Chương 3. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ TỪ GÓC NHÌN BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
3.3 Giá trị lịch sử trong bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Bộ luật Hồng Đức
3.3.2 Lĩnh vực hình sự
BLHĐ đã quy định các khái niệm cụ thể về tội ác nghịch và tội bất hiếu chứ không dừng lại ở những khái niệm chung chung, sẽ dễ áp dụng xử phạt trong thực tế.
Tội bất hiếu bị xem là một trong 10 tội thập ác của xã hội thời bấy giờ
Điều 2:
Ác nghịch là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, chú, thím, cô, anh, chị, em, ông bà ngoại, ông bà, cha mẹ chồng.
Bất hiếu là tố cái, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường, nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu không cử ai (tổ chức tang lễ); nói dối là ông bà cha mẹ chết.
Ở điều 185, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a. Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội một trong những trường hợp sau thì phạt tù từ 02 đến 05 năm
a. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b. Đối với người khuyết tật, khuyết tật nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Quy định này chỉ áp dụng xử lý được trong trường hợp hành vi đó diễn ra thường xuyên hoặc đã bị xử phạt rồi nhưng cố tình tái phạm; nhưng hình phạt vẫn còn nhẹ chƣa đủ tính răn đe với loại tội phạm này trong thời hiện đại. Trong thời đại ngày nay khi xã hội càng phát triển, nhiều quan hệ nảy sinh, mối quan hệ tình thân gia đình cũng có nhiều vấn đề phức tạp hơn. Trong xã hội ngày nay, pháp luật thƣợng tôn không trên nguyên tắc tối cao là luân thường đạo lý của Nho giáo, nhưng con người vẫn mong muốn hướng đến xã hội tốt đẹp, có tình người, gia đình vẫn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người. Do vậy, đặt ra vấn đề xử lý nghiêm khắc những trường hợp
vi phạm thuần phong mỹ tục, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhƣ BLHĐ là một biện pháp cần thiết để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đối với việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em gái, phụ nữ, phụ nữ có thai, người già, ...)
Trẻ em ở thời đại nào cũng luôn được quan tâm hết sức đặc biệt vì đó là tương lai của đất nước. Các nhà làm luật thời kỳ Lê sơ đã rất chú trọng bảo vệ quyền lợi trẻ em trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là vấn đề về giới tính. BLHĐ có quy định hình phạt với các tội gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống ở điều 404, hình phạt bị áp dụng ngang với tội hiếp dâm rất nghiêm khắc.
Những quy định này đã đƣợc kế thừa ở các điều 142, 145, 146 và 147 Bộ luật Hình sự 2015 về các tội hiếp dâm, cƣỡng dâm đối với trẻ em, đƣợc chia thành nhiều khung lứa tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức hình phạt cao nhất đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là phạt tù từ 7 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, việc kế thừa những nghĩa vụ dân sự đi kèm nhƣ tịch thu toàn bộ tài sản, bồi thường cho bị hại cũng chưa được pháp luật hiện nay quy định. Hiện nay, tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em ngày một gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả nghiêm trọng cho con trẻ, đến gia đình và xã hội, do vậy việc nghiên cứu áp dụng những hình phạt nặng cho loại tội phạm này nhƣ quy định của BLHĐ là cần thiết để bảo vệ trẻ em ở nước ta.
Đối với trách nhiệm của cán bộ quản lý, công chức đối với các trường hợp xảy ra với các đối tượng yếu thế như người ốm đau, bệnh tật, góa phụ, mồ côi, người vô gia cƣ nhƣ quy định ở điều 294 và 295 (BLHĐ) thì pháp luật hiện hành hay các nội dung về tội phạm về chức vụ cũng chƣa quy định. Điều 294 và 295 của BLHĐ quy định hình phạt cho những quan phường xã ở địa phương trong trường hợp ở khu vực mình quản lý có người đau ốm không có người nuôi nấng, chăm sóc, những người góa vợ góa chồng, mô côi, bệnh tật không nơi nương tựa,... mà không được thu nuôi chăm sóc bởi quan phụ mẫu ở địa phương. Mặc dù vậy, trong các chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện tinh thần nhân văn này qua việc thực hiện các chính sách nhân đạo, các chương trình hành động như xóa đói, giảm nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, đền ơn đáp nghĩa với người có công, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh
hùng hay thương bệnh binh, … Ở thời kỳ Lê sơ, điều kiện kinh tế và xã hội để phát triển còn thấp nhưng Nhà nước đã nhận thức để xây dựng một Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân. Đây cũng là mục đích trong việc cải cách hành chính của Nhà nước ta hiện nay.
Đối với đối tượng phạm tội là phụ nữ
Ở điều 680 BLHĐ có quy định mức giảm nhẹ hình phạt áp dụng cụ thể dành cho các đối tƣợng phạm tội là phụ nữ, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ mới sinh con dưới 100 ngày. Quy định này phản ánh tính nhân văn cao cả của BLHĐ và điều này cũng thể hiện ý chí tiến bộ của các nhà làm luật thời kỳ này thể hiện ở việc phân loại mức áp dụng hình phạt cho từng đối tƣợng cụ thể và đặc biệt là quy định đối với những người hành pháp của nhà nước mà vẫn vi phạm quy định này. Bước đầu các nhà làm luật đã nhìn nhận vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội, cho thấy tính nhân văn, khoa học của nền pháp luật phong kiến khi chú ý về đặc điểm sinh học của phụ nữ cũng như việc ý thức được thiên chức của người phụ nữ để đưa ra những quy định khá hợp lý. Điều này cũng thể hiện rõ tính khoan dung của pháp luật thời Lê sơ.
Tính khoan dung này cũng đã được nhà nước kế thừa và phát triển trong pháp luật hình sự của nước ta hiện nay. Điều 40, Bộ luật Hình sự 2015 có quy định việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Và ở điều 67 có quy định phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Tuy nhiên pháp luật hiện đại dựa trên nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới do đó không có sự phân biệt hình phạt giữa tội phạm nam và tội phạm nữ, đƣợc quy định tại điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về nguyên tắc xử phạt “mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Quy định này là tiến bộ tuy nhiên xét ở khía cạnh sinh học thì chƣa thấy có sự tiến bộ hơn những quy định cụ thể của BLHĐ. Từ đặc điểm sinh học theo tự nhiên, các nhà lập pháp thời Lê sơ luôn áp dụng sự giảm nhẹ hình phạt hơn đối với phụ nữ với tinh thần nhân văn sâu sắc. Trong bối cảnh hiện nay, sự đấu tranh cho bình quyền nam nữ đang diễn ra mạnh
mẽ thì việc ƣu ái hơn trong mức áp dụng hình phạt đối với nữ giới là điều cần thiết để nhìn nhận vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội.