Tư tưởng trị nước của vua Lê Thánh Tông

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 56 - 62)

Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ

2.1 Khái quát tình hình lập pháp Việt Nam thời trung đại

2.1.3 Tư tưởng trị nước của vua Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông tên là Tƣ Thành, húy là Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442. Ông là con trai út của vua Lê Thái Tông và Cung thục hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, là em cùng cha khác mẹ với Lạng Sơn Vương Nghi Dân, hoàng tử Bang Cơ sau này là vua Lê Nhân Tông và cung vương Khắc Xương. Ông được xem là

một trong những vị vua thực quyền và tại vị lâu nhất trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam.

Bà Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu của vua Lê Thánh Tông vì hoàn cảnh mà đã nhiều lần bị vu oan giá họa và đƣa ra khỏi cung. Sau nhờ Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ giúp đỡ, đưa bà về nương náu tại chùa Huy Văn và sinh ra hoàng tử Tƣ Thành – vua Lê Thánh Tông về sau. Trong Đại Việt sử ký toàn thƣ có đoạn nhận xét về hoàng tử Tư Thành “Thiên tử tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng để giữ nước.” Lớn lên ở bên ngoài cung cùng mẹ, được sự dạy dỗ và hun đúc tinh thần của người mẹ nhân hậu, bà luôn khuyên con trai phải chăm chỉ học hành, nuôi chí lớn, tôi luyện trở thành một bậc quân tử, sẵn sàng giúp ích cho đời, cho đất nước và có lòng nhân hậu rộng lớn. Với tư chất vốn có và sự ý thức hoàn cảnh éo le của mình, hoàng tử sống kín đáo không lộ khí chất anh tài ra ngoài, chỉ bầu bạn cùng sách vở, chuyên tâm nghiên cứu Nho giáo, nghĩa thánh hiền, đặc biệt lưu tâm đến việc thiện và thích người hiền. Dấu ấn của người mẹ tảo tần, hi sinh cho con và chịu nhiều đắng cay có lẽ điều này là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của ông đối với người phụ nữ, luôn đề cao và bảo vệ. Bên cạnh đó, việc lớn lên giữa lòng dân gian, ông cũng thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, ƣớc vọng của dân chúng, tâm tƣ tình cảm của họ, cùng với truyền thống gia đình và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, về sau khi lên ngôi vua Lê Thánh Tông luôn đồng cảm sâu sắc với dân chúng, mong muốn mang lại cuộc sống an bình, ấm no cho nhân dân, yêu nước thương dân.

Ngoài tấm lòng luôn hướng thiện, yêu thương dân sâu sắc và sức ảnh hưởng tinh thần của người mẹ nhân hậu, chịu ơn cứu mạng và cũng chịu ảnh hưởng tinh thần nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, ông còn kế thừa sâu sắc tư tưởng từ bi hỉ xả của đạo Phật, tư tưởng đạo lý của đạo Nho, tinh thần phóng khoáng của đạo Lão; những điều này đã hình thành nên nhân cách của vị vua anh minh, nhân nghĩa trong lịch sử. Vua lên ngôi năm 18 tuổi và trị vì đất nước trong 38 năm với hai niên hiệu Quang Thuận (1440 – 1469) và Hồng Đức (1469 – 1497). Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ tình trạng đất nước loạn lạc lúc này nhất, chính quyền lúng túng trong đường lối trị nước đã lỗi thời, lực lƣợng nhân tài công thần khai quốc bị khủng hoảng, ông cũng chứng kiến những cuộc thanh trừng trả thù lẫn nhau, cũng là đang ở độ tuổi chín muồi về tư tưởng,

tài năng xuất chúng cộng thêm sự mạnh mẽ quyết đoán riêng. Tác giả Trần Trọng Kim đã từng nhận xét “Những sự văn trị và sự võ công ở nước Nam ta không có đời nào thịnh hơn là đời Hồng Đức. Nhờ có vua Thái Tổ thì giang sơn nước Nam mới còn, nhờ có vua Thánh Tông thì văn hóa mới thịnh, vậy nên người An Nam ta không bao giờ đƣợc quên công đức của hai ông ấy”. (Trần Trọng Kim, trang 264)

