Chương 3. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ TỪ GÓC NHÌN BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ
3.2 Những hạn chế mang tính lịch sử của Bộ luật Hồng Đức
Trong thời kỳ phong kiến, việc hôn nhân luôn đƣợc xem là sự kết hợp giữa hai dòng họ, liên quan đến sự thịnh suy của cả hai bên, do đó thông thường mối quan hệ hôn nhân đƣợc sắp xếp theo ý kiến của cha mẹ. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, tuyệt đối là hôn nhân dưới sự sắp đặt của cha mẹ trong tương quan môn đăng hộ đối. Cũng vì
vậy, trong BLHĐ không có một điều khoản nào quy định về hôn nhân tự nguyện theo ý muốn của người nam và người nữ là chủ thể của hôn nhân ấy. Sự đồng thuận của cha mẹ thể hiện ở việc cha mẹ đồng ý đặt sính lễ và nhận sính lễ chuẩn bị cho cuộc thành hôn, loại trừ quyền tự do kết hôn của hai đương sự.
Hôn sự là việc cả đời người nên không thể qua loa đại khái được và phải tiến hành hôn lễ theo quy định. Tại điều 314, BLHĐ có quy định “Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ [người con gái] (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ, hay nhà người trưởng làng để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tƣ và theo lệ sang hèn, bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ”. Đây cũng là quy định mang tính đặc trƣng của xã hội phong kiến, quyền lợi gia đình bao giờ cũng đặt lên trên lợi ích của cá nhân.
Tương tự như vậy, việc hứa gả và giao kết hôn ước cũng do tôn trưởng, hai bên dòng họ quyết định, trói buộc đôi bên thực hiện theo nội dung quy định tại điều 315 BLHĐ.
3.2.2 Chế độ đa thê
Mặc dù đã có những tư tưởng tiến bộ đối với vị trí vai trò của người phụ nữ trong gia đình nhưng vẫn mong muốn duy trì và bảo vệ chế độ đa thê. Người phụ nữ chính chuyên chỉ có một chồng nhưng người chồng thì được phép có nhiều vợ. Để trật tự gia đình được giữ vững và nề nếp gia phong từ trên xuống dưới được đảm bảo thì người gia trưởng – người đàn ông trong gia đình phải thực hiện được việc thiết lập tôn ti trật tự và trong gia đình. Đó là trật tự của người vợ cả (chính thất) với người vợ lẽ (thứ thất), với các thê thiếp của chồng. Người đàn ông cũng chỉ có một người vợ chính thất mà thôi nhƣng vợ lẽ và thê thiếp thì có thể có nhiều, chỉ đến khi nào vợ cả mất thì người đàn ông mới có thể lấy vợ khác để tôn làm chính thất. Việc chấp nhận chế độ đa thê hẳn sẽ có nhiều sự phân biệt đối xử giữa vợ cả và vợ lẽ nhƣng đây cũng là một biện pháp cần thiết để tạo dựng một gia đình ổn định, tôn ti trật tự gia đình đƣợc phân biệt theo địa vị của người phụ nữ để trên dưới hòa thuận ấm êm.
Người thê thiếp này không được can thiệp vào công việc chính trị của chồng cũng như ghen ngược với vợ cả hay những người thê thiếp khác, việc này vừa tổn hại đến bản thân mình và cũng ảnh hưởng đến người chồng. Ở điều 331 có quy định “Các
quan đại thần, bách quan có những người thiếp, tỳ vua ban cho mà người thiếp tỳ ấy lại cậy thế lấn át chồng hay là ghen tuông, thì xử tội độ làm tang thất phụ. Nếu lại can dự đến việc quân dân chính sự, thì xử tăng một bậc; người chồng xử biếm hay bãi chức.”
Đối với người vợ lẽ, vợ cả được xem như người chồng và có địa vị ngang hàng với chồng và cao hơn vợ lẽ trong mối quan hệ này vì nếu vợ lẽ đánh vợ cả thì xử nhƣ tội đánh chồng “...Nếu vợ lẽ mà đánh vợ cả thì cũng xử như tội đánh chồng.” Vì có sự phân biệt giữa vợ cả và vợ lẽ do đó cũng dẫn đến những sự phân biệt đối xử giữa hai vị trí này trong gia đình, như quy định tại điều 482 có viết “…Đánh vợ lẽ bị thương, què trở lên thì đều xử nhẹ hơn tội đánh vợ hai bậc, nếu vợ cả đánh bị thương, bị chết vợ lẽ xử tội nhƣ chồng đánh vợ (đều phải có vợ cả, vợ lẽ cáo quan thì mới bắt tội, nếu bị chết thì người khác được cáo quan.”
