Ƣu điểm trong việc phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở hiện nay

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở việt nam hiện nay” (qua khảo sát tại tỉnh nghệ an) (Trang 90 - 96)

Chương 3 THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI

3.1.1. Ƣu điểm trong việc phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở hiện nay

- Hiến pháp năm 2013, Điều 111 quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính gồm có HĐND và UBND. Như vậy, sau một thời gian dài thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính đều phải có HĐND và UBND.

Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, thể hiện trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều coi trọng công tác này. Đảng xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tại cơ sở đội ngũ người đứng đầu luôn là đối tượng quan tâm của mọi chủ trương chính sách.

Trước yêu cầu của thực tiễn đổi mới đất nước, coi phát triển kinh tế là

nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đảng là nhiệm vụ then chốt, đổi mới kinh tế đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị và mọi quá trình đổi mới đều hướng vào mục tiêu vì con người. Yếu tố cán bộ, nhất là người đứng đầu trong Nghị quyết, chính sách, pháp luật là trung tâm, xuyên qua mọi đổi mới trên các lĩnh vực, có vai trò quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự phát triển của đất nước. Một điểm mới được xác định trong Nghị quyết là đặt việc xây dựng đội ngũ người đứng đầu trở thành một trọng tâm trong công tác cán bộ, là vấn đề hệ trọng của Đảng, quyết định đến thành bại của sự nghiệp cách mạng, sự tồn vong của chế độ.

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô đã cho chúng ta bài học sâu sắc về hậu quả nghiêm trọng khi sai lầm trong bố trí người đứng đầu khi gắn trách nhiệm chính trị với họ. Các nghị quyết của Trung ương trước đây dù đã đề cập đến cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu các cấp, nhưng chưa thật sự bao quát toàn diện, sâu sắc, chưa xác định rõ và khẳng định là vấn đề trọng tâm của công tác cán bộ và từ đó chưa đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cần thiết cho xây dựng đội ngũ này. Do đó, việc xác định xây dựng cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu cơ sở chính là sự chuyển biến mới về nhận thức, đẩy lùi căn bệnh bình quân chủ nghĩa, trong xây dựng cán bộ tồn tại bấy lâu nay, tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư, tạo độtphá mới cho xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư duy sáng tạo gắn với thực tiễn. Chính vì vậy một trong những nội dung được Đảng và Nhà nước thời gian qua đặc biệt chú trọng chính là người đứng đầu khi gắn với sứ mệnh lớn lao, nhiệm vụ cách mạng gắn liền với mọi nhiệm vụ tại đời sống cơ sở, hướng về cơ sở để giải mã những khó khăn trong tiến trình phát triển, như yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, yêu cầu đổi mới hội nhập và cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng dân chủ, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã hết sức chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống các chủ trương, chính sách, quy định nhằm tiến tới xác định nội hàm trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Chúng ta đã có chiến lược công tác cán bộ tại Nghị quyết Trung ương 3 Khóa VIII và Đại hội XII của Đảng, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ban hành Nghị quyết về “Tập trung

xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, một số văn bản đã ban hành và đang có hiệu lực như: Luật tổ chức Chính phủ [74]; Luật tổ chức HĐND và UBND [75]; Luật cán bộ, công chức [76]; Luật xử lý vi phạm hành chính [72];

Nghị định 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ [18]; Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách [16]; Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP- BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính [12]

- Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong thời gian qua chính là đáp án cho sự thay đổi trong tư duy cầm quyền của Đảng, phương pháp quản lý của Nhà nước tại chính quyền cơ sở ngày càng tiến bộ hơn. Các mối quan hệ lớn tại đời sống cơ sở đã từng bước được rõ hơn khi phát huy trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở. Mối quan hệ của người dân đối với Đảng, nhà nước; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa lãnh đạo và cầm quyền; giữa tập trung và dân chủ; giữa chính quyền và cộng đồng xã hội; giữa truyền thống và hiện đại; giữa công khai, minh bạch, giải trình và quan liêu, lạc hậu vv...

