Các giá trị về bảo vệ quyền con người

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 84 - 89)

Chương 3. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ TỪ GÓC NHÌN BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ

3.1 Giá trị nhân văn của pháp luật thời Lê sơ

3.1.1 Các giá trị về bảo vệ quyền con người

Trong suốt quá trình hình thành pháp luật phản ánh phần nào chủ quan trong tƣ tưởng của giai cấp địa chủ hay nói cách khác là do hình thái kinh tế quy định, pháp luật cũng phản ánh thực tế xã hội. BLHĐ là sản phầm của nền lập pháp quân chủ phong kiến Việt Nam thế kỷ XV và ra đời sau chiến thắng giặc Minh suốt 10 năm nếm mật nằm gai của nhân dân ta và sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi. Chiến thắng ấy có phần công sức rất lớn của nhân dân, nhận thức được công lao của người dân trong cuộc kháng chiến, vua Lê Lợi đã cho ban hành hình luật một mặt trấn áp các thành phần phản động, một mặt ổn định xã hội, phát triển kinh tế cũng là sự đền ơn đáp nghĩa cho nhân dân đã chịu nhiều sự thống khổ, đồng thời cũng bảo vệ vương triều mình ngày một vững chắc. Nhiều chính sách an dân đã đƣợc ban hành nhƣ phép quân điền, chăm sóc những nhóm người yếu thế như người già, trẻ em, phụ nữ, … Nhà nước thời Lê sơ đã thể hiện rõ lý tưởng của triều đại Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo đƣợc viết trong Bình Ngô Đại cáo do Nguyễn Trãi viết. Những điều có lợi cho muôn dân sẽ làm và vì dân mà bài trừ các mối nguy hại. Với tư tưởng đề cao quan niệm nhân đạo đề cao con người áp dụng vào việc ban hành pháp luật, có thể làm hài hòa hóa những nguyên tắc cứng nhắc khô cứng của pháp luật; điều này cũng giúp cho việc tôn trọng pháp luật trong xã hội và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân được nâng cao. Lý tưởng của triều đại Lê sơ mà tiêu biểu là nhà tư tưởng lớn Nguyễn Trãi đã xem nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, yên dân chính là mục đích của nhân nghĩa và trừ bạo là phương tiện của thực thi nhân nghĩa.

Từ cổ chí kim trong tiến trình lịch sử Việt Nam đã chứng minh một điều vương triều nào lấy dân làm gốc thì vương triều đó luôn hưng thịnh, vị vua nào luôn vì dân, lắng nghe người dân là bậc minh quân. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, dân cũng có vai

trò then chốt ảnh hưởng đến sự thành bại của chế độ. Cũng vì thuận lòng dân mà trong lịch sử đấu tranh Việt Nam đã có 03 lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Cũng nhờ trên thuận ý trời dưới thuận lòng dân, thu phục lòng dân và mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh. Giá trị nhân văn đƣợc thể hiện xuyên suốt BLHĐ đều xuất phát từ tư tưởng lấy lợi ích của nhân dân làm gốc, tôn trọng quyền lợi của nhân dân, tôn trọng quyền con người, tôn trọng và bảo vệ người phụ nữ không phân biệt đối xử. Mặc dù trong tất cả các điều luật chƣa thể hiện sự toàn diện trong việc bảo vệ quyền con người nhưng việc các nhà làm luật đã quy định cụ thể trong các điều luật đã thể hiện tinh thần tiến bộ trong tư tưởng.

Quan điểm lấy dân làm gốc đƣợc thể chế hóa thành những điều luật bảo vệ quyền lợi người dân, đó là những quy định liên quan đến trách nhiệm của quan lại chịu trách nhiệm quản lý xã hội. Vua Lê Thánh Tông đã đƣa vào luật các chế tài nghiêm khắc đối với những trường hợp quan lại nhũng nhiễu, yêu sách với người dân, xử lý không công bằng nghiêm minh nhƣ quy định tại điều 370 “Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất ao đầm của lương dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt; từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tội tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định. Đã tâu lên rồi thì xử khác.”

Sự hòa quyện của tình yêu đất nước nồng nàn, ý thức bảo vệ chủ quyền, ý thức về giống nòi, tình dân tộc, nghĩa đồng bào và truyền thống văn hóa tạo nên tinh thần nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

Mỗi cá nhân con người Việt Nam có tính gắn kết cộng đồng mạnh mẽ qua tình yêu nước thương nòi, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng chung sống trên một mảnh đất quê hương, cùng chung tổ quốc và ý thức bảo vệ chủ quyền, luôn sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Lối sống trọng tình đó đƣợc thể chế hóa trong pháp luật qua nội dung các điều luật mang tính tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người. Phải chăng những điều luật này không dựa vào ý thức của hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến mà là sự kế thừa của truyền thống nhân đạo của dân tộc và tinh thần lập pháp vì con người và bảo vệ quyền con người, góp phần làm nên và duy trì giá trị trường tồn của văn hóa pháp lý Việt Nam.

Bảo vệ quyền sống, bảo đảm sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người

Con người luôn được xem là vốn quý, người Việt luôn có quan niệm còn người là còn của, người sống hơn đống vàng, con người luôn được xem là vốn quý, điều này đã đƣợc thể hiện trong sự ghi nhận, sự bảo hộ mạnh mẽ của pháp luật đối với quyền sống của con người. Ở thời kỳ Lý – Trần, hình phạt cho nhóm tội này rất nghiêm khắc, cụ thể trong Chiếu 1125 vua Lý Nhân Tông đã quy định “Phàm kẻ đánh người đến chết thì đày làm khao giáp, đánh 100 trƣợng, thích vào mặt 50 chữ.”, ở thời nhà Trần thì “giết người phải đền mạng” (trang 112). Kế thừa tinh thần ấy, BLHĐ cũng có những quy định nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người, cụ thể ở các điều 467 “Đánh nhau mà chết người thì phải tội giảo, lấy gươm giáo cố ý giết người thì phải tội chém”, điều 470 có quy định “…Lấy uy quyền thế lực mà sai người đánh người ta bị thương hay chết, thì dù mình không hạ thủ cũng phải coi là tội nặng nhất;

người đánh cũng cùng một tội.” Hoặc ở các nhóm tội dùng bùa chú gây chết người, nuôi trùng độc để hại người, ép người khác uống thuốc làm sẩy thai cũng bị xử nghiêm khắc cụ thể tại nội dung các điều 421, 423 và 424. Đối với các thầy thuốc BLHĐ có quy định tại điều 542 “Thầy thuốc chữa bệnh cho người, mà cố ý dằng dai hãm bệnh để lấy tiền, thì phải biếm ba tư. Nếu vì thù oán riêng hay là vì người khác thuê mà bốc thuốc có vị độc, để cho người bệnh chết, thì bị khép vào tội giết người.” Và để đảm bảo cho quyền sống không bị tước bỏ một cách tùy tiện, pháp luật Lê sơ cũng có những biện pháp bảo đảm nhằm phòng ngừa việc lạm dụng hình phạt tử hình khi xử lý tội phạm; điều này đƣợc quy định ở các điều 16 về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 90 tuổi trở lên hay trẻ em từ 7 tuổi trở xuống hoặc đối với độ tuổi từ 80 tuổi trở lên và 10 tuổi trở xuống nếu phạm tội chết, phải tấu trình lên vua để đƣợc xem xét. Theo tinh thần đó, quy định tại điều 680 về thời điểm áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con chƣa đủ 100 ngày.

Về những quy định bảo vệ sức khỏe của con người, BLHĐ quy định chi tiết và nghiêm khắc hình phạt áp dụng cho các tội đánh người gây thương tích, những hành động gây nguy hiểm đến tính mạng con người như hành vi dùng vũ lực, dùng vũ khí như gươm, giáo, …để tấn công người khác, nếu vô ý cũng phải tội lưu đày, nếu cố ý thì phải tội chém (điều 466 và điều 467).

Đặc biệt đối với nhóm tội gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của con người nhƣ hiếp dâm hay loạn luân ở các điều 401, 403, 404 và 406, BLHĐ đã quy định các

hình phạt trừng trị rất nặng với hình thức xử lưu hoặc chém. Hoặc nhóm tội tố cáo, vu khống, vu oan trái quy định ở các điều từ 501 đến 505 (BLHĐ) và nhóm tội từ điều 473 đến 476 về việc con cháu đánh đập, nhiếc mắng ông bà cha mẹ, anh em, vợ chồng đánh chửi mắng nhau, … đều bị pháp luật nghiêm trị.

Đối với tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội đó là nô tì, dù những người này vẫn còn lệ thuộc vào những người có quyền thế trong xã hội và chưa có sự tự do hoàn toàn, tuy nhiên BLHĐ đã có nhiều quy định cụ thể nhằm chống lại chế độ nô tì hóa, giảm số lƣợng nô tì trong xã hội cụ thể điều 291 có quy định “Những nô tì đƣợc thả về làm lương dân, đã có giấy cấp cho rồi mà vẫn bắt ở lại làm tôi tớ thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. Người nô tì vẫn được trở về theo giấy cấp.” Bên cạnh đó, BLHĐ còn có quy định để bảo vệ nô tì nhƣ điều 165 “Những quan cai quản quan nô tự tiện thích chữ vào dân đinh để vào hạng nô ấy, thì xử phạt biếm ba tƣ.” hoặc ở điều 453 quy định