Người phụ nữ không chỉ sống theo khuôn mẫu đạo đức công dung ngôn hạnh mà còn phải có tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Người phụ nữ phải nhất mực chung thủy, sống cuộc đời luôn phụ thuộc vào chồng, nhà chồng và có nghĩa vụ phụng sự suốt đời. Nếu không may họ phạm phải những trường hợp nằm ngoài ý muốn chủ quan nhƣ: không có con, bị ác tật, … thì họ có thể sẽ bị thay thế địa vị trong gia đình, bị tước đoạt tài sản, bị thị phi của người đời và thậm chí là trừng phạt nặng nề.
Người vợ cũng không được tùy tiện bỏ nhà đi, một đời phải có có nghĩa vụ phục tùng chồng, không được ghen tuông, cậy thế lấn át, kinh thường chồng cũng như không đƣợc đánh đập, tố cáo chồng. Hành vi đánh đập, tố cáo chồng đƣợc khép vào tội “bất mục” – một trong mười tội “thập ác”, được xem những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, không thể dung thứ. Thế nhƣng, mặc dù cũng bị xem là tội bất mục khi người chồng có hành vi đánh vợ bị thương hay bị chết, nhưng người đàn ông được xử nhẹ hơn đánh, giết người ngoài 03 bậc. Tiền bồi thường cũng vì vậy mà giảm nhẹ hơn với người ngoài 03 phần, theo quy định tại điều 482 “Chồng đánh vợ bị thương thì xử nhẹ hơn tội đánh bị thương người thường ba bậc; nếu đánh chết thì xử nhẹ hơn tội giết người ba bậc; tiền đền mạng được bớt ba phần. Cố ý giết vợ thì được giảm tội một bậc; nếu có tội mà chồng đánh không may đến chết, thì sẽ xử khác…”
Tuy nhiên, hình phạt của tội vợ đánh chồng hay vợ lẽ đánh chồng đánh vợ cả thì đều bị xử lý nặng tay hơn người đàn ông phạm tội này “Vợ đánh chồng thì xử lưu đi châu ngoài, đánh bị thương, què gãy thì lưu đi châu xa; điền sản trả lại cho chồng (chồng cáo quan thì mới bắt tội). Vợ lẽ mà phạm tội trên thì xử nặng hơn một bậc.
Đánh chết thì đều phải tội giảo; điền sản trả lại cho con cháu hay người thừa tự của chồng…” (điều 481). Sự phục tùng chồng của người phụ nữ còn là sự phục tùng cả gia đình chồng như đối với chồng và phải sống hòa thuận trên dưới, đối xử hiếu nghĩa với bề trên và với anh chị em nhà chồng, quy định hình phạt tội người vợ đánh họ hàng nhà chồng, chị dâu đánh em chồng thì hình phạt của người vợ lẽ đều bị xử phạt nặng hơn người vợ cả, theo nội dung điều 483 quy định “Vợ đánh chửi những bậc tôn trưởng nhà chồng từ hàng cơ thân trở xuống, ty ma trở lên, thì xử nhẹ hơn tội đánh chồng một bậc (tội nhẹ thì nặng hơn tội đánh người thường một bậc). Vợ lẽ phạm tội trên, thì không được giảm; đánh chết thì đều xử giảo. Bậc tôn trưởng đánh vợ của hàng dưới, thì phải tội kém tội đánh người một bậc; đánh vợ lẽ thì lại kém một bậc. Đánh chết thì phải tội giảo.” Ở hầu hết các mối quan hệ, nếu người vợ lẽ phạm tội đều bị xử lý nặng hơn vợ cả, và có lẽ họ cũng không có quyền ghen tuông, so sánh với chính thất vì họ sẽ phạm vào tội thất xuất sẽ bị chồng bỏ.
Ở điều 484 cũng quy định “Vợ lẽ mà đánh con vợ lẽ khác của chồng thì xử nhẹ hơn tội đánh người thường hai bậc; đánh con vợ cả thì tội như đánh người thường. Con vợ cả đánh vợ lẽ của cha thì tội hơn tội đánh người thường một bậc. Con vợ lẽ đánh vợ lẽ của cha bị thương, thì xử them tội 2 bậc; đánh chết thì xử theo luật đánh chết người.” Điều này cho thấy rằng người con của vợ cả bao giờ cũng được hưởng hình phạt khoan dung hơn con của người vợ lẽ.
Điều 419 có quy định về tội hòa giải với kẻ giết hại ông bà cha mẹ và chồng như sau “Nếu ông bà cha mẹ và chồng bị người ta giết, mà mình hòa giải riêng với kẻ giết mà im đi, thì phải tội lưu đi châu ngoài…” Hay quy định nếu người chồng chết mà người vợ không để tang mà tái giá thì phạm vào tội bất nghĩa, là một trong mười tội thập ác theo quy định tại điều 317 “Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, …”. Người vợ phải để tang chồng trong 03 năm với nhiều quy định khắt khe về tang chế và cách ứng xử. Tuy nhiên, đối với người chồng thì luật không quy định nghĩa vụ này trong trường hợp đang để tang vợ.