ngày càng được giải quyết tích cực hơn. Thông qua trách nhiệm chính trị của người đứng đầu đã xây dựng một chính quyền ngày càng hiệu quả, minh bạch hơn, gần dân hơn; các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước ngày càng được hiện thực hóa tại đời sống cơ sở. Thời gian qua, trong thực tế người đứng đầu ngày càng được trang bị hoàn thiện hơn về phẩm chất, đạo đức, năng lực của mình; đặc biệt khi nói đến trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính là nói đến nhãn quan chính trị, tầm nhìn mang tính chất vượt trội của người lãnh đạo, quản lý đã được quan tâm hơn nhiều so với các thời kỳ trước đây; người đứng đầu đã có sự chuyển biến như có

thái độ cầu thị, lắng nghe học tập ở người dân cơ sở, trong nhận thức đã có sự đổi mới trong việc thể hiện mình là người mang sứ mệnh phục vụ nhân dân, tiếp thu từ người dân những điều hay lẽ phải, từ đó có cơ sở để định hướng, dẫn dắt, tiên phong, chỉ đạo, điều hành người dân cũng như cải tạo thực tiễn cơ sở ngày càng tốt hơn, nâng cao đời sống người dân. Thu nhập của người dân thôn xã năm 2013 tăng 1,8 lần so với năm 2010 hộ nghèo năm 2013 là 12,6%, giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008 [65].

- Chúng ta đã có các quy định về Trách nhiệm nêu gương của người cán bộ hay các cách thức để tăng cường chất lượng điều hành, quản lý của người đứng đầu như trách nhiệm giải trình, trách nhiệm phản biện hay các kênh quan trọng của nhà nước như trách nhiệm pháp lý nhưng đã là người cán bộ của Đảng, công bộc của dân thì phải có phẩm hạnh chính trị, phải chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng; trách nhiệm trước lá phiếu để bầu nên đại biểu và chịu sự truy cứu về chính trị trước người dân cơ sở chứ không chỉ riêng là trách nhiệm về hình sự, dân sự mang tính pháp lý. Trách nhiệm chính trị cao hơn ở chổ nó gắn chặt với bản chất chế độ, gắn chặt với niềm tin của người dân và uy tín của người cán bộ, lúc vi phạm thì người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất trước lá phiếu đã bầu nên mình, xin lối người dân cơ sở, luận tội về mặt chính trị… đây cũng chính là lỗ hổng về việc thể chế hóa quy định của Đảng cũng như hiện thực hóa quyền dân chủ của người dân cấp cơ sở; sự đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở điểm này gắn chặt với những giải pháp cơ bản và có tính đột phá khi gắn với Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.

- Ở Việt Nam, nhìn vào hoạt động bầu cử thì ta dễ dàng nhận thấy hoạt động bầu cử diễn ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc theo nhiệm kỳ của Đảng cộng sản Việt Nam bao giờ cũng được quan tâm hơn là bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động bỏ phiếu gắn với vấn đề thực quyền của đời sống chính trị, đây chính là một đặc điểm riêng của Việt Nam với cơ chế một Đảng cầm quyền và một đảng lãnh đạo, cầm quyền ở đây được hiểu theo nghĩa là nắm giữ quyền lực chính trị, quyền lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia chứ không phải là tham gia công tác chính quyền, trong đó chức năng chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt

Nam là chức năng lãnh đạo, chức năng nêu gương, chức năng phê bình và tự phê bình... dù Đảng Cộng sản Việt Nam có thực hiện chức năng gì nhưng vẫn là thiết chế chính trị giữ quyền lực chính trị lớn nhất trong thực tiễn chính trị Việt Nam, điều này đã được chứng minh ở rất nhiều lý luận và quan trọng hơn hết được chứng minh qua sự vận động của chính lịch sử đời sống chính trị Việt Nam qua các thời kỳ - sự lựa chọn khách quan của chính lịch sử đời sống chính trị.

