Chương 2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ
2.3 Quyền của người phụ nữ trong lĩnh vực hình sự
2.3.3 Về các tội phạm xâm hại đến trinh tiết, danh dự, nhân phẩm và thân thể của phụ nữ
Theo quan niệm của xã hội phong kiến với nền tảng là tư tưởng Nho giáo, trinh tiết và phẩm hạnh của người phụ nữ luôn luôn được xem là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tư cách đạo đức của một người phụ nữ. Do đó, pháp luật thời Lê sơ đã dành hẳn 01 chương là Chương Thông gian bao gồm 10 điều, để quy định về những tội danh xâm phạm nhân phẩm người phụ nữ. Vào năm Quang Thuận thứ 10 (1469) Vua còn ra một sắc dụ rằng:
Trẫm nghĩ, người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ làm khuôn phép giữ gìn. Nếu không có lễ thì tính dục bừa bãi, phóng đãng xằng bậy, không gì không làm. Từ nay về sau các sắc quan lại, ai đƣợc thăng chức hay bổ dụng, thì Lại bộ phải có sức giấy cho phủ, huyện, xã bắt Xã trưởng phải làm tờ đoan khai là tên ấy đã đủ tuổi quy định, giá thú làm theo hôn lễ thì mới tâu lên để thăng bổ nhƣ lệ. Nếu để cho kẻ xấu lạm dự
vào hàng quan chức, thì viên đó bị thích chữ đi đày. (Đại Việt Sử ký toàn thƣ, Bản kỷ thực lục, Quyển XII, Kỷ nhà Lê, trang 438).
Vua Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc loại trừ tệ nạn loạn luân, dâm ô, … và đối với đội ngũ quan lại, là những người có nhiều quyền lực trong tay và có thể gây ra những ức hiếp với người dân, khi gặp những quy định này sẽ hạn chế được phần nào những hậu quả xấu.
Đối với trẻ em gái nhỏ, các nhà làm luật thời kỳ này đã ý thức đƣợc rằng những đặc điểm về thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý chƣa phát triển hoàn thiện, chƣa đủ tỉnh táo để chống lại những lời dụ dỗ, do đó tại nội dung của điều 404 có quy định “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình, cũng xử tội như tội hiếp dâm”.
Năm 1463, vua Lê Thánh Tông đã khởi xướng việc ban tặng “Tiết hạnh khả phong” cho những người phụ nữ gìn giữ tiết hạnh, gia phong, lễ giáo. Người phụ nữ đầu tiên được ban tặng danh hiệu này là bà Nguyễn Thị Bồ, người làng Đại Hữu, huyện Thanh Đàm, nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay vì đã một lòng thờ chồng, nuôi dạy con cái trưởng thành nên người. (Trần Quang Trung, 2010, trang 32).. Những người được ban danh hiệu này sẽ được hưởng các quyền lợi về vật chất, trợ cấp của nhà nước, …
Trên tinh thần đề cao danh dự, trinh tiết của người phụ nữ ấy, BLHĐ còn quy định các tội danh xâm hại đến vấn đề này với những hình phạt rất nặng như xử tội lưu hay tử hình tùy theo loại tội phạm. Với những đối tƣợng cậy quyền cậy thế, lợi dụng quyền hạn hay chức vụ để ép uổng phụ nữ đều bị trừng trị theo hướng tăng nặng hình phạt hơn những đối tượng dân thường như điều 403 có quy định “Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc; nếu làm đàn bà bị thương thì xử tội nặng hơn tội đánh người bị thương một bậc. Nếu làm người đàn bà bị chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho nhà người bị chết.” Hoặc tại điều 402 có quy định “Quyến rũ người con gái chưa chồng, thì xử như tội gian dâm thường và phải nộp tiền tạ, nhiều ít tính theo bậc sang hèn, trả cho cha mẹ người con gái; người con gái [bị quyến rũ] không phải tội; kẻ dắt mối bị xử tội đồ hay lưu.” Hoặc trong nội dung của điều 428 có quy định “Ăn cướp mà lại hiếp dâm thì xử chém bêu
