Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ
2.2 Quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực dân sự
2.2.3 Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong hôn nhân
Theo nội dung văn bản luật thời phong kiến thì các quan hệ pháp luật dân sự không thể tách rời với lĩnh vực hôn nhân và tài sản của gia đình. BLHĐ cũng thừa nhận các quyền về sở hữu tài sản, đồng sở hữu tài sản chung, quyền đƣợc là chủ thể trong chúc thƣ, trong các giao dịch dân sự,... Do đó, quyền sở hữu về tài sản của vợ chồng mang tính độc lập vừa mang tính liên kết với nhau. Tài sản gia đình đƣợc chia thành 03 loại:
+ Phu tôn điền sản (tài sản của chồng, do có riêng hoặc đƣợc cha mẹ cho) + Thê điền sản (tài sản của vợ, do có riêng hoặc đƣợc cha mẹ cho)
+ Tân tạo điền sản (tài sản chung do vợ chồng tạo dựng nên)
Với các nội dung điều luật ở Chương Điền sản mới tăng thêm điều 374, 375, 376, quy định về việc chia thừa kế, ta có thể thấy giữa vợ chồng dù là khi chung sống cùng nhau hoặc có 01 bên chết trước thì cũng không bên nào có quyền chiếm đoạt tài sản của bên kia làm của riêng. Tài sản lúc ấy sẽ đƣợc chia theo luật định. Chế định về thừa kế là một trong những nội dung quan trọng nhất của pháp luật dân sự ngày nay cũng nhƣ là đối với BLHĐ thời bấy giờ. Bởi đây cũng là căn cứ để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của một cá nhân. Người thừa kế, hàng thừa kế sẽ được xác định theo căn cứ về huyết thống và hôn nhân nhƣ giữa cha mẹ - con cái, ông bà – các cháu,
… trong đó yếu tố về huyết thống vẫn đƣợc xem là quan trọng nhất.
Đối với tài sản sở hữu riêng phu tôn điền sản và thê điền sản, BLHĐ thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của người phụ nữ, đồng thời cũng được thừa nhận khá bình đẳng với nam giới trong quan hệ tài sản và quan hệ nghĩa dƣỡng. Tài sản riêng của người vợ là do của riêng mà có hoặc của nhà vợ cho riêng thì đều được pháp luật xác định quyền sở hữu riêng biệt. Mặc dù trong giai đoạn hôn nhân, khối tài sản đó chỉ tạm gộp lại quản lý chung và hưởng lợi tức chung, nhưng không bên nào có thể chiếm đoạt hay sử dụng khi mà một trong hai người chết đi. Điều đó cũng có nghĩa khi ly hôn, tài sản riêng vẫn là của riêng người đó, người vợ không còn quyền sở hữu tài sản ấy nữa khi phạm tội gian dâm theo quy định tại điều 401, tội cố ý đánh chồng gây hậu quả tại điều 481 và theo quy định tại điều 321, tội tự tiện bỏ nhà chồng đi, đi rồi lấy chồng khác. Hơn nữa, vì đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản riêng thì người phụ nữ hoặc người chồng có toàn quyền định đoạt, quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền lập chúc thƣ, tặng cho theo mong muốn của mình.
Trong trường hợp vợ/chồng chết đi thì phần tài sản riêng của ai vẫn thuộc sở hữu của người ấy, phần tài sản chung sẽ chia đôi và sau đó chia đều cho các con nhưng trước mắt vẫn do vợ hoặc chồng - người còn sống tạm quản lý.