“Những kẻ bắt người đem bán làm nô tì thì xử lưu đi châu xa.” Việc bảo vệ nô tì, những thân phận thấp kém trong xã hội ở thời kỳ Lê sơ là điều không dễ có ngay cả ở xã hội phương Tây thời trung đại. Ở Hoa Kỳ, đến năm 1865, Tu chính thứ 13, khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ mới có quy định: “Không một chế độ nô lệ hay tôi tớ ép buộc nào sẽ đƣợc tồn tại ở Hoa Kỳ hay bất cứ nơi nào thuộc thẩm quyền của Hoa Kỳ, ngoại trừ sự trừng phạt một tội phạm mà tội nhân bị buộc tội thích đáng.” Tiếp đó, điều 4 Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948 mới khẳng định “Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cƣỡng bức làm việc nhƣ nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.” (Nguyễn Minh Tuấn - Mai Văn Thắng, 2014, trang 210)

Điểm đặc sắc của pháp luật thời Lê sơ là tính khoan hồng, BLHĐ có nhiều quy định nhằm xử giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội như các hành vi tự thú sẽ được giảm tội, phạm tội cho lầm lỡ, cho phép dùng tiền để chuộc tội trong một số trường hợp và một số tội nhất định và có sự phân biệt giữa quan lại và thường dân. Bên cạnh đó, BLHĐ cũng quy định các chủ thể xét xử phải áp dụng những nguyên tắc nhƣ xét xử công khai, quyết định theo đa số, chỉ tuân theo pháp luật. Nhằm tránh xét xử oan sai thì trong quá trình điều tra, xét xử không đƣợc dùng nhục hình, tra tấn, hành hạ thân thể, đánh đập người phạm tội một cách vô cớ. Những nguyên tắc này vẫn được kế thừa trong pháp luật hiện đại.

Mặc dù BLHĐ vẫn còn những hạn chế về việc quy định hình phạt mang tính trừng trị nghiêm khắc nhƣng pháp luật thời kỳ này đã đem lại những điểm sáng đáng ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người.

Tác giả Yoshiharu Tsuboi, Nhật Bản đã nhận xét khi nghiên cứu chính trị Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX như sau: “Địa vị xã hội của người phụ nữ ở Việt Nam cao hơn so với địa vị của người phụ nữ ở Trung Quốc và Nhật Bản” (Phạm Ngọc Hường, 2013, trang 18). Bên cạnh đó, tác giả Đào Duy Anh đã nhận định về địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam dưới góc độ luân thường đạo lý thì không khác với người phụ nữ ở Trung Quốc hay Nhật Bản là mấy vì họ “suốt đời là kẻ vị thành nhân phải dựa vào đàn ông làm chủ chốt, chứ không bao giờ đƣợc độc lập”. (Đào Duy Anh, 1992, trang 117-118) Tuy nhiên, ở khía cạnh pháp luật và phong tục tập quán thì người phụ nữ Việt Nam phần nào đƣợc coi trọng hơn.

Trong gia đình, người phụ nữ không chỉ là có nghĩa vụ làm vợ mà còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái, quán xuyến kinh tế nội trợ của gia đình, … Nếu gia đình được xem là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được xem là hạt nhân của gia đình. Ở góc độ kinh tế gia đình thì phụ nữ cũng là lực lƣợng lao động quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, ở khía cạnh kinh tế nhỏ lẻ, thương nghiệp thì người phụ nữ được xem là “bà chủ” của nền kinh tế hàng hóa, buôn bán nhỏ. Hình ảnh của người phụ nữ luôn gắn liền với hình ảnh của chợ càng làm hình ảnh của họ có vị trí quan trọng với hoạt động sản xuất kinh tế. Sau một chuyến du hành đến Đàng Trong vào năm 1740 – 1755, Linh mục Jean Koffler đã nhận xét rằng “Người phụ nữ thường khéo hơn nam giới trong việc làm tăng thêm tài sản của gia đình. Người phụ nữ do mẹ dạy dỗ nên đã làm quen với công việc từ lúc bé. Họ rất khéo trong việc dệt vải bông và lụa. Họ cũng nhuộm những thứ này thành nhiều màu khác nhau. Họ cũng rất khéo léo trong việc làm bánh trái và mứt kẹo. Nói tóm lại, người phụ nữ không làm mất một nguồn lợi nào, bất kể là nguồn lợi đó từ đâu tới. Người phụ nữ lười biếng và ngu độn thường bị chê cười … Phụ nữ trồng thuốc lá, trồng bông. Phụ nữ buôn bán ở chợ hay cửa hiệu của người ngoại quốc.” (Trần Quốc Vượng, 1972, trang 17).

Một phần của tài liệu Quyền của người phụ nữ trong xã hội việt nam thời lê sơ nhìn lại từ pháp luật và thực tiễn (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)