Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ
2.2 Quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực dân sự
2.2.2 Bảo vệ quyền nhân thân trong hôn nhân của người phụ nữ
đƣợc pháp luật bảo vệ và công nhận nhƣ quy định tại khoản 1, điều 25, Bộ luật Dân sự 2015 “Quyền nhân thân đƣợc quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác”. Ở thời kỳ này, khái niệm quyền nhân thân cũng chƣa hình thành, tựu chung ở những quyền cụ thể nhƣ quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền đƣợc bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, quyền đƣợc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, quyền tự do đi lại, cƣ trú.
Gia đình theo quan niệm của Nho giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội, địa vị của người phụ nữ bị ràng buộc bởi tam tòng tứ đức, do vậy có thể nói hôn nhân đối với họ mà nói, chỉ là cuộc chuyển giao quyền lực của người chủ gia đình từ người cha sang cho người chồng. Mặc dù, người đàn ông có vị trí là người chủ gia đình – gia trưởng nhưng không có nghĩa là có quyền tuyệt đối mà vẫn phải có trách nhiệm đi kèm. Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ đƣợc pháp luật quy định cho quyền rất đặc biệt là quyền ly hôn. Người phụ nữ được đệ đơn ly hôn trong 02 trường hợp sau:
Trường hợp người chồng vi phạm nghĩa vụ sống chung và thực hiện quan hệ vợ chồng tại điều 308, BLHĐ có viết “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ đƣợc trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm.” Theo quan điểm của Nho giáo việc người vợ kiện chồng và đặc biệt là kiện chồng để được ly hôn là điều cấm kỵ. Quy định trường hợp phụ nữ được chủ động ly hôn là điểm nổi bật trong pháp luật thời kỳ Lê sơ, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp phong kiến có một điều khoản đảm bảo cho quyền lợi của người phụ nữ, đánh dấu một bước phát triển trong tư tưởng lập pháp của các nhà làm luật thời Lê sơ. Nếu người chồng không thực hiện được nghĩa vụ làm chủ gia đình, bỏ rơi không chăm sóc cho vợ thì người vợ cũng không cần phải phục tùng người chồng theo quan niệm tam tòng tứ đức nữa mà có quyền lựa chọn cho hạnh phúc của mình. Đồng thời, các nhà làm luật cũng lường trước sự việc, nên có quy định về việc nếu người chồng ngăn cản hạnh phúc của người vợ sau đổ vỡ với mình cũng bị xử phạt, cũng nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của người phụ nữ. Có thể xem đây là một trong những quy định khá tiến bộ và mang ý nghĩa tiên phong của pháp luật thời Lê sơ, vƣợt lên trên cả khuôn khổ khắt khe của Nho giáo và hoàn cảnh lịch sử của thế
kỷ XV; đánh dấu một bước tiến trong việc bảo vệ quyền con người mà đặc biệt là quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình.
Trường hợp người chồng có hành vi cư xử bất hiếu với cha mẹ đẻ của vợ theo quy định tại điều 333 “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thƣa quan sẽ cho ly dị.” Đây đƣợc xem là hành vi bất hiếu với cha mẹ và bất nghĩa với vợ, người vợ cũng có những quy đình ràng buộc trách nhiệm đối với họ hàng của chồng thì người chồng cũng phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức cơ bản của con người, tuân thủ tôn ti trật tự trong gia đình. Ở đây dù là người vợ hay người chồng cũng đều đƣợc tôn trọng nhƣ nhau.
Thêm nữa, theo quan niệm của Nho giáo người chồng có thể có năm thê bảy thiếp nhƣng chính thất thì chỉ có một, nếu nạp thêm thê thiếp thì chỉ là danh phận vợ lẽ, tì thiếp. Do vậy, người vợ cũng được bảo vệ trong trường hợp bị chồng ruồng rẫy vì nàng hầu theo quy định của điều 309 “Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt; vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm (phải có vợ thƣa thì mới bắt tội)”. Điều này cũng cho thấy các nhà làm luật thời Lê sơ dường như đặt trách nhiệm lên người chồng, đã lấy vợ thì phải chăm sóc, chăm lo cho vợ kể cả đời sống tinh thần của vợ.
Trong bối cảnh của thời đại còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo mà pháp luật thời Lê sơ đã cho phụ nữ quyền tự định đoạt cuộc đời mình, đƣợc bảo đảm tính pháp lý bằng giấy thuận tình ly hôn được thảo dưới hình thức hợp đồng, vợ chồng mỗi người giữ một bản cho thấy rằng sự tự chủ độc lập quyết định của người vợ cũng không kém phần quan trọng, định đoạt cho tương lai cuộc đời mình. Tuy trong BLHĐ không quy định cụ thể nhƣng điều này đƣợc quy định ở điều 167, Hồng Đức Thiện chính thư. Tư tưởng cấp tiến này của triều đại Lê sơ đã được nhận xét rằng
“…là một nét đặc sắc, đậm chất nhân văn và dũng cảm, thể hiện bản lĩnh và nhân quyền của một vị hoàng đế Việt, rất tân kỳ, tiến bộ, mà chƣa một chế độ phong kiến nào từ phương Đông đến phương Tây dám đề cập đến và nhất là lại nâng lên tầm pháp điển.” (Hoàng Thị Kim Quế, 2012).
Ngoài ra, người vợ cũng được bảo vệ danh dự khi người chồng có hành vi xâm phạm đến người thân thích, họ hàng trong gia đình mình đánh anh chị cậu dì và ông
bà cha mẹ vợ thì xử tội đồ làm khao đinh, …tùy theo tính chất nghiêm trọng của hậu quả mà có các hình phạt tương ứng.
Pháp luật cũng quy định 07 trường hợp (thất xuất) mà người chồng được phép bỏ vợ chứ không đƣợc tùy tiện, đó là: không con, dâm đãng, không chịu thờ phụng cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật. Mặc dù trong nội dung này cũng có những điều chưa phù hợp với việc bảo vệ người phụ nữ nhưng ngoài ra luật cũng quy định 03 trường hợp tam bất khứ, tức trường hợp người chồng không được phép bỏ vợ dù có phạm phải thất xuất, nhƣ: đã để tang nhà chồng đƣợc 03 năm, khi lấy nhau nghèo khó mà bây giờ giàu sang, hoặc khi lấy nhau có bà con thân thích mà khi bỏ vợ không còn bà con thân thuộc để trở về. Đồng thời, khi cả vợ chồng đều đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không đƣợc đặt ra. Trong BLHĐ không có điều luật quy định cụ thể trường hợp này nhưng nội dung này được quy định rõ trong Hồng Đức Thiện chính thƣ hay trong điều thứ 3 của 24 điều Giáo huấn ca. Đây cũng là nội dung thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc đến tâm lý, tinh thần và thân phận của người phụ nữ, ghi nhận công lao và sự đóng góp của họ trong kinh tế gia đình và bảo vệ họ khi họ gặp những điều kiện bất lợi hay khó khăn. Các nhà làm luật cũng cho thấy rằng họ bảo vệ sự ổn định của gia đình, hạn chế phá vỡ trật tự của gia đình cũng là một cách bảo vệ tông pháp, bảo vệ những giá trị đạo đức trong gia đình theo quan điểm của Nho giáo, cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa đạo đức Việt Nam.