đầu; ăn trộm mà lại hiếp dâm thì xử tội chém; điền sản kẻ phạm tội đền trả cho nhà khổ chủ”. Trong hôn nhân, pháp luật cũng đề cao sự tín nghĩa do đó các tội lường gạt phụ nữ để kết hôn sẽ bị xử nặng vì đàn ông có thể lấy lại vợ khác nhƣng phụ nữ khi đó đã bị thất thân, rất khó để bắt đầu lại cuộc đời. Các quy định về tội hiếp dâm, quyến rũ, thông dâm hay cƣỡng dâm đều là sự gián tiếp bảo vệ nhân phẩm, thân thế, trinh tiết của người phụ nữ. Đã là phụ nữ, dù ở thân phận nào sang hay hèn đều được pháp luật bảo vệ. Một khi đã có quốc pháp, ắt hẳn sẽ không ai dám trái pháp luật. Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 cũng quy định cụ thể các trường hợp phạm tội hiếp dâm tại điều 141 như sau: “Người nào dung vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Mặc dù ở khoản 3, điều này có quy định các trường hợp tăng nặng hình phạt nhƣng khung hình phạt cao nhất cũng chỉ là chung thân. Có thể nhận thấy hình phạt mà các nhà lập pháp thời Lê sơ áp dụng mang tính nghiêm khắc hơn và hiệu quả trừng trị cao hơn. Trừng trị không đƣợc xem là mục đích của BLHĐ, điều này chỉ là hậu quả tất yếu dành cho những cá nhân có ý định/cố ý phạm tội phải gánh chịu.
Trong mối quan hệ với gia đình chồng, người phụ nữ cũng có vị trí nhất định và được pháp luật bảo vệ, ở trường hợp “Tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư và bắt phải ly dị” (điều 320). Điều này vừa có ý khuyến khích người vợ thủ tiết, thay chồng cai quản cơ nghiệp vừa có ý nghĩa ngăn chặn các hành vi ép gả người vợ góa để tranh giành quyền điều khiển gia đình của họ.
Còn đối với những người phụ nữ đã có chồng thì nhà làm luật đặc biệt lưu tâm đến các tội gian dâm như quy định tại điều 401 “Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay tội chết; với vợ lẽ người khác thì giảm một bậc. Với người quyền quý thì sẽ có cách xử khác; kẻ phạm tội đều phải nộp tiền tạ nhƣ luật định. Vợ cả, vỡ lẽ [phạm tội] đều xử tội lưu, điền sản trả cho người chồng. Nếu là vợ chưa cưới thì đôi bên đều đƣợc giảm một bậc.” hoặc điều 406 có quy định về các đối tƣợng gian dâm nhƣ vợ kế, vợ lẽ của ông cha hoặc với mẹ nuôi, mẹ kế, bác gái, chị em gái, tỳ thiếp của ông/cha…đều bị xử tội chém; nhưng người phụ nữ phạm tội chỉ bị lưu châu xa. Thêm vào đó tại điều 405 có quy định về tội thông gian (ngoại tình) với vợ người khác mà
chưa bị bắt hành vi gian dâm thì người đàn ông bị phạt 60 trượng, biếm hai tư, nộp tiền tạ tùy thuộc vào bậc cao thấp của người phụ nữ. Tất cả những tội này đều hình phạt đối với người đàn ông là rất nghiêm khắc. Vì những quan hệ ngoài gia đình này sẽ làm phá vỡ nguyên tắc đạo đức gia đình mà Nho giáo đã xây dựng hơn thế nữa có thể dẫn đến những hậu quả cho cả xã hội ví nhƣ hạnh phúc gia đình bị lung lay, con cái ngoài giá thú có thể ra đời mà không ai thừa nhận, những phụ nữ chƣa chồng có thể có con và điều này là tối kỵ trong xã hội phong kiến. Người phụ nữ có thể không chịu hình phạt nghiêm khắc nhƣ đàn ông bằng pháp luật nhƣng tiếng xấu truyền miệng thì không bao giờ phai đƣợc, có thể theo lệ làng họ phải chịu những hình phạt đau đớn khác nhƣ gọt đầu bôi vôi, thả rọ trôi sông (Lê Thị Nhâm Tuyết, 2010) nhƣng ít nhất thì các nhà làm luật đã luôn bảo vệ họ. Những quy định này vừa có tác dụng bảo vệ người phụ nữ, vừa bảo vệ hạnh phúc gia đình, vừa mang tính răn đe, ngăn chặn những hành vi đồi bại.
Mặc dù nắm quyền gia trưởng trong gia đình nhưng người chồng cũng không có quyền dùng vũ lực để đánh đập người vợ của mình một cách tùy tiện, người chồng mà đánh vợ chết là phạm tội bất mục, được coi là một trong mười tội ác nặng nhất trong xã hội thời bấy giờ. Người vợ được pháp luật bảo vệ ở đây không phân biệt là chính thất hay tỳ thiếp đều đƣợc bảo vệ nhƣ nhau theo nội dung điều 482 của BLHĐ có quy định “Chồng đánh vợ bị thương thì xử nhẹ hơn tội đánh bị thương người thường ba bậc; nếu đánh chết thì xử nhẹ hơn tội đánh giết người ba bậc; tiền đền mạng được bớt ba phần. Cố ý giết người thì được giảm tội một bậc; nếu có tội mà chồng đánh không may đến chết, thì sẽ xử khác. Đánh vợ lẽ bị thương, què trở lên thì đều xử nhẹ hơn tội đánh vợ hai bậc; nếu đánh vợ cả bị thương, đánh chết vợ lẽ xử tội như chồng đánh vợ (đều phải có vợ cả, vợ lẽ cáo quan. Đánh chết vợ là bất mục). Nếu ngộ sát thì không phải tội.”
Trong pháp luật hiện đại, không có quy định riêng về tội thông gian hay gian dâm theo luật hình sự mà điều này đƣợc quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
“Điều 5 Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
a. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Và chế tài đƣợc quy định tại khoản 1, điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đối với hành vi ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị phạt từ 3,000,000đ đến 5,000,000đ. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự cũng có quy định tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi ngoại tình với người có gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù cao nhất lên đến 03 năm tại điều 182.
Để bảo vệ người phụ nữ, BLHĐ còn đưa ra quy định tại điều 409 đối với những trường hợp phạm tội là ngục quan, ngục lại, ngục tốt nếu gian dâm với đàn bà con gái thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc, nếu người đàn bà con gái dẫu có thuận tình đi nữa thì vẫn đƣợc giảm tội ba bậc nhƣng bị hiếp thì không bị xử tội.
Cũng không ngoài vòng chân lý ấy, các vị vua thời Lê sơ đã sớm ý thức vai trò quan trọng của pháp luật, sớm bắt tay vào quá trình pháp điển hóa pháp luật, chế định hóa luật pháp.
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã cho các quan triều thần phải theo lệ cổ mà làm ra phép tắc để dạy cho các tướng hiệu và trăm quan cũng như trăm họ đều phải biết việc thiện và việc ác. Việc thiện thì làm, việc bất thiện thì lánh, chớ có phạm pháp với nhận thức sâu sắc việc cần có phép tắc để trị nước nếu không thiên hạ sẽ loạn. Đến thời kỳ vua Lê Thái Tông lên ngôi, mặc dù còn trẻ nhƣng đã rất anh minh khi cho đại thần là Nguyễn Trãi sửa định Luật thư để điều hành đất nước. Kế tiếp là vua Lê Nhân Tông vào năm 1449 đã ban hành rất nhiều điều luật nhằm điều chỉnh quyền sở hữu tƣ về ruộng đất và nguyên tắc xét xử tranh chấp về ruộng đất. Và đỉnh cao của quá trình pháp điển hóa pháp luật là đời vua Lê Thánh Tông, ngay khi lên ngôi trong tình hình xã hội phức tạp, ông đã sáng suốt khi cố gắng san định luật lệ và áp dụng luật pháp trên thực tế. Ông cũng từng lệnh ra một chỉ dụ Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng theo.