- Trách nhiệm chính trị chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong thực tiễn đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết được các nhiệm vụ tại đời sống chính trị cơ sở. Nhiều chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước góp phần nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở, như chủ trương thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND, bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND cấp xã; trong đó yếu tố quan trọng là đã giữ được sự ổn định về mặt chính trị;

đời sống vật chất tinh thần của người dân cơ sở được nâng cao. Người dân cơ sở đã thụ hưởng được những kết quả ban đầu trong việc thể hiện quyền làm chủ của mình, đại bộ phận người dân tại cơ sở đã gắn vận mệnh mình đối với sự thay đổi trong phương pháp cầm quyền của Đảng và xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân trong việc gắn với trách nhiệm chính trị của người dân cơ sở. Thông qua trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu chính quyền cơ sở, thời gian qua đã có sự chuyển biến tại đời sống cơ sở, chúng ta đã từng bước giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra như công tác phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới; công tác xây dựng nông thôn mới; xây dựng một chính quyền mang giá trị kiến tạo tại cơ sở; công tác cải cách hành chính, giữ vững môi trường an ninh trật tự tại cơ sở, phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng cơ sở...

Theo báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội ngày 28/3/2017 UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp ở cấp xã đã nhất thể hóa 75/186 bí thư kiêm chủ tịch HĐND, 76/186 Bí thư kiêm chủ tịch UBND. Ở tỉnh Long An (2017) thực hiện thí điểm mô hình bí thư cấp ủy đồng thời làm Chủ tịch UBND cấp xã 18/192 đơn vị xã, phường, thị trấn, mở rộng ra với mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng ấp, khu phố đã thực hiện thí điểm 48/1.031 ấp, khu, phố. Ở tỉnh An Giang cũng

đã thực hiện mô hình bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND xã, ở các huyện thực hiện: Huyện Châu Phú 13/13 xã; thị xã Tân Châu: 11/14 xã, phường;

thành phố Châu Đốc: 2/7 phường; thành phố Long Xuyên: 3/13 phường; Tri Tôn: 2/15; Chợ Mới: 4/18; Phù Tân: 2/18.

Qua việc thí điểm nhất thể hóa cho thấy tạo một môi trường chính quyền “kiến tạo” tốt hơn để người đứng đầu thực thi công vụ hiệu quả hơn, bộ máy tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hiệu lực là câu hỏi đặt ra đối với người đứng đầu chính quyền. Người đứng đầu chính quyền cơ sở trước chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy sẽ có sự hỗ trợ lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn. Như vậy, tạo sự thống nhất cao về mặt chủ trương khi thực hiện, đặc biệt khắc phục tình trạng nghe ngóng trông chờ vào cấp ủy cùng cấp hay cấp ủy cấp trên (do lúc này là thành viên được dự họp) đồng thời khắc phục được việc đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện sai, đổ lỗi do cấp ủy chỉ đạo hay là tình trạng mất đoàn kết, tình trạng bao biện làm thay, buông lỏng lãnh đạo. Mặt khác, xuất hiện bài toán về quyền lực, xu hướng quyền lực khi tập trung cao sẽ bị tha hóa và yêu cầu đặt ra là khó kiểm soát và ai là người kiểm soát được, từ dân chúng hay là từ các tổ chức công đó là câu hỏi đặt ra trong thực tế của mô hình này, đó là chưa kể áp lực của việc giao nhiều việc: Công tác Đảng hiện nay rất nhiều thời gian họp, tổng kết, báo cáo, triển khai rồi lại họp, tổng kết, báo cáo, triển khai, v.v... Các nhiệm vụ chính trị có được giải quyết hay không trong thực tế hiện nay đang đặt lên vai người đứng đầu chính quyền cơ sở.

Chủ tịch HĐND không nắm được thực quyền do sự thay đổi chính xác, Luật 2003, các kỳ họp thường lệ của HĐND cấp xã đều phải ban hành nghị quyết để quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Nay, theo Luật 2015 HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; HĐND cấp huyện thông qua, còn HĐND cấp xã trong luật không quy định thẩm quyền này.

Như vậy, thực tế bất cập về thể chế đang diễn ra là cơ quan đại diện cho quyền lực của người dân cơ sở, người có quyền lực chịu trách nhiệm chính trị

là chủ tịch HĐND lại không được thay mặt người dân cơ sở để tham gia đóng góp ý kiến của chính địa phương mình.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở việt nam hiện nay” (qua khảo sát tại tỉnh nghệ an) (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)