Những mặt tích cực trong chế định bảo vệ phụ nữ

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 89 - 96)

Chương 3. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ TỪ GÓC NHÌN BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ

3.1 Giá trị nhân văn của pháp luật thời Lê sơ

3.1.2 Những mặt tích cực trong chế định bảo vệ phụ nữ

Hôn nhân là mối quan hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ, là nền tảng để xây dựng khái niệm rộng hơn gọi là gia đình. Ở mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có hình thái hôn nhân tương ứng. Gia đình là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội; gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội và là tế bào của xã hội. Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong gia đình cùng với các mối quan hệ xã hội khác sẽ tác động đến nhận thức và sự hình thành tính cách của mỗi người. Ở khía cạnh pháp lý, gia đình là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bao gồm cả ông bà, cha mẹ, con cái, dòng họ, …trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên.

Mỗi mối quan hệ đều gắn liền mối quan hệ nhân thân và mối quan hệ tài sản. Chế định hôn nhân gia đình ở góc độ pháp luật là tất cả những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về vấn đề hôn nhân gia đình, thể hiện rõ bản chất chính trị của nhà nước đang quản lý xã hội đó. Ở thời kỳ Lê sơ, những chế định này được xem là những quy tắc xử sự chung được nhà nước thừa nhận, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật, thể hiện ý chí của nhà cầm quyền điều chỉnh các vấn đề của hôn nhân gia đình bao gồm những vấn đề phát sinh.

BLHĐ đã giải quyết tốt sự hài hòa giữa luật tục, phong tục tập quán, tâm lý của người Việt và pháp luật.

Pháp luật Lê sơ có quy định về điều không đƣợc phép làm tại điều 642 “Việc không được phép làm mà làm thì việc lớn xử tội đồ hay lưu, việc nhỏ xử tội biếm hay phạt.” Những điều không đƣợc phép làm với nội hàm lớn là tất cả những điều mà pháp luật lẫn đạo đức xã hội đều lên án và không cho phép. Mỗi một người sinh ra đều được đặt trong tương quan các mối quan hệ: huyết thống, dòng họ, thân tộc, hàng xóm láng giềng và làng xã. Vì vậy, mọi cá nhân thường có thói quen tuân thủ theo luật tục, lệ làng và xem đó là chuẩn mực của hành động và xử sự. Khác với pháp luật, luật tục hay lệ làng chỉ hình thành một cách tự phát và không thành một hệ thống thống nhất. Mặc dù trong Lê 260, vua Lê Thánh Tông đã khẳng định: “Nhà nước có điều luật để chiếu vào đó mà thi hành, dân an nước thịnh, dân không nên có khoán ước riêng để trừ bỏ cái hại, theo chính bỏ tà, ...” nhƣng ông vẫn cho lập khoán ƣớc và cấm lệ nếu nội dung đó phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Do vậy, có thể xem vua Lê Thánh

Tông là người đặt nền móng cho việc thống nhất, hòa hợp giữa pháp luật và hương ƣớc lệ làng.

Mỗi con người trong sống trong cộng đồng xã hội đều có những việc không nên làm và không đƣợc làm, việc không nên làm sẽ do luật tục và các quan niệm đạo đức của xã hội điều chỉnh và những việc không đƣợc làm sẽ do pháp luật điều chỉnh. Để duy trì sự hiếu thuận trong gia đình, BLHĐ có quy định việc con cháu có quyền chịu tội thay ông bà, cha mẹ ở điều 38 “Con cháu thay thế cha mẹ hay ông bà chịu tội đánh roi hoặc tội đánh trƣợng, đều đƣợc giảm một bậc”, tuy nhiên con cháu không đƣợc phép tố cáo ông bà, cha mẹ quy định ở các điều 475, 476, 504 và 511. Điều này thể hiện tính răn đe, giáo dục con người của pháp luật, tính thượng tôn pháp luật mà mỗi người trong xã hội phải tuân theo, qua đó cũng thể hiện tinh thần tôn trọng hiếu nghĩa của các nhà làm luật thời Lê sơ. Kẻ nào bất nhân bất nghĩa thì pháp luật sẽ trừng trị và bị cả xã hội lên án. Đặc biệt, nghĩa vụ tòng phu trở thành bổn phận của người phụ nữ hết lòng vì chồng và gia đình chồng do đó người vợ không được làm “Con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, nô tì tố cáo chủ có tội lỗi gì, đều xử tội lưu đi châu xa; vợ tố cáo chồng, cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng, … dẫu có việc thật, cũng phải tội biếm hay tội đồ;