Sự hình thành và phát triển ổn định của gia đình sẽ làm nên sự ổn định và thịnh vượng của xã hội. Mặc dù có sự tiến bộ trong tư tưởng nhưng cũng không tránh khỏi những sự phân biệt đối xử với phụ nữ mang thân phận thấp hèn trong xã hội. Người vợ mặc dù được tôn trọng và có vị trí tương đối độc lập như các phân tích tại chương 2, trong gia đình người vợ cũng là người có sức ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình và cũng là uy tín, danh dự đối với gia đình, dòng họ. Do đó, không phải người phụ nữ nào cũng đƣợc lấy làm vợ, quy định tại điều 323 có viết “Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ đều bị xử phạt 70 trượng, biếm ba tư;
con cháu các quan viên mà lấy những phụ nữ nói trên thì xử phạt 60 trƣợng; và đều phải li dị”. Những người phụ nữ đang có tội mà cố tình giấu giếm để được gả làm vợ cả hay vợ lẽ thì đều bị xử tội. Nhìn chung, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều sự phân biệt đối xử. Quan lại ở địa phương nào cũng không được phép lấy con gái trong địa phương đó làm vợ, sẽ bị xử phạt thậm chí là bị bãi chức theo quy định tại điều 316. Với nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương, nên luật cũng quy định việc kết thông gia nơi vùng biên giới ở điều 334 “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên trấn kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị; nếu lấy trước rồi thì xử đoán khác”.
Gia đình thời kỳ phong kiến là gia đình theo chế độ phụ quyền, đƣợc xem là hạt nhân và nền tảng của chế độ phong kiến, được nhà nước bảo vệ nhiều đặc quyền của người đàn ông, thực chất cũng là một phương thức mà giai cấp thống trị củng cố chế độ phong kiến tập quyền của giai cấp mình.
3.2.3 Sự phân biệt con cái trong gia đình
Với tư tưởng chữ Hiếu của Nho giáo là con cái phải phục tùng cha mẹ và chịu sự chi phối của cha mẹ trong mọi mối quan hệ là lẽ đương nhiên, do vậy mối quan hệ này vừa chịu sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo và cả pháp luật nên không thể tránh đƣợc những hạn chế về áp đặt quyền lực lên con cái.
Pháp luật thời Lê sơ và quan niệm về đạo đức đều có cái nhìn, sự trừng phạt nghiêm khắc đối với tội ngoại tình hay thông dâm của người phụ nữ, do đó nếu người phụ nữ những tội này mà có con ngoài ý muốn thì đứa con ngoài giá thú ấy sẽ không được thừa nhận cũng như không có địa vị gì ở gia đình. Đứa con này sẽ do người vợ
nuôi dưỡng và lấy họ mẹ, đây cũng là lý do để người chồng có thể ruồng rẫy hoặc bỏ vợ, điều 310 BLHĐ có quy định “Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt (nhƣ thất xuất) mà người chồng chịu không bỏ thì xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ.”, nghĩa là pháp luật gần như yêu cầu người đàn ông phải ly hôn với vợ. Pháp luật thời kỳ này cũng chƣa có một quy định nào nhằm xác định thân phận hay xác định cha mẹ cho những đứa con ngoài giá thú nên những đứa con này cũng không thể nhận đƣợc sự bảo vệ quyền lợi nào.
Con do vợ cả hay vợ lẽ sinh ra đều đƣợc thừa nhận tuy nhiên chỉ có con trai của vợ cả mới được chọn là đích tôn, được thừa kế tài sản hương hỏa, thờ phụng ông bà, vẫn luôn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa con vợ cả và vợ lẽ nhƣ:
“Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chƣa kịp để lại chúc thƣ, mà anh chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu thì phải kém, …”(điều 388)
“Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân, phàm con cháu, giữ việc phụng sự hương hỏa, thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp, phải theo lệ thường, ủy cho người con của vợ cả. Nếu người con vợ cả chết trước, thì lấy người cháu trưởng; nếu không có cháu trưởng thì mới lấy người con thứ. Nếu người vợ cả không có con trai khác thì mới chọn lấy người con nào tốt của vợ lẽ.” (điều 389).
Các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân gia đình chƣa đƣợc tách bạch rõ ràng với lĩnh vực hình sự, do đó hầu hết các vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình xảy ra đều áp dụng chế tài của tội phạm hình sự để xử lý, điều này là chƣa phù hợp, tuy nhiên điều này cũng mang lại hiệu quả răn đe, đảm bảo tính hiệu quả khi thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, các quy định có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình còn rải rác ở các chương mà chưa tập trung thành một chương nên tính pháp điển hóa của bộ luật chưa cao.