Tư tưởng trị nước của Lê Thánh Tông

Truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam đƣợc xem là một trong những giá trị cao quý của dân tộc ta. Bản chất của giá trị nhân văn ấy đƣợc hun đúc ở lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm quật cường, khát vọng về sự phồn vinh của đất nước, lòng nhân ái, bảo tồn những giá trị của nền văn hóa dân tộc. Những giá trị này không chỉ đƣợc hình thành từ yếu tố nội sinh mà còn đƣợc hòa quyện với các yếu tố ngoại sinh khác như sự tiếp nhận tư tưởng Nho giáo, Đạo Phật hay Đạo giáo. Bất kỳ một yếu tố ngoại lai nào muốn du nhập và trở nên phổ biến ở Việt Nam, thì người Việt tiếp nhận đều có sự kế thừa chọn lọc, tiếp biến phù hợp với truyền thống dân tộc nội sinh. Điều này mới làm cho sự tồn tại của các yếu tố ngoại sinh này có thể tồn tại đƣợc trong lòng người Việt. Cũng không tránh khỏi quy luật này, Nho giáo khi vào Việt Nam đã không còn là những nguyên tắc cứng nhắc, giáo lý nặng nề nữa mà nó đã đƣợc tiếp biến nhẹ nhàng hơn, gần gũi với tinh thần nhân văn của dân tộc hơn để có sức sống lâu bền với người Việt.

Vua Lê Thánh Tông lên ngôi khi đất nước còn nhiều loạn lạc, triều đình xâu xé nhau vì quyền lực, quan lại tham nhũng, đời sống nhân dân khốn khổ, kỷ cương phép nước rối ren. BLHĐ ra đời với mục đích trước mắt là duy trì trật tự kỷ cương và củng cố chế độ phong kiến tập quyền. Việc giữ gìn kỷ cương tôn pháp cũng là cách thức tốt nhất để thực thi các chính sách an dân, cũng là việc bảo vệ quốc gia đất nước khỏi sự rối loạn. Rút kinh nghiệm với các bài học của tiền bối đi trước, ông đã nhanh chóng san định luật lệ, pháp điển hóa, thể chế hóa pháp luật. Lê Thánh Tông cho rằng Nho giáo chính là tiền đề để xây dựng một nhà nước tập quyền chuyên chế ổn định, xã hội phát triển thịnh trị, bảo vệ thực quyền của nhà vua. Ông đã từng bước đưa Nho giáo lên vị trí độc tôn, sử dụng Nho giáo kết hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc

nhuần nhuyễn để Nho giáo hóa các điều luật, điều chỉnh mọi mặt trong đời sống xã hội.

Bản thân là người xuất thân từ hoàng tộc, được dạy dỗ theo sách thánh hiền, có sự ảnh hưởng bởi nhà tư tưởng lớn là Nguyễn Trãi và người mẹ của mình, ông đã sớm tiếp xúc với Nho giáo, ông đã ý thức đƣợc rằng chỉ có Nho giáo, cùng với đội ngũ hiền tài là lực lượng đông đảo quan lại đã được đào tạo; trật tự kỷ cương đất nước, làng xã và gia đình được đảm bảo thì mới xây dựng được nhà nước vững vàng.

