Đặc điểm chung của Nho giáo

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 33 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ

1.3 Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với tư tưởng nhà cầm quyền

1.3.1 Đặc điểm chung của Nho giáo

Nho giáo có sự hình thành và phát triển trải dài theo chiều dài lịch sử với nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhƣng tựu chung vẫn có những đặc điểm chung nhƣ

Vấn đề đạo đức là vấn đề cơ bản và cốt lõi của đường lối đức trị của Nho giáo.

Vì nhu cầu cấp thiết của thời đại Xuân Thu Chiến Quốc hỗn loạn mà Nho giáo mới ra đời, cần phải giáo huấn lại giá trị đạo đức cho người dân. Lấy đức trị làm đường lối, dung pháp luật và thần quyền để thiết lập lại trật tự xã hội, từng bước tạo ra những hình mẫu con người lý tưởng trong xã hội, góp phần tạo ra sự ý thức về một xã hội lý tưởng. Vì đối tượng của Nho giáo hướng đến là tầng lớp cầm quyền, do vậy mục đích là phải tạo ra những hình mẫu quân tử lý tưởng sống cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, tự trau dồi kiến thức, tự tu thân, tự đào tạo cho bản thân mình. Tu thân xong quân tử có bổn phận phải hành đạo giúp ích cho xã hội. Từ những hình mẫu lý tưởng quân tử đó

xây dựng một xã hội lý tưởng. Pháp luật và thần quyền được sử dụng để tăng sức mạnh và uy quyền cho nhà vua và những giá trị của chuẩn mực đạo đức.

Khổng tử đã nói trong Luận ngữ “Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân không những có lòng hổ thẹn mà còn cảm hóa quy phục”, “Làm chính trị bằng đức thì tự mình sẽ giống nhƣ sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ mà mọi vì sao khác chầu quanh mình” (Ngữ văn Hán Nôm, tập 1, Tứ thƣ, 2002, trang 244-245). Với tƣ tưởng của Nho giáo, một đất nước nghèo khó, ít tài nguyên, nghèo vật chất không đáng sợ bằng việc quốc gia đó không có phép tắc, quy củ. Mạnh Tử đã từng khẳng định “Thành quách chẳng hoàn bị, binh giáp chẳng nhiều, chƣa phải là tai họa cho đất nước, ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳng tích tụ, cũng chưa phải nguy hại cho đất nước nhưng người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi, dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” trong Tứ thư thập chứ của Chu Hy do Nguyễn Văn Luân dịch và chú giải năm 1996 (trang 1015, 1016).

Đạo đức cũng là tiền đề, điều kiện quan trọng để hình thành và hoàn thiện đạo đức của con người. Gia đình được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn xã hội kỷ cương trật tự thì điều này phải được giáo hóa với cá nhân từ trong gia đình. Tiêu chuẩn đạo đức lúc này đóng vai trò là những quy phạm chi phối tất cả các mối quan hệ của con người từ gia đình ra ngoài xã hội. Khổng Tử luôn coi trọng đạo đức hơn pháp luật

“Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhƣng chƣa biết hổ thẹn: dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành”

Tư tưởng đạo đức được thể hiện thông qua các nội dung cơ bản như: Tam cương, ngũ thường, xây dựng hình mẫu của bậc chính nhân quân tử. Theo quan điểm của Nho giáo Khổng Mạnh, trong xã hội giữa người với người sẽ có các mối quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh em, bạn bè gọi là ngũ luân. Về sau, Đổng Trọng Thư đưa 03 mối quan hệ đầu lên thành tam cương, là sợi dây ràng buộc, điều chỉnh quan hệ xã hội giữa người với người từ gia đình ra xã hội. Mỗi người đều có vị trí riêng, có tên gọi riêng và làm đúng trách nhiệm với danh phận đó của mình. Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải có đạo làm cha, con phải giữ đạo làm con, vợ phải giữ gìn đạo làm vợ. Để điều chỉnh các mối quan hệ đó con người sẽ có ngũ thường để làm khuôn mẫu để tu dưỡng, đó là Nhân - Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. Con người phải chú

trọng việc sửa mình, tu nhân, thực hiện đức nhân. Lễ cũng đƣợc xem là để đạt đƣợc chữ nhân mà nhân lại là nội dung đích thực của lễ. Đạt đƣợc nhân cũng là đạt đƣợc sự thu phục lòng người và làm việc gì cũng thuận. Khổng Tử cũng có nói “Cung kính là không có lễ thì phiền toái, cẩn thận mà không có lễ thành ra khúm núm, dũng là không có lễ thì loạn, trực mà không có lễ thành ra nóng nảy.” (Luận ngữ, Thái Bá, XIII). Mục đích chính của lễ còn là tạo ra sự trật tự xã hội nhất định, theo ý muốn chủ quan của nhà cẩm quyền, do vậy nó còn có thể bao hàm ý nghĩa về việc sử dụng các điều luật một cách tích cực.

Trong quan hệ giữa vua – tôi, bề tôi phải trung thành với vua và ngƣợc lại, vua cũng cần phải trung với dân và vua phải là bậc minh chủ, có tài có đức để cai trị đất nước và làm cho nhân dân nể phục mà trung thành, chứ không dùng vị trí độc tôn của mình để áp đặt. Bậc chính nhân quân tử hay minh quân cũng phải tự tu dƣỡng đạo đức theo ngũ thường để đạt được hình mẫu con người lý tưởng, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Vua chỉ làm việc thiện mới chiếm đƣợc cảm tình trong dân, và muốn bình được thiên hạ thì phải có tài, có đức để được lòng dân, lấy dân làm gốc. Người dân phải trung với quân, cũng không chỉ có nghĩa trung thành chỉ riêng với vua của mình mà đó là lòng trung thành với đất nước, với dân tộc mình. Vua còn phải luôn chăm lo cho đời sống nhân dân đƣợc ấm no, tạo một cuộc sống yên vui thì mới tạo nên giá trị ổn định thật sự của xã hội. Tuy nhiên đến thời Hán Nho, quan hệ vua – tôi cũng bị méo mó đi theo hướng tiêu cực và một chiều, vua giữ vai trò quyết định với bề tôi, quyết định sự sống chết của bề tôi, sự trung thành đƣợc đẩy lên đến tuyệt đối.

Giữa cha và con, Khổng Mạnh đều đề cao chữ hiếu. Theo Khổng Tử, chữ hiếu ở đây không chỉ hạn hẹp trong việc thờ phụng, chăm sóc cho cha mẹ mà khi làm việc này cũng phải xuất phát từ tấm lòng chân thật của mình. Ngoài ra, mở rộng khái niệm chữ hiếu trong đạo làm con, ông đã khẳng định “Làm con không đƣợc vi phạm lễ nghĩa mới có hiếu…” “Làm con phải giữ gìn thân thể mình cũng là có hiếu” “Làm con phải nuôi dƣỡng đƣợc cha mẹ mà không kính trọng thì cũng chƣa phải là có hiếu…”

Làm con đối với cha mẹ phải luôn giữ đƣợc vẻ hòa vui là đã thực hiện đạo hiếu…”

(Trần Trọng Kim, 2003). Hiếu thật hợp lễ mới là hiếu, không phải giữ đạo hiếu mà mù quáng nghe theo, bất luận nhƣ thế nào.

Vì vai trò của gia đình đƣợc đề cao nhằm ổn định tôn ti trật tự trong gia đình cũng như xã hội, nên Nho giáo sẽ xem người chồng là trụ cột của gia đình, có trách nhiệm với cả gia đình, người vợ thường sẽ phải vun vén, chăm lo cho gia đình một cách tự nguyện và vô điều kiện, tạo nên một gia đình hòa thuận. Mà gia đình, một tế bào của xã hội có hòa thuận thì xã hội mới an bình, thịnh trị. Tuy nhiên, việc xây dựng hình mẫu chính nhân quân tử chỉ dành cho nam giới và trên thực tế mặc dù cũng có số lƣợng đông đảo nhƣng phụ nữ cũng không có vị trí, không có tiếng nói trong xã hội.

Nho giáo đã đưa ra thuyết tam tòng để “ràng buộc” người phụ nữ, điều này cũng có phần khắc nghiệt nhƣng vì dựa trên cơ sở của lối nghĩ trọng nam khinh nữ.

Người phụ nữ bị lu mờ vị trí trong xã hội, làm thui chột đi sự sáng tạo và ràng buộc họ vào sự phục tùng tuyệt đối nhƣ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Lúc còn nhỏ tại gia, phụ nữ phải nghe lời cha – tòng cha, không đƣợc cãi lời; đến lúc trưởng thành thì phải tuân lời cha mẹ đặc biệt trong việc sắp đặt hôn sự của cuộc đời mình mà không có bất kỳ sự phản kháng nào. Đến khi bước về nhà chồng, trong mối quan hệ với chồng mình, phải nhất nhất nghe lời chồng, không có tiếng nói với chồng, đây là một sự bất bình đẳng trong chính mối quan hệ gia đình của mình., dịu dàng và nhất nhất cũng phải phục tùng. Đã bước chân ra khỏi gia môn làm vợ người ta thì cả đời là con dâu nhà chồng luôn phải quan tâm, chăm lo cho gia đình chồng còn hơn chính cha mẹ đẻ của mình, phải cung kính, hiếu thuận; đối với các em phải dịu dàng, nhường nhịn; đối với khách khứa phải tôn trọng, lễ phép. Mặc dù cũng có suy nghĩ vợ là đất, chồng là trời bỏ đi phía nào cũng không được nhƣng phụ nữ vẫn không đƣợc coi trọng. Chồng có thể có năm thê bảy thiếp nhƣng gái chính chuyên chỉ có một chồng, đƣợc ví nhƣ “trung thần bất sƣ nhị quân, liệt nữ bất giá nhị phu”. Nếu nhƣ chồng chết thì phụ thuộc vào con trai, vậy kể nhƣ cả đời phụ nữ cam chịu số phận và sống phụ thuộc hoàn toàn vào đàn ông. Ngoài ra, phụ nữ còn đƣợc giáo hóa, chú trọng tu dƣỡng đạo đức của bản thân toàn diện theo tiêu chí tứ đức: công dung ngôn hạnh.

Bốn đức tính nảy cũng bổ sung cho nhau tạo thành vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện cho người phụ nữ. Công là chỉ các việc may vá, bếp núc, thêu thùa, … gọi chung là nữ công gia chánh, người phụ nữ phải khéo léo, giỏi giang. Dung là chỉ dung mạo, nhan sắc của người phụ nữ phải hài hòa, dịu dàng, dáng người xinh đẹp, e lệ, liễu yếu đào tơ. Ngôn ý chỉ lời ăn tiếng nói phải dễ nghe, mềm mỏng, lời hay ý đẹp. Hạnh ý chỉ đức

hạnh, sự đoan trang, đứng đắn, nết na thùy mị của người phụ nữ, phải biết cư xử phải phép, nhu mì, chung thủy với chồng, hi sinh với con cái và sống đức hạnh. Hạnh là điều bắt buộc của Nho giáo đối với người phụ nữ, người phụ nữ chỉ có thể tuân thủ mà không thể phản ứng lại đƣợc. Mặc dù Khổng Tử không khắc nghiệt hóa các quy định ràng buộc phụ nữ nhƣ Đổng Trọng Thƣ nhƣng vì vẫn dựa trên cơ sở của sự trọng nam khinh nữ nên ông không xây dựng hình mẫu lý tưởng nào dành cho phụ nữ. Mà bởi vì cuộc sống của người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới do vậy chỉ cần xây dựng hình mẫu của quân tử, ắt hẳn người phụ nữ cũng sẽ tự sửa mình theo hình mẫu đó. Trong Luận ngữ Khổng Tử còn viết “chỉ có bọn đàn bà và tiểu nhân là khó đối đãi:

thân cận thì họ khinh nhờn, xa lánh thì họ oán trách” nên người phụ nữ thường không đƣợc nhắc tới.

Hán Nho của Đổng Trọng Thư lại tước đi một số yếu tố nhân đạo, tiến bộ mà khắc nghiệt hóa hơn hẳn, người vợ phục tùng tuyệt đối một cách tiêu cực, ông cho rằng người chồng thuộc khí dương nên có quyền dẫn đầu, người vợ thuộc khí âm nên phải tuân theo, không có quyền phản kháng. Điều này càng dẫn đến sự gia tăng tính chất gia trưởng của người đàn ông trong gia đình. Đến thời Tống Nho, người phụ nữ càng bị đối xử cực đoan hơn, đặc biệt là trong việc giữ gìn tiết hạnh. Tống Nho đề cao người phụ nữ thủ tiết và nếu chồng chết phải tiết liệt thờ chồng mới được ca ngợi như những bậc trung thần.

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)