Pháp luật thời Lê sơ

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 48 - 56)

Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ

2.1 Khái quát tình hình lập pháp Việt Nam thời trung đại

2.1.2 Pháp luật thời Lê sơ

Triều đại Lê sơ tồn tại trong gần 360 năm, pháp luật cũng phát triển mạnh mẽ và tiến bộ hơn với các triều vua nhƣ Lê Thái Tổ, Lê Nhân Tông và đặc biệt là vua Lê Thánh Tông. Sau khi giành đƣợc độc lập dân tộc, các đời vua đã nhanh chóng thể hiện vị trí của những bậc minh quân có tài tái thiết đất nước, củng cố quân đội miền biên viễn, lập chế độ quân điền, chú trọng phát triển thủy lợi phục vụ cho sự phát triển của nền nông nghiệp,… đặc biệt là ban hành pháp luật thành văn. Việc ban hành BLHĐ nhằm khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt, người nước ta sử dụng luật của nước ta, đảm bảo xã tắc trên dưới một lòng, trên an dưới tĩnh, quy định những việc được làm, không đƣợc làm rõ ràng để toàn dân tuân theo. Bộ luật đã khẳng định đƣợc vị trí của nó trong lịch sử lập pháp, tạo nên một nền pháp luật hoàn thiện và đầy đủ nhất so với các vương triều trước đó. Những điều này tạo sự bình yên cho đất nước, không còn chiến tranh loạn lạc, cuộc sống của nhân dân ấm no. Để thực hiện đƣợc điều này nhà Lê sơ đã xây dựng, thể chế hóa nền chính trị một cách vững vàng, trong đó vai trò của pháp luật luôn đƣợc đề cao, đối nội nghiêm ngặt nhƣng khoan dung, đối ngoại cứng rắn nhƣng mềm dẻo, linh hoạt gắn liền với phát triển quân sự để bảo vệ an ninh phương Bắc đồng thời đẩy mạnh quân sự mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho thực hiện ngay những chính sách phát triển kinh tế xã hội quan trọng với quan điểm phải nắm quyền kiểm soát đất đai, củng cố địa vị cho vua và lấy đƣợc lòng của nhân dân. Để cai trị đƣợc không thể sử dụng nền của văn bản luật cũ mà phải xây dựng nền pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới đang diễn ra. Theo ghi chép của tƣ liệu sử cũ, vua Lê Thái Tổ đã:

Hạ lệnh cho các quan Tƣ không, Tƣ đồ, Tƣ mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân, để người làm tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng để răn dạy quân dân biết có pháp luật…Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn (Ngô Sĩ Liên, 1998)

Vua Lê Thái Tổ cũng ban hành nhiều loại luật lệ khác nhƣ luật về chế độ ruộng đất dành cho nhân dân, các điều luật có liên quan đến bát nghị để xử kiện, hệ thống các hình phạt cũng mang nhiều điểm tương đồng với pháp luật nhà Đường, Trung Hoa bao gồm ngũ hình: suy, trượng, đồ, lưu và tử, ...

Đến đời vua Lê Thái Tông cũng đề cao vai trò của pháp luật, vào năm 1437 vua đã ra chỉ dụ rằng:

Những người xử án, phải căn cứ vào các điều chính trong luật mà xét xử, còn căn cứ vào điều nào để xử một tội nào thì phải tham khảo luật hình rồi trình cho đại thần thái giám, đài quan và năm đạo cũng xem xét, nếu các quan ấy đều cho là phải thì sau mới quyết định. (Ngô Sĩ Liên, 1998, trang 342,343)

Vua Lê Thái Tông (1470 – 1497) sai Nguyễn Trãi san định 06 quyển Luật thƣ (1440 – 1442) và Quốc triều luật, lệnh do Phan Phu Tiên biên soạn (1440 – 1442)

Dưới thời vua Lê Nhân Tông (1442 – 1459) lại cho ban hành nhiều quy định về chế độ điền sản tƣ, đƣợc áp dụng cho các đời vua sau sau này cũng đƣợc quy định trong bộ Quốc triều hình luật. Vì lúc này việc mua bán chuyển nhƣợng đất nông nghiệp phát triển nhanh chóng, nên phát sinh nhiều tranh chấp khác nhau và cần có những quy định cụ thể để điều chỉnh nó. Sau này, 14 điều quy định này đƣợc bổ sung vào Quốc triều hình luật với tên gọi “điền sản mới tăng thêm” từ điều 374 đến điều 387.

Tuy nhiên, sau đời vua Lê Nhân Tông, các vua Lê khác lên ngôi khi tuổi vẫn còn nhỏ, có thời gian trị vì ngắn nên pháp luật cũng không có bước đột phá hay phát triển gì đặc sắc hơn giai đoạn trước.

Lên ngôi sau chiến thắng giặc Minh, vua Lê Thái Tổ đã có ý tưởng xây dựng, tái thiết đất nước, ổn định quyền lực tuy nhiên ông cũng chưa kịp thực hiện ý muốn của mình thì đã qua đời. Tình trạng thao túng quyền lực diễn ra khắp nơi và các vua kế nhiệm lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ, chƣa thể nhiếp chính đƣợc tự lập. Chỉ đến khi Bình Nguyên vương Lê Tư Thành lên ngôi, lấy niên hiệu là Lê Thánh Tông mới đánh dấu bước ngoặt lớn của lịch sử triều đại phong kiến ở Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông đã tiếp nối, kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm pháp luật của các đời vua, có sự tiếp thu chọn lọc của luật pháp Trung Hoa, trước đó để xây dựng một nền thể chế pháp luật chặt chẽ, có tính hệ thống và nhân văn. Trong suốt 38 năm trị vì của mình, ông rất coi trọng ý chí dùng pháp luật để cai trị và quản lý xã hội, nên luôn chú trọng đến việc soạn thảo và ban hành luật pháp.

Ông đã cho hệ thống những luật lệ nhƣ sau: Hồng Đức Thiện chính thƣ (1470 – 1497) là tập sách gồm 322 mục về các lệ và án lệ, hệ thống hóa lại pháp luật trước đó theo từng lĩnh vực, đây đƣợc xem đánh giá là rất hữu ích cho việc pháp điển hóa và áp dụng các quy định của BLHĐ vào các trường hợp cụ thể về sau; Bộ Lê triều quan chế (1460 – 1471) gồm 06 quyển quy định về tổ chức bộ máy hành chính các cấp, tổ chức quân đội các quận phủ, sắp xếp chức danh bổng lộc phẩm hàm của quan lại từ thấp đến cao; chế độ thi tuyển, khen thưởng, chế tài xử phạt quan lại; Quốc triều Hồng Đức niên gián chƣ cung thể thức (1470 – 1479) là tập hợp các văn bản đơn từ trong giai đoạn mang niên hiệu Hồng Đức, bao gồm các loại mẫu đơn kiện, biên bản khám nghiệm tử thi, quy cách làm một đơn xin trình bày vụ việc gì đó,…đây cũng đƣợc xem là một sáng kiến cải cách nền hành chính của quốc gia trở nên có nề nếp và chặt chẽ hơn của vua Lê Thánh Tông; Bộ Sĩ hoạn châm quy (1470 – 1479) gồm 02 quyển; Bộ Thiên Nam dƣ hạ (100 tập) ghi chép lại các thơ, lịch đại, toán học và có cả phần pháp luật, trong đó còn có 24 điều giáo huấn với mong muốn xây dựng con người mới với những tiêu chí quy chế mẫu mực. Không chỉ đề cao việc ban hành pháp luật, vua Lê Thánh Tông còn chú trọng đến việc tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, đặt trọng tâm vào việc làm trong sạch bộ máy quan lại, quan lại làm việc theo quy định của pháp luật, người dân được tuyên truyền giáo huấn Huấn dân đại cáo. Với thái độ kiên quyết, dần dần vua Lê Thánh Tông đã tạo được thói quen từ triều đình đến địa phương là tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật và mọi người ai cũng được bình đẳng trước pháp luật.

Trong 38 năm trị vì của mình, thành tựu lớn nhất của Lê Thánh Tông là đã cho hệ thống hóa các nội dung văn bản luật tinh hoa đã được ban hành trước đó, sửa đổi những nội dung điều luật đã không còn phù hợp, bổ sung những điều luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh mới thành một bộ luật hoàn chỉnh, bao quát tất cả các lĩnh vực trong xã hội - Bộ Quốc triều hình luật, đây đƣợc xem là di sản văn hóa, là công trình pháp lý đồ sộ, tiến bộ đỉnh cao và rực rỡ nhất của nền pháp luật Việt Nam thời phong kiến, mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; đƣợc tập hợp từ nội dung của các điều luật có trước đó và được biên soạn trong các năm 1471 – 1483, là một trong những thành tựu lớn nhất trong việc cách tân pháp luật của vua Lê Thánh Tông, thể hiện tầm nhìn xa, bao quát đối với thời cuộc. Đó cũng là quyết tâm không nhỏ của ông

đối với việc hoàn thiện nền pháp luật, nhằm sử dụng nó nhƣ một công cụ sắc bén nhất trong việc trị nước an dân, phát triển xã hội, đưa Đại Việt thoát khỏi sự khủng hoảng về kinh tế, thiết lập trật tự kỷ cương của đất nước.

Sau khi vua Lê Thánh Tông mất, các triều đại sau vẫn sử dụng BLHĐ nhƣ kim chỉ nam mà hầu nhƣ không ban hành thêm văn bản luật nào hay có cải cách lớn nào về pháp luật. Do vậy, có thể nói thời kỳ Lê sơ kéo dài 100 năm thì hoạt động pháp điển hóa pháp luật diễn ra chủ yếu dưới thời Lê Thánh Tông, hệ thống pháp luật hoàn thiện và có ý nghĩa lớn lao cho đến mai sau.

Quốc triều hình luật – Bộ luật Hồng Đức

Về thời điểm ban hành bộ luật, cho đến nay vẫn chƣa có căn cứ cụ thể về thời điểm ban hành của bộ luật vì dựa theo sử liệu của Đại Việt sử ký toàn thƣ cũng không có thông tin cụ thể về thời điểm bộ luật đƣợc soạn thảo. Hiện nay, BLHĐ đƣợc xem là bộ luật cổ nhất còn được lưu giữ lại. Tại Viện Hán – Nôm Việt Nam, có lưu giữ hai bản ván khắc đều có đề là Quốc triều hình luật, tuy nhiên trong đó có bản ván khắc ký hiệu A.341 là có nội dung hoàn chỉnh nhất nên đƣợc xem là văn bản có giá trị nhất.

Ngoài ra, còn ghi nhận một bản chép tay có tên Lê triều hình luật, tuy nhiên nội dung của nó là sao chép nội dung của Quốc triều hình luật và vào thời điểm về sau này. Trên bản ván khắc không ghi tên tác giả, không có lời tựa hay chú dẫn, không có dấu hiệu về niên đại ban hành. Do vậy mà đến nay chƣa có nhà nghiên cứu nào khẳng định chính xác niên đại ban hành của bộ luật mà chỉ là dựa theo các mốc thời gian mà phỏng đoán. Trong đó, có ý kiến của Viện Sử học viết lời tựa cho Quốc triều hình luật đã đƣa ra giả thuyết rằng:

Quốc triều hình luật đƣợc khởi thảo từ sớm hơn, thậm chí từ ngay những năm đầu của triều Lê... bộ luật của triều Lê đã được chính người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Minh ban hành ngay từ ngày đầu của triều đại mình và bộ luật này không ngừng đƣợc các triều vua kế tiếp bổ sung, hoàn chỉnh dần trong đó chắc chắn có những đóng góp to lớn của ông vua nổi tiếng văn hiến Lê Thánh Tông và niên hiệu Hồng Đức rực rỡ của ông.

Tác giả Vũ Văn Mẫu trong quá trình thu thập tƣ liệu và nghiên cứu về các bộ cổ luật cũng đã tập hợp các ý kiến của Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương đại chí và Bộ Hoàng Việt luật lệ dưới thời vua Gia Long để đưa ra kết luận rằng:

…Đời vua Lê có ban hành Hồng Đức hình luật (..) các đời sau vẫn theo bộ luật ấy. Tuy có vài sự sửa đổi nhỏ trong lời văn, hay trong cách xếp đặt loại mục tùy theo thời kỳ, song các điều khoản căn bản đều không thay đổi. Bộ luật ấy đã được dùng làm quy củ để cai trị trong nước và để cai trị lòng người.