Suốt thời gian trị vì của mình, Lê Thánh Tông luôn ý thức về việc xây dựng một quốc gia thịnh trị và đường lối trị nước trên cơ sở của tinh thần nhân nghĩa. Nho giáo mà vua Lê Thánh Tông theo đuổi có màu sắc khác biệt với Nho giáo gốc của Trung Hoa hay các triều đại trước đó. Ở triều Lý-Trần, Nho giáo có sự dung hòa giữa tư tưởng và tôn giáo với triết lý tam giáo đồng nguyên. Là một tôn giáo có tính cởi mở, Phật giáo có sự dung hòa với Đạo Nho và cả Đạo giáo, cùng chi phối đời sống tinh thần của người dân. Do vậy mặc dù ở triều Lý – Trần Phật giáo được xem là quốc giáo nhưng luôn có sự dung hợp và cộng hưởng một cách tự nhiên với nhau. Nho giáo ở thời vua Lê Thánh Tông có vị trí độc tôn, nhƣng Nho giáo thời này có sự biến đổi theo hướng có chọn lọc và kết hợp với truyền thống dân tộc, với phong tục tập quán phù hợp với đời sống tình cảm và tâm thức của người Việt. Vì Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của người dân nên ông đã kết hợp hài hòa luồng tưởng ngoại lai tạo màu sắc riêng của tư tưởng dân tộc Việt Nam. Trong quan niệm NhânNghĩa, ông tập trung vào vấn đề thực tiễn nhƣ công việc của một bậc minh vương là làm sao để dân được ấm no, an yên, yêu thương dân chúng, ưu tiên đặt lợi ích của dân chúng lên hàng đầu. Lý tưởng xây dựng đất nước thái bình, thuận hòa, an vui, trên dưới một lòng không còn tiếng oán hận. Vua Lê Thánh Tông đã từng viết trong một Dụ rằng “Từ này về sau, việc làm ruộng thì nên khuyên bảo quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn đủ mặc”. Trong đường lối cai trị nước của mình, ông luôn yêu cầu các quan thần luôn coi nhiệm vụ dưỡng dân, giáo dân là nhiệm vụ hàng đầu. Với ý nghĩa nền tảng của sự tôn dân là sự tôn trọng và bảo vệ các quyền của con người bằng các quy định trong thực tế bằng pháp luật, BLHĐ đã hiện thực hóa sự tôn dân này, không chỉ bảo vệ tài sản cho dân mà điều quan trọng nhất là bảo vệ quyền

được sống và bảo vệ nhân phẩm của họ và thừa nhận vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình, thể hiện một sự tiến bộ trong tư tưởng của nhà làm luật.

Khái niệm về đạo cương thường của Nho giáo được ông điều chỉnh hài hòa, hợp lý và có phần dân chủ hơn. Trong quan niệm về đạo làm người, tư tưởng nhân nghĩa, ông luôn chú trọng đến chủ nghĩa an dân, thân làm vua phải chăm lo đời sống cho dân chúng sao cho đƣợc an yên, ấm no, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực làm việc của đội ngũ quan lại lúc bấy giờ là làm việc lợi cho dân, trừ việc hại, để tram dân không phải phiêu bạt đi nơi khác (điều 284, BLHĐ), phải quan tâm chăm sóc đến đời sống của dân chúng. Để dân chúng có cuộc sống tốt hơn thì vấn đề cơm áo không là chƣa đủ, mà dân còn phải đƣợc giáo hóa về đạo đức và lễ nghĩa. Vua Lê Thánh Tông phát triển hệ thống giáo dục là các trường học đến tận lộ phủ, nhà vua cũng cho tu bổ mở rộng Quốc Tử Giám và con em của người dân có thể vào học mà không có sự phân biệt tầng lớp.

Trong quan hệ với cộng đồng, làng xã, ông hài hòa hóa Nho giáo với truyền thống trọng tình của dân tộc. Ông muốn truyền bá tư tưởng Nho giáo một cách dễ hiểu nhất, dễ đi vào lòng dân nhất để xây dựng tôn ti trật tự, nề nếp kỷ cương từ không chỉ là trong gia đình mà còn là cả cộng đồng sống xung quanh họ; tạo môi trường để mỗi cá nhân có thể tự tu dưỡng đạo đức trở thành những con người lý tưởng trong xã hội mà không hề có sự phân biệt về tầng lớp, giai cấp. Đã là người dân, dù là nông dân hay địa chủ, dù là xuất thân từ bần cố nông hay xuất thân quý tộc đều đƣợc tiếp cận với Nho giáo qua bản Huấn dân đại cáo bao gồm 24 điều răn dạy về cách ứng xử giữa con người, củng cố gia đình, tông tộc, xóm thôn theo lễ, nghĩa, hiếu, trung, tam tòng tứ đức. Vào các dịp lễ, tết cũng sẽ tổ chức tập trung nhân dân giảng giải 24 điều giáo huấn này. Nho giáo của ông gắn kết tình cảm giữa cá nhân với gia đình và dòng tộc tạo sự bền vững từ bên trong cũng là tạo môi trường tự rèn luyện của mỗi cá nhân.