…” (điều 504). Việc tố cáo này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của chồng cũng nhƣ cả gia đình chồng và ân tình của gia đình cũng đánh mất nên không thể chấp nhận đƣợc.

Trong tác phẩm Thiên Nam Dƣ Hạ Tập, các nhà làm luật đã thể chế hóa phong tục cưới hỏi của người Việt thành các quy định cụ thể:

+Lễ vật chạm ngõ:

Nhà giàu: một tấm lụa, một con lợn, hai nậm rƣợu, hai mâm cau, hai mâm trầu không.

Nhà thường (cũng như nhà nghèo tùy dung): một con lợn, hai nậm rượu, một mâm cau, một mâm trầu không.

+Lễ dẫn cưới

Nhà giàu: hai tấm lụa màu, mười quan tiền, một đôi vòng bạc, một chiếc hộp bằng sơn mài, gương lược tùy dung, một chiếc hộp bằng ngà, một chiếc hộp bằng gỗ thơm, ba con lợn, mười nậm rượu, sáu mâm cau, sáu mâm trầu không.

Nhà thường (cũng như nhà nghèo tùy dùng): một tấm lụa màu, năm quan tiền hoặc ba quan, một đôi cây nến bạc, một chiếc hộp sơn mài, hai con lợn, tám nậm rƣợu, bốn mâm cau, bốn mâm trầu không.

+ Lễ vật rước dâu

Nhà giàu: một tấm lụa màu

Nhà thường (cũng như nhà nghèo): tùy dùng.

Việc quy định lễ vật này vừa hạn chế được nạn thách cưới của nhà gái đối với nhà trai và cũng là hạn chế tư tưởng người phụ nữ người vợ là một món hàng được gả bán mà nhà trai, người chồng mua về bằng nhiều tài sản, rồi sau đó quyết định cuộc đời họ nhƣ thế nào tùy ý.

Hôn sự chỉ hoàn tất sau bước làm lễ rước dâu và thành hôn, cuộc hôn nhân lúc này mới đƣợc công nhận trên thực tế. BLHĐ không quy định về văn tự hôn thú nhƣng tôn trọng tập quán và phong tục của người Việt xưa.

Các chế định về hôn nhân gia đình đều tôn trọng những giá trị truyền thống, bảo vệ sự thuận hòa trong gia đình.

Ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, những chế định về hôn nhân gia đình hầu hết đều đƣợc hình thành trên cơ sở của lễ giáo phong kiến. Nhƣng pháp luật thời Lê sơ đã làm tốt việc cân bằng giữa quan niệm của Nho giáo và những giá trị truyền thống tốt đẹp, chấp nhận những đạo lý Nho giáo một cách ứng biến linh hoạt với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng như đặc điểm đời sống tinh thần của người Việt. Đồng thời pháp luật cũng đã thể chế hóa những nét độc đáo đặc sắc của phong tục tập quán của dân tộc, thừa nhận vị trí pháp lý tương đối bình đẳng cho người phụ nữ trong gia đình và cũng quy định quyền và nghĩa vụ bổ sung cho nhau giữa người chồng và vợ nhằm bảo đảm sự ổn định vững chắc cho gia đình.

Trong truyền thống đạo đức của phương Đông nói chung và người Việt nói riêng thì việc đảm bảo tôn ti trật tự trong gia đình là quan trọng nhất, điều này không chỉ có ý nghĩa rằng bảo đảm trật tự nam nữ trong gia đình mà còn phải đảm bảo sự duy trì giống nòi. Điều này thể hiện ở việc thành quả của gia đình phải là những đứa trẻ khỏe mạnh, không bị dị tật do quan hệ hôn nhân cận huyết gây ra, trên cơ sở đó bảo vệ truyền thống gia đình. BLHĐ đã quy định tại điều 319 “Người vô lại lấy cô, dì, chị em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ), người thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.” Quy định này cũng nhằm khắc phục tình trạng nội tộc hôn của nhà Trần các đời trước đó và đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của giống nòi ở thế hệ tiếp theo.

Truyền thống gia đình còn thể hiện ở đạo hiếu với ông bà cha mẹ, con cháu phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ, BLHĐ có quy định tại điều 506 “Con cháu trái lời dạy bảo, và không phụng dƣỡng bề trên, mà bị ông bà cha mẹ trình lên quan, thì xử tội đồ làm khao đinh; con nuôi, con kế tự mà thất hiếu với cha nuôi, cha kế, thì xử giảm tội trên một bậc, và mất những tài sản đã đƣợc chia.” Mỗi con người trong sống trong cộng đồng xã hội đều có những việc không nên làm và không đƣợc làm, việc không nên làm sẽ do luật tục và các quan niệm đạo đức của xã hội điều chỉnh và những việc không đƣợc làm sẽ do pháp luật điều chỉnh. Để duy trì sự hiếu thuận trong gia đình, BLHĐ có quy định việc con cháu có quyền chịu tội thay ông bà, cha mẹ ở điều 38 “Con cháu thay thế cha mẹ hay ông bà chịu tội đánh roi hoặc tội đánh trƣợng, đều đƣợc giảm một bậc”, tuy nhiên con cháu không đƣợc phép tố cáo ông bà, cha mẹ quy định ở các điều 475, 476, 504 và 511. Điều 130 và 543 có quy định nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ “Có tang ông bà cha mẹ và chồng mà giấu không khóc thì phải tội đồ làm khao đinh, đàn bà đồ làm tang thất phụ. Trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát thì biếm hai tư.” Điều này thể hiện tính răn đe, giáo dục con người của pháp luật, tính thượng tôn pháp luật mà mỗi người trong xã hội phải tuân theo, qua đó cũng thể hiện tinh thần tôn trọng hiếu nghĩa của các nhà làm luật thời Lê sơ. Kẻ nào bất nhân bất nghĩa thì pháp luật sẽ trừng trị và bị cả xã hội lên án.

Sự hiếu nghĩa này còn thể hiện ở quy định cấm kết hôn trong thời gian có tang ông ba, cha mẹ hoặc ông bà cha mẹ đang trong thời gian tù tội, quy định tại điều 314

“Người nào đang có tang cho mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì

xử tội đồ, người khác biết mà vẫn kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa.” và điều 318 có viết “Trong khi ông bà cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy vợ lấy chồng thì đều bị xử biếm ba tƣ và đôi vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà cha mẹ có cho phép thì chỉ đƣợc làm lễ thành hôn mà không đƣợc bày ra cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử biếm một tƣ.”

Ngoài những trường hợp cấm kết hôn nói trên, còn có những trường hợp xâm phạm đến những nguyên tắc đạo đức của xã hội và có sự nguy hiểm đến vương triều nhƣ quy định tại điều 324 “Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy học đã chết, đều xử tội lưu; người đàn bà bị xử giảm một bậc; đều phải li dị.” và điều 334 “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi trấn biên kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải li dị; nếu lấy trước rồi thì xử đoán khác.”, quy định này tránh sự cấu kết của quan lại biên thùy và địa phương uy hiếp đến triều đình, tránh tình huống tạo phản; bởi các cuộc hôn nhân mang tính cấu kết chính trị đã từng diễn ra trong lịch sử và là biện pháp hữu hiệu của các nhà cầm quyền thường sử dụng. Việc các nhà làm luật quy định cụ thể nhƣ trên để bảo vệ cao nhất quyền lợi của người dân cũng như là quyền lợi của nhà nước bằng những quyết sách kịp thời, chuẩn xác điều chỉnh các vấn đề an ninh trật tự nơi biên giới. Tuy nhiên, pháp luật đương đại chƣa quan tâm đến vấn đề này, trong Luật Hôn nhân và Gia đình (2013) cũng không tìm thấy nội dung quy định nào tương tự quy định này của BLHĐ. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay luôn có nguy cơ thường trực xảy ra khả năng cấu kết chính trị này gây cục bộ địa phương, ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Hay như quy định tại điều 338 nhằm tránh tình trạng ức hiếp dân lành để lấy con gái họ, cũng nhƣ kiềm hãm sự ngang ngƣợc của những kẻ có quyền thế.

Trong bối cảnh thời kỳ Lê sơ, dưới góc nhìn của Nho giáo, thân phận và địa vị của người phụ nữ là thấp kém và thậm chí người phụ nữ cũng chịu nhiều sự đối xử phân biệt, dường như họ chỉ phụ thuộc vào người cha và sau khi kết hôn là người chồng, họ không có quyền quyết định vấn đề gì của cuộc đời mình, phải phụ thuộc vào ý muốn của người chồng. Hôn nhân đối với người phụ nữ lúc này thường chỉ gắn liền với sự duy trì giống nòi cho gia đình, dòng họ, họ có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ chồng và phục tùng người chồng. Về cơ bản pháp luật nhà Lê cũng sử dụng những quan niệm của đạo Nho để xây dựng các quy phạm pháp luật nhằm điều

chỉnh các mối quan hệ hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ một số nội dung BLHĐ và các văn bản pháp luật khác thì vẫn có nhiều nội dung thể hiện đƣợc tinh thần truyền thống tôn trọng phụ nữ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phụ nữ.

Như đã trình bày ở chương 2, BLHĐ có sự kế thừa của pháp luật nhà Đường, nhà Minh của Trung Hoa, tuy nhiên đó không phải là một sự sao chép toàn bộ mà là có sự biến đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và truyền thống dân tộc của người Việt. Theo quan niệm của Trung Hoa con cháu thường phải chung sống cùng gia đình mà không đƣợc tách rời, gia đình ông bà cha mẹ con cái chung sống tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường được xem là phúc lớn. Việc con cái sống riêng với gia đình sẽ bị xem là phạm tội bất hiếu. Ở thời kỳ Lê sơ thì việc con cái kết hôn và lựa chọn tách riêng ra khỏi gia đình lớn của mình không bị xem là phạm tội.

Ở Trung Hoa, nếu việc hôn nhân của con gái phải là do cha mẹ quyết định thì ở Việt Nam quan điểm có phần cởi mở hơn, người phụ nữ có vị trí hơn trong gia đình và được xã hội thừa nhận, họ có quyền độc lập tương đối về chủ thể trong xã hội, họ có quyền được hưởng thừa kế từ cha mẹ, thân tộc, họ có quyền sở hữu tài sản, họ có quyền đƣợc đảm bảo cuộc sống sau khi ly hôn, họ đƣợc bảo vệ thân thể, sức khỏe cũng như danh dự nhân phẩm, họ có quyền từ chối hôn ước trong một số trường hợp và đặc biệt hơn cả là họ có quyền chủ động ly hôn. Mặc dù người Việt cũng thích có con trai hơn, cũng trọng nam khinh nữ nhƣng cũng không quá đề cao nam giới nhƣ trong xã hội Trung Hoa. Ở xã hội phong kiến Trung Hoa, một khi người phụ nữ kết hôn hầu như không còn sợi dây liên hệ nào với gia đình nữa thì ở Việt Nam, người phụ nữ vẫn được đảm bảo quyền thừa kế từ cha mẹ mình bằng pháp luật kể cả việc hương hỏa.

