Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở việt nam hiện nay” (qua khảo sát tại tỉnh nghệ an) (Trang 34 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH

1.3.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

Qua một số công trình nước ngoài mà tác giả đã tiếp cận cho thấy:

Thứ nhất, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở đã được nghiên cứu, tuy chưa thành hệ thống lý luận phổ biến như các nội dung lý luận khác, bỏ qua sự khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa, lịch sử hay chế độ chính trị thì các công trình nghiên cứu về quyền lực chính trị, về thể chế, về chính sách, về nguồn lực hay về sự phát triển thịnh vượng... đều đã đề cập đến trách nhiệm chính trị như một đối tượng nghiên cứu.

Thứ hai, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được điều chỉnh sát với thực quyền, không tập trung quyền lực, xu hướng không bị giới hạn bởi các thiết chế và các khâu trung gian; các chính sách, quy định khi được ban hành sát với đời sống thực tiễn, ít bị chồng chéo, dễ thực thi tại các quốc gia đó. Vì quyền lực nằm ở vị thế mà vị thế lại nằm trong cấu trúc xã hội, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở chính là gắn với thể chế chính trị của mỗi nước.

Thứ ba, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được nghiên cứu dưới góc độ của nhận thức tư duy không ngừng thay đổi để thích ứng với thực tiễn, tư duy gắn trách nhiệm chính trị với một thiết kế mô hình nhà nước khoa học, hiệu quả, coi trọng hiệu quả kinh tế của nhà nước đó tạo ra, thu gọn các hoạt động của bộ máy, các đầu mối trong công tác quản lý nhưng không giảm sút quyền lực của nhà nước. Đồng thời, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở gắn với quyền lực của nhà nước và quyền lực của cá nhân phải được minh bạch hóa, thông qua cơ chế công khai, minh bạch để thúc đẩy sự tương tác giữa các đối tượng. Xác định rõ ai là đối tượng mình phục vụ, cách thức mình phục vụ như thế nào; trình bày, giải thích, báo cáo trước đối tượng mình phục vụ và đồng thời gắn với chế tài khi xử lý vi phạm.

Thứ tư, các nghiên cứu nước ngoài hướng về diện rộng đến các áp lực đối với nhà nước cũng là áp lực lên trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở; nó là sản phẩm tất yếu của những lựa chọn tự do, đa dạng trong xã hội trên nền tảng các pháp lý, quy định; trong xã hội nhiều lợi ích khác nhau trực tiếp hay gián tiếp đều tác động lên vai trò của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Loại trừ yếu tố thể chế thì thực tiễn chính trị ở mỗi quốc gia khác nhau quy định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu là khác nhau. Cộng vào đó dù đặc điểm điều kiện tự nhiên xã hội, tập quán, tiền lệ văn hóa, lịch sử khác nhau... nhưng xu hướng chung đều coi trọng chính quyền cơ sở và đề cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.

Thứ năm, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được biểu đạt bằng nhiều phương thức nhưng chú trọng phương pháp đo lường bằng các phương tiện định lượng được trách nhiệm đó; Kết quả chính trị tạo ra vừa ràng buộc được các thành viên, tác động đến các thiết chế nhưng kiểm soát được chính mình.

- Qua các công trình nghiên cứu ở trong nước.

Các nhà khoa học, các học giả đã nghiên cứu sâu sắc và hệ thống về các góc độ liên quan đến trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều

tác giả có bề dày nghiên cứu về trách nhiệm chính trị trên cách tiếp cận nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị cơ sở, trách nhiệm đó được phát huy với phương diện tổ chức chính quyền cơ sở, người đứng đầu chính quyền cơ sở đóng vai trò quản lý, điều hành xã phường, thị trấn như thế nào. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ quyền lực của nhà nước với vai trò lãnh đạo của Đảng, người đứng đầu chính quyền cơ sở là cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam thì thể hiện như thế nào. Ngoài ra các tác giả đã tập trung nghiên cứu vào tính chất của nền công vụ thì người đứng đầu chính quyền cơ sở có quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi công vụ như thế nào. Biên độ của các nghiên cứu ngày càng mở rộng hơn, các cách tiếp cận liên quan đến nội dung trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở đa dạng hơn nhưng không kém phần quan trọng, đó là cách tiếp cận kiểm soát quyền lực của người đứng đầu để đảm bảo trách nhiệm chính trị được phát huy, các tác giả cũng lập luận về các thiết chế chính trị xã hội mới là luận chứng cho nội dung trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Các cách thức mới để vận hành một nhà nước hiệu quả như nhà nước kiến tạo hay quản trị tốt là minh chứng sống động khi hiện thực hóa trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.

Các nội dung chưa được tiếp cận trong nghiên cứu đó là: (1). Chưa có nhứng nghiên cứu toàn diện và căn bản về lý luận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở (2). Chưa có nhứng giải pháp đột phá để vận dụng nội dung của luận án đang nghiên cứu vào đời sống chính trị tại cơ sở nói riêng và góp phần đưa đất nước Việt Nam phát triển nói chung (3). Chưa nghiên cứu các quy định thể chế hóa của đảng, nhà nước khi đối tượng nghiên cứu là trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở, đặc biệt là thiếu sự nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của Đảng. (4) Hệ thống lý luận chính trị so sánh về vấn đề này còn ít, các tác giả đã nghiên cứu nhưng chưa sát hoặc chưa thuyết phục với đời sống chính trị cơ sở, chưa có định nghĩa khái niệm “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở”; chủ yếu là nghiên cứu các giải pháp cho trách nhiệm chính trị của các các nhân đứng đầu ở cấp trung ương mà chưa đề ra

được giải pháp để dễ thực thi tại đời sống cơ sở, trong khi nguồn lực hiện tại của đất nước cho phép thực thi tại cơ sở để từ đó thay đổi thể chế cấp cao hơn.

1.3.2. Một số vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu Những công trình nghiên cứu khảo sát nêu trên ít nhiều đề cập đến nội dung cơ bản về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.

Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở; trên cơ sở đó đánh giá thực trạng nội dung trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở (đặc biệt chưa có các khảo sát thực tế tại tại địa phương);

đề xuất phương hướng và những giải pháp nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay.

Những công trình nghiên cứu nêu trên chưa hệ thống hóa quan điểm và cách tiếp cận; đưa ra quan điểm, cách tiếp cận về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở phù hợp với bối cảnh, đặc điểm của đời sống chính trị, mô hình tổ chức hệ thống chính trị và yêu cầu đổi mới Việt Nam hiện nay.

Những công trình nghiên cứu chưa nghiên cứu cách thức thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở một số nước; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu nêu trên chưa khảo sát thực trạng; chỉ ra nguyên nhân; những vấn đề đặt ra đối với hệ thống các quy định và việc thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế tại tỉnh Nghệ An).

Những công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề xuất phương hướng và giải pháp toàn diện nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam trong thời gian góp phần xây thể chế chính trị Việt Nam tiến bộ hơn.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở việt nam hiện nay” (qua khảo sát tại tỉnh nghệ an) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)