Nho giáo truyền thống chỉ đề ra những nguyên tắc ứng xử trong mối quan hệ một chiều vua – tôi, cha – con, vợ - chồng. Vua Lê Thánh Tông lại quan tâm đến tính chất hai chiều của mối quan hệ, điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong luật pháp, tác phẩm văn thơ và trong thực tiễn hành động. Trong quan hệ vua – tôi, không chỉ là bổn phận của bề tôi đối với vua mà còn thường xuyên tự răn mình với vai trò của một

người đứng đầu đất nước. Trong Quỳnh uyển cửu ca, ông có viết “Đạo lớn đế vương nghĩ đã tinh/Thương yêu dân chúng kính trời xanh”. Vua tự xem mình chỉ là người thay trời hành đạo, giúp dân, đƣợc dân nuôi, hết lòng giúp dân Trời sẽ ban cho sức mạnh để trong ấm ngoài êm. Trong mối quan hệ cha – con, không chỉ là bổn phận của đứa con với người cha, mà người cha có vị trí của cha, con có quyền của con. Với đạo vợ - chồng, không chỉ là bổn phận, nghĩa vụ của người vợ mà chồng cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với vợ.

Pháp luật là công cụ trị nước, đưa xã hội đến trật tự kỷ cương nhưng tự thân pháp luật không thể thâm nhập vào đời sống xã hội đƣợc mà phải có một đội ngũ quan lại, đó mới chính là những người thực thi nhiệm vụ, chức năng của xã hội. Bởi một lẽ, pháp luật mà không có Nhà nước thì chỉ là những nguyên tắc chung chung, không ai bị bắt buộc phải tuân thủ. Nhà nước mà không có pháp luật thì không có quyền lực. Nhà nước có pháp luật càng phải có đội ngũ thực thi pháp luật, để chuyển tải pháp luật vào đời sống. Tƣ liệu lịch sử về hoạt động lập pháp của triều Ngô – Đinh – Tiền Lê còn ít ỏi nhưng về cơ bản ý thức quản lý đất nước bẳng pháp luật đã hình thành từ những ngày đầu giành quyền tự chủ, lúc này mục tiêu lớn nhất là bảo vệ độc lập dân tộc, tập trung xây dựng chính quyền trung ương, quyền lực nhà nước thể hiện qua khuôn phép do vua định ra. Ở triều Ngô – Đinh, điểm nổi bật là quân đội vững mạnh cho công cuộc phòng giữ đất nước, do đó sự tập trung lúc này của chính quyền là bảo vệ chủ quyền mà chƣa có điều kiện để xây dựng pháp luật một cách hệ thống. Ở triều nhà Lý, pháp luật đƣợc xem là công cụ điều chỉnh các quan hệ cơ bản của xã hội. Bộ luật Hình thư triều Lý là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, tuy đã thất truyền nhưng là một thành tựu to lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam.

Pháp luật thời Lê sơ đƣợc xem là hệ thống pháp luật phong phú nhất, pháp luật thực sự trở thành phương tiện cao nhất và là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người, trật tự xã hội. BLHĐ mang tinh thần trọng pháp nhưng cũng có sự kết hợp chặt chẽ với tư tưởng đạo đức nhằm chuyển hóa sự răn đe đối với người dân.

Chế tài hình phạt sẽ làm người dân đủ sợ mà không dám vi phạm nữa. Một xã hội quá thiên về đạo đức thì khó phát triển xã hội nhƣng nếu thiên về luật pháp quá thì e rằng mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng tăng và khó giải quyết. Các xung đột xã hội cần phải đƣợc giải quyết bằng pháp luật là điều cần thiết để đƣa xã hội ngày càng tiến bộ và

phát triển hơn, tiến tới công bằng xã hội. Yêu cầu của tiến bộ xã hội luôn là giải phóng con người khỏi áp bức bất công. Điều đặc biệt của thời kỳ Lê sơ là mặc dù có nhiều sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo Trung Quốc nhưng đã có những sự tiến bộ nhất định trong văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành ở mọi mặt của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)