Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ
2.1 Khái quát tình hình lập pháp Việt Nam thời trung đại
2.1.1 Lịch sử lập pháp từ thời Lý đến thời Lê sơ
Triều đại nào cũng mong muốn giữ vững địa vị cầm quyền của mình, bảo vệ quyền lợi của chính giai cấp mình đó là điều hiển nhiên. Nhà vua sẽ đại diện cho vương triều của mình trong tư tưởng chính trị và cách thức điều hành xã hội, đất nước về tư tưởng, kinh tế, văn hóa, lịch sử. Và để làm được điều đó luật pháp là công cụ hữu hiệu, trợ thủ đắc lực để giai cấp cầm quyền vừa quản lý xã hội theo một trật tự mà họ hướng đến vừa bảo vệ vững chắc lợi ích cho giai cấp mình. Nhận thức về vị trí đặc biệt của pháp luật trong trị nước, nên vương triều nào cũng quan tâm xây dựng luật pháp thông qua các hình thức: Chiếu, Chỉ, Dụ, Sắc, Lệnh, ...
Pháp luật triều Lý (1010 – 1225)
Trong lịch sử hình thành nhà nước và pháp luật Việt Nam thì Bộ luật Hình thư được ban hành dưới thời nhà Lý được xem là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.
Tuy nhiên, rất tiếc rằng hiện nay Hình thƣ đã bị thất truyền nhƣng các nội dung của nó thì đã được sử sách ghi chép lại. Nhưng bộ luật được đánh giá là đánh dấu bước hình thành nền pháp luật thống nhất nhất trong lịch sử, pháp luật lúc này có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Vua Lý Thái Tông (1000 – 1054) là hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý, đƣợc đánh giá là một vị vua hiền từ và tài giỏi. Vào năm 1402, vua hạ lệnh ban sách Hình thư “Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật lệ, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách Hình luật của một triều đại, để người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện.” (Đại Việt sử ký toàn thƣ, tr. 228). Theo Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì Hình thư gồm 03 quyển. Bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội, hệ thống quan lại, các biện pháp trừng trị đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, quy định một số vấn đề về sở hữu
và mua bán đất đai, tài sản, quy định về thuế, bảo vệ chế độ nông nghiệp, chế độ quan lại,…
Hình thƣ đƣợc đánh giá là bộ luật ban hành nhằm củng cố, bảo vệ địa vị của nhà nước phong kiến, giai cấp quý tộc quan liêu, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội.
Pháp luật thời Lý mục đích chính đƣợc tạo ra là bảo vệ cho chế độ chính trị của Nhà vua, của hoàng tộc và quan lại. Mọi hành vi gây ảnh hưởng đến thể chế chính trị, đến hoàng tộc đều đƣợc quy kết là những tội đầu tiên của 10 tội thập ác.
Vua Lý Anh Tông còn đƣa ra một số điều cấm kỵ trong cung cấm nhƣ: nghiêm cấm thái giám trong cung đƣợc tự tiện đi lại vào nơi cung cấm, nghiêm cấm tụ tập đông người để bàn bạc thảo luận, nghiêm cấm các quan lại kết bè kéo phái với các vương hầu làm mất trật tự trong cung, … Điều này là để bảo vệ vị trí độc tôn của nhà vua, cũng là bài học tránh vết xe đổ của cuộc dâm loạn đã xảy ra trong triều đình giữa Lê Thái hậu – mẹ vua lúc bấy giờ và em ruột của Đỗ Thái hậu là Đỗ Anh Vũ, gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đất nước.
