Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ
1.3 Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với tư tưởng nhà cầm quyền
1.3.2 Sự ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam
Từ năm 111 tr.CN, nhà Hán xâm lược nước ta và bắt đầu quãng thời gian nước ta trở thành thuộc địa trong 1000 năm. Khi đã muốn thôn tính một nước nhỏ hơn thì Hán hóa đất nước đó đã trở thành một trong những điểm quan trọng trong chính sách cai trị của mình. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước có bề dày văn hóa bản địa, càng bị áp bức, càng bị Hán hóa thì ý thức phản kháng chống lại cũng mạnh mẽ hơn, ý thức phải giữ gìn bản sắc dân tộc, ý thức phải giành lại độc lập chủ quyền lúc nào cũng mạnh mẽ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thƣ thì Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thời nhà Hán bởi hai viên Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên đã cho dựng học hiệu, dạy lễ nghĩa tại quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân. Lúc này, Nho giáo không còn là Nho giáo nguyên thủy Khổng Mạnh nữa mà là sản phẩm đã đƣợc Đổng Trọng Thƣ nhào nặn ra
để phù hợp với chế độ phong kiến trung ƣơng tập quyền của nhà Hán. Cũng là những quan niệm về Đạo, Thiên mệnh, Thiên lý, Trung dung, nhân, nghĩa, trí, hiếu, dũng, chính danh, quân tử, hiếu nhân, tam cương, ngũ thường nhƣng đƣợc kết hợp thêm với yếu tố thần quyền, tâm linh hóa các tư tưởng Nho học để tạo thành một khuynh hướng Nho giáo áp dụng trong việc đi xâm lƣợc. Theo Đại Việt sử ký thì đến năm 187 đến 226 TCN., Thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp là người có tài kinh bang tế thế, có tài năng đức độ hơn người, học sâu hiểu rộng đã tích cực truyền bá Nho giáo vào Việt Nam. Nhƣng thực chất Sĩ Nhiếp lại không phải là một nhà Nho chính thống mà là một nhà Đạo học, do vậy ông cũng truyền bá cả Đạo giáo vào Việt Nam. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã nói “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đến đời sau há chả lớn sao?” (Đại Việt sử ký toàn thƣ tập 1, 1998, trang 161) Về sau, các nhà Nho học Việt Nam đã tôn ông là Nam Giao học tổ.
Nho giáo lúc này là công cụ, là trợ thủ đắc lực để thống trị các nước nhỏ: mong muốn thống trị về tư tưởng, áp đặt cách suy nghĩ lên thế giới quan của người Việt, yếu tố thần bí hóa đƣợc kết hợp nhằm tạo sự mê tín, mê muội trong lòng dân. Mặt khác, Nho giáo thể hiện bằng chữ Hán, thứ chữ rất khó học nên chỉ có những người có điều kiện, tầng lớp trên mới tiếp cận đƣợc, khó đi vào lòng dân và dù có truyền bá văn hóa để đồng hóa thì cũng không phải theo phương pháp tự nhiên mà là sự cưỡng bức phải tiếp thu. Hơn nữa, cũng vì lý do đó mà số nhà Nho bản địa rất hạn chế, chƣa trở thành một lực lƣợng xã hội đáng kể. Việt Nam đã có một nền văn hóa bản địa mang bản sắc riêng, có ngôn ngữ, có tập quán sinh hoạt riêng, phong tục cũng khác nên cũng là một điều gây khó khăn cho các hệ tư tưởng khác du nhập vào. Theo một số học giả cho rằng người Việt đã dùng lá chắn là Đạo Phật để chống lại sự xâm lăng về văn hóa đó, vì Đạo Phật có tư tưởng từ bi hỉ xả rất gần gũi thân thuộc với người Việt. (Doãn Chính, 2013). Và cũng chính vì lý do đó, văn hóa tư tưởng Việt Nam luôn có sự pha trộn, hài hòa hóa, dung hợp, Việt hóa những tư tưởng ngoại bang để phù hợp với người Việt cũng như là tạo ra bản sắc riêng của văn hóa tư tưởng người Việt.
Theo đó, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt đều được duy trì và gìn giữ nhƣ nhuộm rang, ăn trầu, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc, tôn trọng phụ nữ , tôn trọng người già,…Mặc dù lễ giáo phong kiến phương Bắc áp đặt tôn ti trật tự trong
gia đình, củng cố chế độ phụ quyền, nhƣng cũng không áp đặt đƣợc những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta như kính trọng , biết ơn người có công lập làng xã, người tạo ra nghề nghiệp, người bảo vệ đất nước, làng xã, …dù cho có bị cấm đoán và ngăn chặn. Nho giáo thời kỳ đầu này thực sự chƣa có dấu ấn gì rõ nét, chƣa có vai trò gì đáng kể trong xã hội Việt Nam.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đều cho rằng Đạo giáo cũng du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cùng thời với Nho giáo. Tác giả Trần Ngọc Thêm đã viết “Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ II …Trong khi Nho giáo chƣa tìm đƣợc chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngƣỡng tương đồng có sẵn từ lâu.” (Trần Ngọc Thêm, 1999, trang 277) Đạo giáo bắt nguồn từ học thuyết của Lão Tử và Trang Tử, nhƣng sau thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc, Đạo giáo bắt đầu rời bỏ siêu hình trong lý luận và có khuynh hướng lánh đời tu tiên, kết hợp với các hiện tượng mê tín dị đoan. Đạo giáo ở Việt Nam có sức ảnh hưởng nhiều trong đời sống của nhân dân và kết hợp đƣợc với một số tín ngƣỡng, ma thuật của văn hóa bản địa, thờ các vị thần riêng nhƣ Tam phủ, tứ phủ, bộ Tứ bất tử Bà Chúa Liễu Hạnh, Thần núi Tản Viên, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng. Đạo giáo chia làm 02 khuynh hướng Đạo Thần tiên và Đạo Phù thủy.
Đồng thời với việc chống đồng hóa và truyền bá mạnh mẽ của Nho giáo thì đối với Đạo giáo người Việt cũng tiếp nhận các hiện tượng mê tín dị đoan và kết hợp với những ma thuật, phương thuật của tín ngưỡng dân gian, tư tưởng cổ truyền của dân tộc, mang lại sự an ủi, hi vọng cho những khổ đau của con người... Đạo giáo phù thủy còn được xem là biện pháp để người dân chống lại giai cấp thống trị. Những vị anh hùng, những hình ảnh con người ưu tú, có công với đất nước được nhân dân phong thánh và lập miếu thờ. Đây cũng là yếu tố tích cực trong việc giáo dục đạo đức của Đạo giáo đối với nhân dân. Đạo giáo cũng đƣợc xem là một kiểu thức của luật pháp để chứng giám, soi xét đúng sai, tốt xấu ở đời.
Trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta thì ở Việt Nam đã có tín ngưỡng thờ Mẫu, bên cạnh đó người Việt còn thờ các vị thần trong nông nghiệp và các vị thần trong tự nhiên. Đối với Phật giáo, nhân dân cũng đã bắt được những nét tương đồng trong giáo lý nhà Phật với truyền thống của dân tộc, một dân tộc trọng nghĩa trọng tình, nhân ái, từ bi hỉ xả (tứ vô lượng tâm), cứu khổ cứu nạn, đạo lý uống nước nhớ
nguồn thờ cúng tổ tiên, … và văn hóa dân gian, gần gũi với tâm lý của người Việt, nhờ vậy mà Đạo Phật rất phát triển và đi sâu vào lòng dân chúng một cách tự nguyện và dễ dàng.
Do vậy mà Đạo giáo và Phật giáo dễ dàng hòa nhập với văn hóa người Việt, có sức ảnh hưởng âm thầm nhưng lâu dài và sâu sắc đến đời sống tinh thần của Việt Nam.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền vào nằm 938 là dấu mốc đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam chính thức chấm dứt, mở ra thời kỳ mới là thời kỳ độc lập. Để giữ vững độc lập chủ quyền vừa mới giành lại đƣợc thì việc tiếp thu Nho học là một yêu cầu bắt buộc. Tình hình thực tế diễn ra là các cuộc đấu tranh giữa các lực lƣợng cát cứ và triều đình diễn ra mạnh mẽ, do vậy triều đình điều hành đất nước lúc này chưa mang tính quân sự là chủ yếu. Quân đội sẽ được triều đình Ngô – Đinh – Tiền Lê tập trung xây dựng. Điều này có ý nghĩa một mặt vừa chống ngoại xâm đối với chủ quyền đất nước vừa giành được, vừa chống lại được mâu thuẫn nội bộ. Do vậy về mặt triều chính, lễ nghi chƣa đƣợc quan tâm nhiều và đa số sẽ mô phỏng theo Trung Hoa. Dưới thời nhà Đinh, Phật giáo được xem là quốc giáo, ấn định phẩm tước cho sư, cử sư ra làm quan gọi là tăng quan. Đến thời Tiền Lê, sư tăng vẫn có vị trí quan trọng. Mặc dù các triều đại này đều có ý thức xây dựng nhà nước phong kiến trung ƣơng tập quyền nhƣng kinh tế chƣa ổn định, nội chiến làm phân tán lực lượng, bộ máy nhà nước chưa được hoàn thiện, chưa được thể chế hóa. Dưới triều đại Lý – Trần – Hồ, Nho giáo từng bước được chú trọng vì nhu cầu xây dựng nhà nước trung ương tập quyền lên cao. Nhà nước phong kiến tập quyền lúc này đã dần củng cố và ổn định hơn, quy củ hơn, hoạt động của các chính quyền trung ƣơng mở rộng hơn, quan hệ vua – tôi được củng cố, quân sự cũng được tăng cường và hoạt động lập pháp bắt đầu phát triển hơn.
Mặc dù nhà Lý tôn sùng Đạo Phật và tôn làm quốc giáo nhƣng vẫn có sự ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng trị nước của mình. Trong Chiếu dời đô 1 của vua Lý Công Uẩn có đoạn “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” Điều này thể hiện rõ tư tưởng mệnh trời của Nho giáo, đặc biệt là tư tưởng vua là chân mệnh thiên tử, là người thay trời hành đạo, mang dấu vết của thiên nhân cảm ứng của Hán Nho. Tiếp theo đó,
1Bản dịch của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
mùa Thu năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, sau đó 05 năm vào năm 1075 vua Lý Nhân Tông cho mở kỳ thi Nho học lần đầu tiên để chọn người hiền tài. Năm 1076, thành lập Quốc Tử giám, bắt đầu quá trình đƣa Nho giáo vào giảng dạy, đào tạo chính thức cho tầng lớp trí thức, để sau ra làm quan sẽ phục vụ lại cho chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Điểm đặc biệt quan trọng trong thời kỳ này là pháp luật được chú trọng và đã ban hành bộ luật đầu tiên của nước ta. Nho giáo lúc này đã thỏa mãn đƣợc yêu cầu cấp thiết của giai cấp cầm quyền là phát triển xã hội, củng cố và bảo vệ vương triều.