Việc thừa nhận quyền sở hữu tài sản của phụ nữ và các quy định về tài sản của vợ và chồng nhằm hạn chế tối đa sự tranh chấp có thể xảy ra. Việc thừa nhận này cũng là sự ghi nhận công sức và vai trò của người phụ nữ trong việc tạo ra kinh tế gia đình.

Pháp luật thời Lê sơ bước đầu có sự tôn trọng và xác định bình đẳng giới Như nội dung các phân tích ở chương 2 về sự bảo vệ quyền nhân thân trong hôn nhân của người phụ nữ thì BLHĐ lần đầu tiên đã thừa nhận quyền tự quyết trong hôn nhân của người phụ nữ (nội dung điều 308) khi người chồng vi phạm nghĩa vụ vợ

chồng nhƣ bỏ lửng vợ, không quan tâm chăm sóc và có hành vi mắng nhiếc cha mẹ vợ. Đây là một quy định vƣợt ra khỏi khuôn khổ của giáo lý Nho giáo, quan niệm của xã hội và không gian lịch sử của thế kỷ XV thời kỳ Lê sơ. Điều này cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nhận thức về quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói riêng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Bên cạnh đó, cũng hạn chế quyền ly hôn của người chồng ở các trường hợp tam bất khứ, mặc dù không đƣợc quy định cụ thể trong Bộ luật nhƣng đã đƣợc quy định như một chuẩn mực đạo đức mà người chồng phải tuân theo ở Lệ 165 Hồng Đức Thiện chính thư 24 điều Giáo huấn ca. Ở các trường hợp này dù người vợ có phạm vào thất xuất (bảy điều cấm) thì người chồng cũng không được ruồng bỏ vợ. Tam bất khứ được hiểu như sau: nếu người vợ đã để tang nhà chồng 03 năm, điều này cũng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ, người phụ nữ đã lo việc thờ tự, cúng tế là đã sống trọn vẹn đạo hiếu, người chồng không được quên cái nghĩa, phụ công đó mà ruồng bỏ dù người vợ vi phạm vào thất xuất; trường hợp 02 vợ chồng lấy nhau khi còn nghèo khó, lúc giàu sang phú quý mà chồng bỏ vợ cũng là điều bất nghĩa không đƣợc làm, điều này gián tiếp thừa nhận công lao đóng góp cho của cải chung cho gia đình của người vợ; trường hợp người vợ nếu ly hôn không còn người thân, họ hàng để nương tựa ngoài chồng thì người chồng cũng không được bỏ vợ. Những quy định này cũng thể hiện sự trong ân tình, bảo vệ ân nghĩa giữa vợ chồng, thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng, theo đó vợ hoặc chồng đều phải chịu hình phạt của pháp luật nếu vi phạm.

Sau khi ly hôn, luật cũng có quy định, người chồng theo đó không có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng không được có hành vi cản trở người vợ tái hôn thì xử tội biếm (điều 308). Điều này thể hiện một cách nghĩ rất tiến bộ của các nhà làm luật thời Lê, trên thực tế dưới triều đại phong kiến, vị trí của người đàn ông trong gia đình vẫn được đề cao hơn, do đó nếu sự việc ly hôn là do lỗi của người chồng thì họ thường sẽ có tâm lý tiêu cực, khó chấp nhận sự thật, cảm thấy mất danh dự, sẽ nảy sinh tâm lý muốn ngăn cản không để người phụ nữ tìm hạnh phúc mới. Việc ngăn cản người vợ cũ lấy chồng mới cũng nên được pháp luật hiện đại xem xét là yếu tố cấu thành tội hình sự để hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm đến

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)