Trường hợp hai vợ chồng không có con mà một trong hai người chết trước thì phần tài sản riêng của người chết trước sẽ chia làm hai phần, một phần sẽ giành cho việc tế tự về sau hoặc chia cho cha mẹ hãy còn sống của người đã chết, một phần sẽ chia cho vợ/chồng – người còn sống đảm bảo cuộc sống của họ về sau, tuy nhiên vợ hoặc chồng chỉ có quyền hưởng lợi tức trên phần tài sản ấy mà không được nhận làm của riêng. Sau đó, nếu người vợ hoặc chồng còn sống ấy chết đi thì khối tài sản này sẽ được giao về cho cha mẹ đẻ của người ấy. Về cơ bản, vợ không phải là người thừa kế của chồng hay ngược lại, tuy nhiên luật cũng có quy định những người phụ nữ góa chồng hay đàn ông góa vợ không còn nơi nương tựa đều được hưởng 01 phần tài sản và quyền nghĩa dƣỡng đến cuối đời. Nội dung này đƣợc các nhà làm luật thời Lê quy định chi tiết cách thức thực hiện và hình phạt nếu nhƣ phân chia không đúng quy định tại điều 375 BLHĐ. Trong trường hợp con chung chết trước cũng được phân chia như vậy. Theo quy định của điều 376 BLHĐ thì người chồng còn sống chỉ được hưởng thừa kế 2/3 phần tài sản riêng của người vợ chết trước mình khi cả cha mẹ đẻ của vợ cũng đã chết và chỉ trong trường hợp hai vợ chồng có con chung. Việc thừa nhận quyền sở hữu riêng đối với tài sản của người vợ trong gia đình là một điểm khá tiến bộ so với cùng thời, điều này cũng gián tiếp thừa nhận địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của họ. Hơn nữa, những nội dung quy định này cho thấy rằng mối quan hệ giữa người phụ nữ và gia đình cha mẹ đẻ của họ rất khắng khít, họ không bị quá phụ thuộc vào gia đình nhà chồng, điều này tạo nên tâm lý yên tâm phần nào khi bước vào hôn nhân.
Đối với tài sản chung của hai vợ chồng – tân tạo tài sản, đây là loại tài sản hình thành sau hôn nhân, do cả hai vợ chồng cùng chung tay xây dựng và tạo ra trong thời gian chung sống là vợ là chồng; tại các quy định của điều 374, 375 và 376 đều có hướng dẫn cách phân chia phần tài sản chung này của hai vợ chồng. Trong các trường hợp cần chia khối tài sản chung thì đều đƣợc chia công bằng làm hai phần, phần sở hữu riêng của vợ/chồng sẽ thuộc sở hữu riêng của người ấy, phần còn lại sẽ chia thừa kế như phần phân tích nói trên đối với các trường hợp vợ chồng có con hoặc không có con hoặc có con mà con chết trước. Việc thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản chung này cũng là một sự xác định vị trí, nâng cao vị thế của người vợ trong với trọng trách tạo ra của cải vật chất trong gia đình. Bên cạnh đó, không chỉ bảo vệ
quyền lợi của người vợ cả mà quyền của người vợ sau cũng được đảm bảo “Nếu là điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước; còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng” (điều 374, BLHĐ). Ngoài xã hội, đối với các giao dịch dân sự với khối tài sản chung thì dù theo pháp luật hay phong tục tập quán đều yêu cầu trong các văn tự mua bán điền sản chung, phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng bằng chữ ký hoặc điểm chỉ. (Yu Insu, 1994, trang 167). Những điều nói trên là điểm khác biệt lớn về địa vị pháp lý của người phụ nữ trong xã hội thời Lê sơ so với Trung Hoa cùng thời; đồng thời cũng là một cách nhà làm luật hạn chế quyền uy tuyệt đối của người chồng đối với người vợ trong gia đình theo tư tưởng của Nho giáo. Người phụ nữ cũng có những sự độc lập nhất định trong quyền sở hữu tài sản của mình, cũng là điều kiện quan trọng để đảm bảo được sự coi trọng của người chồng và sự bình đẳng của mình và chồng trong gia đình. Tục ngữ Việt Nam có câu của chồng công vợ nhằm ghi nhận sự đóng góp của người vợ trong kinh tế gia đình thì nội dung này cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Đối với tài sản của con cái, người mẹ có quyền làm chủ trong gia đình, cùng lao động kiếm tiền và chăm sóc con cái; tân tạo điền sản thuộc quyền sở hữu độc lập của hai vợ chồng và người con chỉ được hưởng thừa kế tài sản chung này khi cha và mẹ đều chết. Nếu người chồng chết trước thì lúc này người mẹ có quyền quán xuyến mọi việc trong gia đình, thay chồng quản lý tài sản nhƣ chồng. Nếu con chƣa đến tuổi trưởng thành, người mẹ có trách nhiệm quản lý tài sản đó tạm thời cho con. Tuy nhiên, đây chỉ dừng ở quyền quản lý tạm thời cho con mà không có quyền định đoạt hay sở hữu phần tài sản đó. Nếu muốn bán phần tài sản đó phải có sự thảo luận và đồng ý của người con hoặc của họ hàng và trình quan nhưng phải theo tình hình tiêu dùng thực tế mà không phải đƣợc bán tất, điều này đƣợc quy định tại điều 377 BLHĐ. Ngƣợc lại, trường hợp con cái lừa bán tài sản của cha mẹ khi cha mẹ còn sống thì theo quy định của điều 378 con trai sẽ bị xử phạt 60 trƣợng biếm 2 tƣ nhƣng đối với con gái chỉ bị phạt 50 roi biếm 1 tư, khắc phục nguyên trạng, trong trường hợp này thì cha hay mẹ đều có quyền nhƣ nhau
Pháp luật cũng có phần quy định hướng đến sự phân chia tài sản công bằng, khuyến khích chia hợp lý, đồng đều cho các con mà không phân biệt con trai hay con
gái “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn chúc thư. Người trưởng họ liệu chia nhiều ít cho phải” (điều 390); “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chƣa kịp để lại chúc thư mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau.” (điều 388).
Đối với phần điền sản thừa tự hương hỏa, theo pháp luật thì ưu tiên dành quyền này cho con trai trưởng của vợ cả, tuy nhiên trong trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai trưởng thì con gái trưởng có thể được thừa kế. Điều 391, BLHĐ có quy định “Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng” hoặc tại điều 395 có viết “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai, thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con trưởng”. Điều này cũng là gián tiếp thừa nhận vị trí ngang bằng giữa con trai và con gái trong gia đình mà không có sự phân biệt, vượt qua suy nghĩ của tư tưởng nữ nhân ngoại tộc của Nho giáo.
Duy chỉ có một sự khác biệt giữa quyền sở hữu tài sản của người chồng và của người vợ, trong trường hợp người vợ cải giá thì mất hoàn toàn quyền hưởng lợi tức trên tài sản riêng của người chồng phải trao lại cho ba mẹ chồng hoặc nhà chồng. Tuy nhiên nếu người chồng tái giá thì không bị mất đi quyền này. Điều này một phần là đảm bảo đời sống của các con còn nhỏ nếu người mẹ tái giá, hai nữa là tài sản này sẽ đảm bảo được sự kế tục của gia đình và dòng họ mà không rơi vào tay của một người chủ gia đình khác.
Tài sản trong thời kỳ Lê sơ thường được xác định là điền sản hay còn gọi là bất động sản. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì điền sản được xem là có giá trị nhất. Do vậy, việc các nhà làm luật đƣa ra những điều khoản bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ cũng chính là sự công nhận quyền lợi về kinh tế cho phụ nữ, thừa nhận sự bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội là việc có ý nghĩa rất lớn.
Điều này là chưa từng có trong lịch sử lập pháp trước đó cũng như chưa từng được thừa nhận và bảo vệ bằng văn bản pháp luật.
Ngoài ra, QTHL còn quy định về việc các giao kết dân sự sẽ bị vô hiệu trong trường hợp “Con gái và những trẻ nhỏ mồ côi, tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều xử tội xuy, trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho người mua và hủy bỏ văn khế.” (điều 313) Việc quy định này là một phần của việc pháp luật sẽ bảo vệ đƣợc nữ giới yếu thế trong xã hội.