỷ luật lao động về thời gian lẫn hiệu quả công việc còn mang nặng tính nông nghiệp. Vẫn còn thực trạng những thói quen và phong tục tập quán cũ ảnh hưởng đến năng lực công tác của người đứng đầu chính quyền cơ sở, người đứng đầu chính quyền cơ sở làm việc thiếu tính sáng tạo, phong cách làm việc thiếu dân chủ và tư duy chiến lược, tầm nhìn rộng trong thực thi nhiệm vụ để góp phần thực hiện trách nhiệm chính trị của mình. Để nâng cao nhận thức của người dân là bài toán nan giải đặt ra cho người đứng đầu, nhất là trang bị kiến thức, cách thức về cách làm giàu, sự chuyển đổi theo hướng chuyên sâu, quy mô lớn, sản xuất tiến bộ hơn cho người dân cơ sở là rất khó, đặc biệt là chuỗi liên kết thành công từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ cho sản phẩm người dân cơ sở làm ra. Tuy nhiên lo vun vén lợi ích, tâm lý tư lợi, cục bộ nên mất lòng tin của người dân trước những chủ trương của nhà nước nhưng tại cơ sở lại do chính người đứng đầu phụ trách chính quyền nên người dân không xem người đứng đầu ở đây như là cờ, là chỗ dựa tin tưởng để người dân theo đuổi những phương thức làm ăn mới. Theo khảo sát của các nhà khoa học, có 10,3% số người dân ở xã không có ý định làm ăn lớn như là dồn điền đổi thửa, 28,9% người dân xã giữ nguyên hiện trạng làm ăn, làm ăn lớn để rủi ro [47, tr.138].
- Một số xã vùng sâu, người đứng đầu chưa chỉ đạo sự phối hợp giữa UBND và đoàn thể quần chúng chưa được chặt chẽ. Ở đó một số tổ chức ít hoạt động như Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ nên hiệu quả và hiệu lực quản lý của UBND còn những hạn chế những nơi này hoạt động của các tổ chức quần chúng mang tính thời vụ không duy trì được thường xuyên liên tục.
- Người đứng đầu chưa phát huy trách nhiệm trong việc phân định rõ được vai trò, chức năng QLNN của bộ máy chính quyền với hoạt động