Mặc dù ở thời nhà Lý – Trần, Đạo Phật rất phát triển nhưng phương châm tu tập là từ bi hỉ xả cùng chủ trương từ bi bác ái, hướng giai cấp thống trị đi đến xây dựng nhà nước nhân từ. Do vậy, ở thời kỳ Lê sơ Phật giáo không được trọng dụng để trở
thành tư tưởng xây dựng chính quyền. Ngoài ra, Đạo giáo của Lão Tử có 02 trường phái một là phù thủy thường sử dụng thuật để chữa bệnh, trừ tà, hai là đạo tiên dành cho tầng lớp quý tộc tu luyện cầu trường thọ. Trường phái phù thủy phát triển mạnh kết hợp với tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt, do vậy Đạo giáo thường gắn liền với phong tục hầu đồng. Trường phái đạo tiên lại đưa con người thoát tục, tìm về an yên nơi thiên nhiên, không màng thế sự. Đó cũng chính là những lý do mà giai cấp thống trị thời kỳ Lê sơ luôn có những biện pháp hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo, bảo vệ vị trí độc tôn của Nho giáo, nhƣ cấm xây dựng chùa mới, những hành vi mê tín dị đoan cũng bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, chính quyền Nhà Lê sơ mà tiêu biểu là Vua Lê Thánh Tông chú trọng đến việc chuyển tải đạo lý Nho giáo đến tất cả các tầng lớp nhân dân, không có sự phân biệt thân phận. Năm 1470, triều đình ban hành Huấn dân đại cáo bao gồm 24 điều răn dạy về cách ứng xử giữa con người, củng cố gia đình, tông tộc, xóm thôn theo lễ, nghĩa, hiếu, trung, tam tòng tứ đức. Vào các dịp lễ, tết cũng sẽ tổ chức tập trung nhân dân giảng giải 24 điều giáo huấn này. Hơn nữa, đặc điểm của làng xã Việt Nam là sự khép kín, co cụm và phép vua thua lệ làng do vậy, việc chuyển tải tư tưởng Nho giáo sâu rộng đến tất cả các tầng lớp nhân dân là một việc cần thiết để thiết lập và duy trì kỷ cương của xã hội, áp dụng giáo lý Nho giáo triệt để để từng bước tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế cao độ. Nho giáo thời Lê sơ là sự kết hợp có chọn lọc giữa Nho giáo chính thống và văn hóa bản địa nhằm mục đích canh tân đất nước, xây dựng xã hội thịnh trị, cuộc sống trăm dân ấm no hạnh phúc phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Do những đặc điểm của xã hội và thời đại mà khái niệm về quyền con người, quyền của phụ nữ chỉ mới manh nha hình thành trong thời kỳ Lê sơ mà chƣa phát triển mạnh mẽ nhƣ ngày nay. Mặc dù quyền của phụ nữ chƣa đƣợc thể hiện nhiều nhƣng những điểm mới trong quy định của pháp luật và việc công nhận vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội luôn hiển hiện một cách rõ nét.
Bộ luật Hồng Đức đƣợc xem là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt qua so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay.
Nhìn tổng thể, vị thế của người phụ nữ vẫn yếu thế hơn nam giới trong gia đình và xã hội, vẫn có những điều luật mà người phụ nữ phải chịu thiệt thòi hơn nam giới.
Tuy nhiên, ta vẫn phải thừa nhận những điểm sáng trong bảo vệ quyền của người phụ nữ trong các lĩnh vực hình sự, hôn nhân gia đình, sở hữu tài sản, thừa kế, quyền chủ động ly hôn, ... Điều này cũng ghi nhận thực tế lịch sử về địa vị và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Phụ nữ được xem là những con người cụ thể, là chủ thể độc lập đƣợc pháp luật bảo vệ với các quyền và nghĩa vụ độc lập dù chƣa hoàn toàn. Cũng chính vì vậy mà khi nghiên cứu, tìm hiểu về BLHĐ chúng ta có quyền cảm thấy rất tự hào về tài sản pháp luật mà những người đi trước đã chấp bút, ban hành bằng văn bản và đƣa nó đi vào đời sống thực tế của xã hội.
BLHĐ mang trong mình nhiều giá trị về tính nhân đạo, về kỹ thuật lập pháp, có cả truyền thống và dự báo được cả tương lai. Cho đến đời nhà nước phong kiến sau nó là triều Nguyễn thì những nội dung điều luật vẫn đƣợc áp dụng. Đến khi Việt Nam bị đô hộ bởi thực dân Pháp, người Pháp cũng vẫn áp dụng một số nội dung của bộ luật của nhà nước phong kiến Việt Nam để điều chỉnh xã hội. Và cho đến ngày nay, cho dù chế độ chính trị đã thay đổi, nhƣng những điều luật vẫn còn nguyên giá trị và nguyên tắc tôn trọng pháp luật vẫn luôn là nguyên tắc để xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh.