Lĩnh vực hôn nhân gia đình

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 102 - 105)

Chương 3. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ TỪ GÓC NHÌN BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ

3.3 Giá trị lịch sử trong bảo vệ quyền lợi phụ nữ của Bộ luật Hồng Đức

3.3.1 Lĩnh vực hôn nhân gia đình

Về trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Cha và mẹ đều có trách nhiệm và nghĩa vụ giáo dục, dạy dỗ con nên người như nhau trong gia đình và chịu trách nhiệm với hành vi của con cái trước xã hội cũng như pháp luật. BLHĐ có quy định tại điều 457

Các con còn ở nhà với cha mẹ mà đi ăn trộm, thì cha bị xử tội biếm; ăn cướp thì cha bị xử tội đồ; nặng thì xử thêm tội; và đều phải bồi thường thay con những tang vật ăn trộm ăn cướp. Nếu con ra ở riêng, thì cha bị xử tội phạt hay biếm; cha đã báo quan thì không phải tội; nhƣng báo quan rồi mà còn để con ở nhà thì cũng xử nhƣ là chƣa báo.

Quy định này mang tính nhắc nhở cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với con cái đến nơi đến chốn. Ngoài hình phạt mà cha mẹ phải chịu còn có nghĩa vụ bồi thường về trách nhiệm dân sự. Khi con cái còn nhỏ sống phụ thuộc cha mẹ và kể cả khi con cái đã trưởng thành và có cuộc sống riêng ổn định thì cha mẹ cũng đều có trách nhiệm như nhau. Các hành vi của con cái đều có sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến danh dự của cha mẹ, dòng họ. Do đó, quy định này mang tính nghiêm túc khi đề cao giá trị, vai trò của cha mẹ cũng nhƣ của gia đình trong giáo dục con cái.

Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách cho con người, mối tương quan trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái luôn có tác động qua lại lẫn nhau, và cũng chính vì vậy cả cha

mẹ hay con cái đều nâng cao ý thức sống đúng với chuẩn mực đạo đức, xã hội để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự hay quyền lợi của nhau.

Luật Hôn nhân và Gia đình (2013) có quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái ở điều 69

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chƣa thành niên,...

Tuy nhiên cũng chƣa có quy định nào về việc cha mẹ phải chịu trách nhiệm khi con phạm tội trộm cướp tài sản của người khác, chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người khác khi con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự. Điều này cần đƣợc pháp luật hiện đại quan tâm vì việc giáo dục con cần có sự sát sao của cha mẹ, cha mẹ ý thức trách nhiệm giáo dục con sẽ giảm tỉ lệ phạm tội ở trẻ vị thành niên và tăng cường sự kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình.

Về độ tuổi kết hôn

Quan niệm xƣa có câu nữ thập tam, nam thập lục, đây đƣợc xem là dấu hiệu của sự trưởng thành và dựng vợ gả chồng của xã hội phong kiến. Các nhà làm luật thời Lê sơ đã rất để tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của cả người nam lẫn người nữ khi quy định về độ tuổi kết hôn; mặc dù không quy định cụ thể trong BLHĐ nhƣng đã quy định trong Thiên Nam Dƣ Hạ Tập, vua Lê Thánh Tông đã ban hành quy định về độ tuổi để kết hôn nhƣ sau “Con trai từ 18 tuổi trở lên, con gái từ 16 tuổi trở lên, bản thân hoặc người chủ hôn báo với cha mẹ hoặc người là trưởng tộc, không có tang có thể làm chủ hôn.” (Một số văn bản pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, trang 246) Điều này là phù hợp với tâm lý của người Việt là cha mẹ mong muốn con cái mình thành thân sớm để lo thờ cúng tổ tiên và phụng dƣỡng cha mẹ. Hơn nữa việc quy định này cũng góp phần vào việc hạn chế nạn tảo hôn vốn đã phổ biến trong xã hội thời phong kiến. Và trường hợp cấm hôn nhân cận huyết tại điều 319 cũng là một trong

những quy định bảo vệ luân thường đạo lý của Nho giáo, bảo vệ các giá trị truyền thống của gia đình bằng giá trị đạo đức.

Kế thừa các nội dung này, Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 (có sửa đổi từ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000) có quy định chi tiết về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn cận huyết như sau:

Điều 8: Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

a. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b. Việc kết hôn là do nam nữ tự nguyện quyết định;

Và quy định tại khoản d, điểm 1, điều 5 nhƣ sau:

Điều 5: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây:

d. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Để bảo vệ sự ổn định của gia đình, BLHĐ có quy định hình phạt rất nghiêm khắc cho hành vi gian dâm (401) và hành vi thông gian (405) của cả người vợ lẫn người chồng, quy định này mang tính răn đe và ngăn chặn những hành vi phạm tội trong tương lai. Và không chỉ có hành vi gian dâm bị xử phạt mà có sự ngoại tình, quan hệ qua lại với nhau cũng xị xử phạt.

Điều 401: Gian dâm với vợ người khác thì xử tội lưu hay chết; với vợ lẽ người khác thì giảm một bậc. Với người quyền quý thì sẽ xử theo cách khác; kẻ phạm tội đều phải nộp tiền tạ nhƣ luật định. Vợ cả, vợ lẽ [phạm tội] đều xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng. Nếu là vợ chưa cưới thì đôi bên đều đƣợc giảm một bậc.

Điều 405: Thông gian với vợ người, thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, bắt nộp tiền tạ nhiều ít theo bậc cao thấp [của người đàn bà], nếu sang hèn cách nhau xa thì lại xử khác.

Trong xã hội hiện đại, việc vi phạm chế độ một vợ một chồng cũng diễn ra tinh vi hơn, phức tạp hơn nhưng hiện nay pháp luật áp dụng hình phạt còn nhẹ chưa tương xứng với hậu quả của hành vi đó gây ra. Bộ luật Hình sự (2015) có quy định ở điều 182 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nhƣ sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a. Làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên dẫn đến ly hôn;

b. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a. Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b. Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống nhƣ vợ chồng vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Hơn nữa, việc vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng là vấn đề nhạy cảm, mang tính riêng tư nên đa phần đương sự sẽ giấu diếm và cố sức che đậy. Do vậy, việc phát hiện hay đƣa ra xử phạt cũng không hiệu quả cũng nhƣ hình phạt chƣa mang tính răn đe cao.

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)