Mặc dù vậy, Hình thư triều Lý còn bảo vệ quyền và tài sản của con người, giảm bớt sự khắc nghiệt của hình phạt cũng nhƣ những sự oan uổng có thể do bộ máy quan lại gây ra cho nhân dân. Điển hình là các Chiếu năm 1042 và 1208 về xử phạt binh lính cướp của người dân sẽ bị bị chém chết hoặc bị trượng, cấm mua bán hoàng nam làm đầy tớ nếu vi phạm sẽ bị phạt đánh 100 trƣợng và thích 20 – 50 chữ lên mặt, không được lấy quân từ những nhà cô độc ít người, bảo vệ trật tự an ninh trong hương ấp (năm 1128), cấm người dân dùng gậy tre, gỗ, đồ sắc nhọn để đánh nhau nếu đánh chết sẽ bị phạt 100 trƣợng, thích 5 chữ vào mặt và bị đồ làm khao giáp,… Bên cạnh đó, Hình thƣ cũng quan tâm đến đối tƣợng yếu thế trong xã hội nhƣ việc quy định rằng
“những người từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, và những người ốm yếu, cho đến các thân thuộc nhà vua từ để tang 9 tháng, 01 năm trở lên, có phạm tội thì cho chuộc, phạm tội thập ác thì không dự” (Đại Việt sử ký toàn thƣ, tr. 228, 229). Ngay khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã cho xây Cung Long Đức, lấy Điện Diên Khánh và Quang Vũ để làm nơi xử án và người dân có thể đến đó khởi kiện. Đến năm 1029, vua Lý Thái Tông cho đặt dãy lầu chuông nối nhau tại Điện Văn Minh, Điện Quang Vũ để dân chúng có thể đến kêu oan thì đánh chuông kêu. Nhà Lý cũng thường xuyên ban hành các chiếu chỉ, các lệnh đại xá, giảm thuế má, miễn lao
dịch hoặc giảm nhẹ hình phạt cho tù nhân trong những dịp nhất định. Vua Lý Thái Tôn cũng là người có tư tưởng đề cao sự khoan hồng do có sự ảnh hưởng của Đạo Phật.
Luật pháp thời Lý cũng tôn trọng quy tắc tôn ti trật tự của Nho giáo, người trong cùng một nhà không đƣợc tố cáo lẫn nhau, kể cả cha, mẹ, vợ, chồng, tôi tớ, …
Có thể thấy mặc dù đất nước được cai trị bằng pháp luật được pháp điển hóa, có nhiều quy định khắc nghiệt, nhƣng Hình thƣ vẫn đƣợc đánh giá là mang nhiều tính khoan dung, thể hiện tinh thần nhân ái với nhân dân, lấy nhân dân làm gốc trong tƣ tưởng và hành động của các đời vua triều Lý và cũng được xem là nền tảng cho sự hình thành pháp luật ở các triều đại tiếp theo. Tuy nhiên, trong Hình thƣ không có điều khoản luật nào thừa nhận vị trí của người phụ nữ trong gia đình.
Pháp luật triều Trần (1225 – 1400)
Trên tinh thần kế thừa tư tưởng xây dựng pháp luật thời nhà Lý. Vào năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thƣ để ban hành. Mặc dù kế thừa nội dung và điều khoản của Hình thƣ thời Lý nhƣng Hình thƣ thời Trần cũng có những điều chỉnh chủ yếu vào hình phạt, thủ tục tố tụng và chế độ tƣ hữu đất đai, tài sản. Khác với triều đại nhà Lý, nhà Trần tập trung nhiều vào việc tập hợp hóa pháp luật. Hình thƣ nhà Trần đƣợc ban hành vào năm 1341, cùng nhiều các văn bản khác nhƣ: Quốc triều thống chế (1230), Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều đại điển (1341), Hoàng triều Ngọc điệp (1267), Công văn cách thức (1290) cùng các đạo, chiếu, lệnh của nhà vua điều chỉnh lĩnh vực hành chính, dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, tố tụng, …
Nhận xét về pháp luật nhà Trần, Phan Huy Chú cho rằng pháp luật nhà Trần quá nghiêm khắc, hình phạt có phần quá khắc nghiệt. Nhà Trần vừa đương đầu với giặc Nguyên Mông và nội bộ giai đoạn đầu cũng chƣa đồng thuận vì còn một số bộ phận còn trung thành với nhà Lý. Thù trong giặc ngoài đều gay gắt do đó hình phạt áp dụng dưới thời nhà Trần có tính nghiêm khắc hơn pháp luật thời Lý cũng là điều dễ hiểu. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải đấu tranh để giữ nước do đó các nhà làm luật hay nhà vua cũng chƣa có nhiều mối quan tâm đến vấn đề của nhóm người yếu thế trong đó có phụ nữ.