Hơn nữa vua Gia Long, đề tựa quyển Hoàng Việt luật lệ, năm Gia Long thứ 11 (1812) đã viết: Mở các bộ hình thư các triều cũ mà xét, ta thấy trong nước Việt Nam, mỗi triều Lý, Trần, Lê đều thiết lập điển pháp để cai trị và dưới đời Lê các chế độ đã đƣợc quy định đầy đủ trong luật Hồng Đức.” “Ta ra lệnh cho triều thần lấy luật lệ của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức (…) rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng. Đích thân trẫm sẽ tu chỉnh lại sau cùng.”

(Vũ Văn Mẫu, 1971)

Do vậy, có thể nói giả thuyết rằng BLHĐ đã được lên ý tưởng từ đời vua Lê Thái Tổ và đƣợc các đời vua Lê kế nhiệm bổ sung, đặc biệt là sự đóng góp của vua Lê Thánh Tông là hướng xác định có căn cứ nhất hiện nay.

Đầu thế kỷ XX, BLHĐ mới đƣợc khảo dịch sang tiếng Pháp, đến năm 1956 lần đầu tiên mới được dịch sang chữ quốc ngữ với bản dịch của Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm và dịch nghĩa, Nguyễn Sỹ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, Trường Luật khoa Sài Gòn. Về sau, Viện Sử học Việt Nam đã cho dịch thuật lại bản của NXB Pháp lý năm 1991.

Về hình thức, BLHĐ mô phỏng theo Bộ luật nhà Đường (bao gồm 502 điều chia làm 12 chương; cụ thể là Đường luật sớ nghị được đánh giá là bộ luật có kỹ thuật lập pháp cao nhất của Trung Hoa thời phong kiến, kế thừa tinh hoa của những bộ luật trước đó và các triều đại sau cũng dựa trên nền tảng của Đường luật mà thêm bớt ý tứ.

Tuy nhiên, cấu trúc của BLHĐ có xu hướng tập hợp những điều luật có nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội gần nhau vào một chương/một quyển, bố cục chặt chẽ, văn

phong dễ hiểu ai cũng có thể đọc hiểu và tuân thủ. Bên cạnh đó, chương 3,4,6,7 cũng không sao chép của Luật Đường.

BLHĐ gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, trong đó có 05 quyển có 02 chương, 01 quyển có 3 chương, tổng cộng là 13 chương bao quát hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống như hành chính, dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, quy trình tố tụng; trước khi đi vào quy định của từng chương cụ thể thì có quy định về tang chế, kích thước và các hình cụ. Theo lời nhận xét của tác giả Yu Insu trong tác phẩm Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, trong 722 điều luật của BLHĐ chỉ có 261 điều có nguồn gốc từ luật nhà Đường, 53 điều luật từ luật nhà Minh, còn lại 408 điều tương đương 56,7% tổng số điều của BLHĐ là của Việt Nam, mang bản sắc của dân tộc Việt Nam, phù hợp với truyền thống và tâm thức của người Việt Nam.

Về nội dung, 06 quyển của BLHĐ có nội dung chính nhƣ: giữ gìn an bình cho đất nước đối với giặc ngoại xâm, giữ trật tự kỷ cương cho xã hội, bảo vệ nền nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chính yếu của đất nước, phát triển thủ công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ,

… BLHĐ kế thừa có chọn lọc và hoàn thiện những quy định trong lĩnh vực hình sự của Bộ Hình thƣ triều Lý – Trần, đặc biệt là ở phần hình phạt. Có chọn lọc là vì hình phạt mà BLHĐ áp dụng ít khắc nghiệt hơn của thời Lý – Trần, chia nhỏ các khung hình phạt, tùy theo tội mà áp dụng. Ví nhƣ, ở Hình thƣ thời Lý – Trần thì quy định số chữ khắc lên mặt người phạm tội là 20, 30, 50 chữ thì đến BLHĐ đã chia thành các bậc 2, 4, 6, 8, 10 chữ lên mặt kèm theo hình phạt bổ sung là xử tội đồ, lưu. Trong Hình thư triều Lý có quy định rằng “Người từ 70 tuổi trở lên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những người ốm yếu cho đến các thân thuộc nhà vua từ hạng đại công trở lên phạm tội thì cho chuộc (bằng tiền) nếu phạm tội thập ác thì không được theo lệ này” thì trong BLHĐ có các điều 6, 14, 16 có quy định tương tự như họ Hoàng hậu, quan viên quân dân do sơ suất mà phạm tội từ lưu trở xuống;