Nho giáo dưới thời Trần cũng có vị trí riêng và ảnh hưởng sâu sắc. Trên tinh thần khoa cử và giáo dục của thời Lý, nhà Trần cũng quan tâm đến giáo dục, tổ chức kỳ thi liên tục, đào tạo đông đảo tầng lớp nho sĩ, đƣợc trọng dụng ra làm quan. Tầng lớp Nho sĩ thời Trần quan tâm đến đạo trị nước của Nho giáo, quân tử trung quân ái quốc, tu thân, trị nước bình thiên hạ để tạo ra một xã hội lý tưởng theo lý tưởng của Nho giáo. Trần Hưng Đạo đã viết trong Binh thư yếu lược “Dân là gốc của nước, gốc bị sâu thì nguyên khí suy”, ông cũng thể hiện quan điểm rõ ràng về việc thân dân, tranh thủ tạo đƣợc chữ tín trong lòng dân, đoàn kết toàn dân mới tạo ra sức mạnh. Từ đó, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào minh quân, trung thành với lợi ích của giai cấp thống trị và xem như đó cũng là lợi ích của đất nước. Như vậy, Nho giáo lúc này cũng được Việt hóa đi, lượm lặt những điều phù hợp với suy nghĩ của người Việt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội cũng như bảo vệ được vương triều của mình. Cũng nhờ vậy, Nho giáo đã dần có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Việt, cũng như là hệ tư tưởng thống trị chính thống của chính quyền. Trong việc trị nước, phát triển xã hội và lĩnh vực thi cử giáo dục đã có Nho giáo thực hiện vai trò của mình;
trong đời sống tinh thần thì đã có Phật giáo, Đạo giáo thực hiện chức năng của mình.
Đến cuối thời nhà Trần, Nho giáo chủ yếu là Tống Nho đã có ảnh hưởng rõ rệt đến các nhà tư tưởng lớn của người Việt như Chu Văn An, Trương Hán Siêu. Nho giáo thời kỳ này giành ƣu thế thì cũng có mặt hạn chế, các nho sĩ muốn dập khuôn các bài học kinh nghiệm của phương Bắc mà áp dụng vào thực tiễn của nước ta, sinh ra chủ nghĩa giáo điều.
Đến thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly tiêu biểu cho khuynh hướng chống chủ nghĩa giáo điều trong Nho giáo thời bấy giờ, nhằm cứu vãn cho tình hình đất nước cuối thời nhà Trần đầy hỗn loạn đó, Hồ Quý Ly đã tiến hành một số cải cách về xã hội: chính sách
hạn điền, hạn nô được ban hành dưới hình thức là pháp luật; phát hành tiền giấy và bắt nhân dân phải đổi tiền giấy,…Ông tiếp thu Nho giáo một cách có chọn lọc chứ không rập khuôn như những nhà Nho trước, đánh giá lại Khổng Tử và nêu ra một số hoài nghi về quan điểm trong Luận ngữ. Tuy nhiên, vì ông cướp ngôi của nhà Trần nên lòng dân không phục, nhân dân không ủng hộ những chính sách cải cách của ông mà chỉ là miễn cưỡng tiếp nhận, do vậy mà nhà nước nhanh chóng suy tàn.
Nho giáo ở thời nhà Lê đã có vị trí và phát triển mạnh mẽ. Đây là giai đoạn mang tính bước ngoặt lịch sử vì có sự chuyển đổi mô hình từ chế độ quân chủ quý tộc thời Lý – Trần, Phật giáo là quốc giáo sang một nền quân chủ quan liêu của Nho giáo.
Triều Lê ngay sau chiến thắng giặc Minh của Lê Lợi đã bắt tay ngay vào việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, không phát triển ngoại thương nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước và duy trì sự thống nhất ổn định của quốc gia. Đó là những điều kiện thuận lợi để Nho giáo có thể phát triển từng bước và đạt đến đỉnh cao trở thành quốc giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497).
Ông cũng đồng thời bỏ chính sách Tam giáo đồng nguyên để giành vị trí độc tôn cho Nho giáo, đặc biệt là Tống Nho ở thời kỳ này. Các vua nhà Lê rất chú trọng đến việc hệ thống điển chế pháp luật, kết hợp chặt chẽ giữa lễ và pháp. Lễ rất đƣợc coi trọng bởi hình thái này giúp khuôn mẫu hóa và ổn định hóa các quan niệm đạo đức, hành vi của con người, xã hội sẽ vận hành theo một trật tự nhất định, dễ quản lý.
Trong thời kỳ này, nhà Lê đã giành đƣợc độc lập và có nhiều thời gian để tái thiết đất nước, bảo vệ sự thống nhất ổn định của đất nước, lúc này Nho giáo mới có cơ hội giành địa vị thống trị và từng bước được củng cố, trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến, lấy Nho giáo làm thước vàng thước ngọc để xây dựng thiết chế chính trị và xã hội. Do vậy, pháp luật cũng có sự tham chước của Trung Hoa nhƣng các nhà làm luật triều Lê đã điều chỉnh, thậm chí là “sáng tạo”, sửa đổi, bổ sung những điều luật nhằm phù hợp với phong tục tập quán của người Việt cũng như là điều kiện xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Trong thời Lê sơ, những chính sách cai trị đất nước được cho là thành công nhất tập trung dưới thời vua Lê Thánh Tông, đây là kết quả của quá trình pháp luật hóa các quan hệ xã hội trên cơ sở tiếp thu và thể chế hóa những tư tưởng Nho giáo vào tình hình thực tế của đất nước thời bấy giờ. Thông qua những chính sách cải cách liên tục và bền vững, bộ máy nhà nước triều vua Lê Thánh Tông đã đạt đến tổ chức nhà nước
quân chủ tập quyền cao độ. Vua Lê Thánh Tông còn rất quan tâm đến việc truyền đạt giáo lý của Nho giáo đến mọi tầng lớp nhân dân, từ gia đình ra xã hội qua việc ban hành Huấn dân đại cáo năm 1461. Mô hình bậc quân tử với tam cương, ngũ thường đã được vận dụng thành những tiêu chí, mong ước về xây dựng hình mẫu lý tưởng trong thực tế đời sống, nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng. Các nhà cầm quyền thời Lê sơ xem việc này là quan trọng để thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nghiên cứu về quyền phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XV là một vấn đề có ý nghĩa, bởi phụ nữ trong truyền thống dân tộc luôn đƣợc tôn trọng, có tín ngƣỡng thờ mẫu nhƣ Việt Nam thì phụ nữ luôn có một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, đã đề cập đến khái niệm quyền thường được xem xét dưới góc độ được quy định bằng văn bản pháp lý. Quyền phụ nữ tựu chung là một mảnh ghép của quyền con người.
Phụ nữ là một nửa của thế giới nên ở thời đại nào, xã hội nào cũng cần thấy đƣợc vai trò của phụ nữ và phụ nữ phải đƣợc tôn trọng. Cùng với sự phát triển của xã hội cũng trải qua nhiều bước ngoặt lịch sử khác nhau mà quyền phụ nữ ở giai đoạn nhà nước phong kiến bị xem nhẹ, phụ nữ không có tiếng nói riêng, sống hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông. Sự bất công còn thể hiện trong tư tưởng, cách đối xử ứng xử giữa con người và con người trong xã hội. Sự bất công ứng xử này là nguồn gốc của sự nghiệp giải phóng con người, đặc biệt là việc đấu tranh để đối xử công bằng với phụ nữ trong xã hội phong kiến. Giải phóng con người cũng thể hiện tư tưởng tiến bộ của xã hội và tư tưởng tiến bộ của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, các điều kiện chủ quan khách quan khác.
Ở mỗi vương triều với hoàn cảnh lịch sử khác nhau, hệ tư tưởng khác nhau nên cách điều hành xã hội cũng phải khác nhau nhƣng hình thái xã hội ra đời sau sẽ phát triển tiến bộ hơn hình thái xã hội đời trước. Mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những nhiệm vụ lịch sử khác nhau, ví nhƣ ở thời Ngô - Đinh - Tiền Lê thì yêu cầu cấp bách lúc bấy giờ là bảo vệ được sự thống nhất của đất nước, chống lại việc cát cứ trong nội bộ quốc gia thì nhà cầm quyền chƣa thể nghĩ đến việc cải cách xã hội để phát triển xã hội. Trong dòng chảy lịch sử đó, Triều đại Lê sơ đƣợc đánh giá là một trong những triều đại thành công nhất với nền quân chủ chuyên chế, pháp luật đƣợc phát triển, kiện toàn, ban hành và áp dụng thống nhất cho tới giai đoạn lịch sử sau. Hơn nữa, kỹ thuật