những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống, những người bị phế tật phạm từ tội lưu trở xuống thì điều cho chuộc tội bằng tiền. Ở các điều 21, 22, 24 của BLHĐ có quy định cụ thể số tiền đƣợc chuộc của từng loại tội, ví dụ quy định của điều 21, tiền chuộc bị xử đánh trƣợng thì đối với quan tam phẩm một trƣợng 5 tiền, quan tứ phẩm một trƣợng 4 tiền, quan ngũ phẩm lục phẩm một trƣợng 3 tiền; theo quy định ở điều

22, tiền chuộc của tội biếm, mỗi hạng sẽ quy định cụ thể nhƣ sau đối với quan nhất phẩm tiền chuộc là 100 quan, nhị phẩm là 75 quan, tam phẩm là 50 quan; ở điều 24 tiền chuộc với những tội bị thích chữ vào mặt, vào cổ, đối với quan tam phẩm mỗi chữ chuộc 2 quan, quan tứ phẩm mỗi chữ là 1 quan 5 tiền, quan ngũ phẩm một chữ 1 quan.

Ở nguyên tắc che giấu tội phạm với những người thân thuộc, trong nội dung luật nhà Lý – Trần thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới chỉ căn cứ vào mối quan hệ cha-con vợ-chồng; nhƣng ở quy định trong BLHĐ thì đƣợc mở rộng đối tƣợng ra tới để tang 9 tháng trở lên là anh em chồng, anh em vợ, cháu, ông bà, chú thím, cô ruột phía chồng nhưng là người chưa xuất giá đồng thời với đó là quy định về nghĩa vụ phải tố cáo nhau ở điều 504.

Trong quá trình lập pháp, các nhà làm luật triều Lê sơ luôn tiếp thu có chọn lọc, Việt hóa những điều luật của luật nhà Đường chưa phù hợp với xã hội và tâm lý của người dân. Kết cấu các chương không giống hoàn toàn luật Nhà Đường, điều này thể hiện sự độc lập tương đối trong tư duy lập pháp của vua Lê Thánh Tông – người được cho là hoàn thiện BLHĐ cuối cùng. Luật nhà Đường thường quan tâm đến các vấn đề chung, không quan tâm nhiều đến các vấn đề của tƣ hữu do vậy lĩnh vực dân sự chƣa được hoàn thiện. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống và quốc giáo của nhà nước Trung Hoa do đó tâm lý đề cao người đàn ông trong gia đình ngự trị trong tư tưởng các nhà lập pháp Trung Hoa, người đàn ông làm chủ gia đình sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc, nếu không xong vẫn còn quan, còn vua để xử lý. Đối với pháp luật triều Lê sơ, đặc biệt là BLHĐ thì không sao chép y nguyên nhƣ vậy mà có sự điều chỉnh theo nhu cầu xã hội. Vì kinh tế xã hội phát triển, tƣ hữu ruộng đất cũng được quy định cụ thể thì các quan hệ dân sự phát sinh khác như thừa kế, hương hỏa, tranh chấp dân sự, ly hôn, chia tài sản, nuôi con nuôi, … nảy sinh nhiều hơn. Do đó, các vấn đề này đều đƣợc vua Lê Thánh Tông dự liệu và quy định cụ thể ở các điều nhƣ 366, 374, 390, 589, 611, … Còn lại BLHĐ vẫn kế thừa các quy định nhƣ: chuộc tội bằng tiền, các nguyên tắc khoan hồng khi tự thú, nguyên tắc người thân thuộc của nhau có thể che giấu tội phạm cho nhau.

Điểm đặc biệt của BLHĐ của thời Lê sơ Việt Nam so với luật nhà Đường, nhà Minh Trung Quốc là những điểm tiến bộ mà không thể tìm thấy trong tư tưởng của nhà lập pháp Trung Hoa, đó là tư tưởng đảm bảo quyền và lợi ích cho con người và

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)