Bối cảnh lịch sử đất nước dẫn đến tiếp xúc với tân thư

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHU TRINH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.2. Nguyên nhân và điều kiện hình thành tiếp xúc với tân thư

1.2.1. Bối cảnh lịch sử đất nước dẫn đến tiếp xúc với tân thư

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp, làm nảy sinh một số giai cấp mới, song chưa có giai cấp nào đủ điều kiện để đứng lên lãnh đạo phong trào yêu nước đương thời. Ngọn cờ dân tộc, dân chủ thời đại mới, lịch sử đành trao tay cho giai cấp cũ – các sĩ phu nho học. Có thể nói, trước sự thay đổi nhanh chóng của thời đại, các nhà nho yêu nước tiến bộ đã không ngừng đổi mới bản thân để tiếp thu cái hiện đại. Họ chủ động tìm kiếm, đón nhận luồng gió Tân thư. Tân thư như ngọn gió Đông ấm áp từ từ len lỏi vào Việt Nam đem đến những cái nhìn tiến bộ, khác hẳn Nho học truyền thống, nó hé mở con đường cứu nước mới. Tân thư là khái niệm dùng để gọi chung cho các sách báo mới về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật..., đặc biệt là sách chính trị của nước ngoài được bí mật đưa về Việt Nam. Các nhà nho Việt Nam “khai tâm” bằng những tân thư của Khang, Lương và tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây qua sách dịch Trung Quốc. “Các nhà nho cách mạng rất đam mê Tân thư không phải để thỏa mãn lòng yêu thích một học thuyết mới lạ, mà để tìm phương án giải quyết vấn đề dân tộc. Họ đã vận dụng các học thuyết Tân thư mà họ tiếp thu được vào công cuộc cứu nước.” (Phan Bội Châu, 1990, tr. 270).

19

Phong trào nêu cao tinh thần giáo dục - dưỡng dục và cách tân. Biện pháp là hình thành, rộng mở các trường học, tập trung dạy kiến thức mới, chống lại những lý thuyết cũ kĩ của nhà trường Nho giáo. Với đề xuất này, việc học tập được chú trọng, đặc biệt là nâng cao đạo đức công dân, đại đoàn kết dân tộc, mở mang công thương nghiệp, phát động việc ưu tiên dùng hàng trong nước, tuyên truyền bác bỏ “hủ nho”, đẩy mạnh việc dùng chữ quốc ngữ, tuyên truyền nâng cao lòng yêu nước, tình đồng bào, đồng chí và các tiêu chuẩn đạo đức của người dân. Sự ra đời của trường Đông Kinh nghĩa thục là bước đầu đặt nền móng cho công cuộc mở rộng tư tưởng đổi mới của các nhà nho.

Đông Kinh nghĩa thục đã khai giảng ở Hà Nội vào tháng 3/1907, số học sinh lúc đầu có 400-500, sau lên 1000, có ký túc xá cho vài chục học sinh.

Trong các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy tại Đông Kinh nghĩa thục, tác phẩm Văn minh tân học sách là tác phẩm điển hình. Tác phẩm này đã chứng minh cách thức các nhà Nho yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ vận dụng tư tưởng Tân thư vào chủ trương đổi mới đất nước. Luận điểm sơ khai nền tảng của cuốn sách là điều quyết định sự phát triển văn minh hay lạc hậu của một quốc gia là trình độ dân trí. Vì vậy, muốn tiến lên văn minh thì phải mở mang dân trí, ngược lại càng văn minh thì dân trí càng phải cao. Văn minh tân học sách chỉ ra nguyên nhân nước ta chậm phát triển so với các nước châu Âu là do:

Một là, khởi ở các điểm nội hạ ngoại di, không thèm hỏi đến chính thuật và kỹ năng của nước khác. Hai là phát khởi ở điểm quí đạo vương, khinh đạo bá, không cần giảng đến cái học cơ xảo phú cường của nước ngoài. Ba là, khởi đầu ở điểm cho xưa là phải, nay là quấy, không chịu xem xét kiến thức và sự suy nghĩ bàn luận của người sau.

Bốn là, khởi ở cái điểm trọng quan và khinh dân, nên không thèm kể đến tình hình hay dở ở chốn lương thôn...Về giáo dục: “những môn ta

20

học và nhớ ấy chỉ là sách Tàu... chỉ là lời dạy của cổ nhân..., những thứ ta thị ấy chỉ là kinh nghĩa, thơ ngũ ngôn, biền ngẫu tứ lục...” trong khi ở các nước Âu Tây thì chú trọng các môn khoa học .Về chính trị:

chính trị thì “cấm thay đổi sửa sang, dùng người thì quí im lìm lặng lẽ..., dân gian không được học thể lập hiến, có chính thể quân dân cộng hòa....”. Về xã hội: “ngoài văn chương không có gì là quý, người áp chế không có gì là tôn chỉ, ngoài phục tùng không có gì là nghĩ xa...” trong khi các nước Âu Tây có chính thể cộng hòa..., có phái tự do..”. Về phong tục thì: “lìa nhà mười dặm đã bùi ngùi...” chưa từng nghĩ tới các “môn học thực dân”, chưa từng đi tìm “thị trường tiêu thụ hàng hóa...” trong khi các nước Âu Tây thì ―trọng du lịch và xem thường hiểm trở gian nan (Phan Bội Châu, 1990, tr. 275).

Từ đó, đưa ra giải pháp:

Biện pháp thứ nhất: “Dùng văn tự nước nhà”

Biện pháp thứ hai: “Hiệu đính sách vở”

Biện pháp thứ ba: “Sửa đổi pháp thi”.

Biện pháp thứ tư: “Cổ võ nhân tài”.

Biện pháp thứ năm: “Chấn hưng công nghệ”.

Biện pháp thứ sáu: “Mở tòa báo”.

Cuối tác phẩm, tác giả đưa gương duy tân của nước Nhật, gương thức tỉnh của người Trung Quốc, thống thiết kêu gọi phải học tập và thâu thái văn minh Âu châu.

Như vậy, Văn minh tân học sách đã cổ vũ tinh thần chống bảo thủ, coi trọng việc mở mang dân trí, mở ra trào lưu Duy tân đất nước. Văn minh tân học sách cũng giống như nhiều tài liệu giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp và thuyết

21

tiến hóa luận, trong đó có thuyết cạnh tranh sinh tồn. Do rất thiết thực với phong trào yêu nước đương thời nên Văn minh tân học sách nói riêng, phong trào Đông Kinh nghĩa thục nói chung nhanh chóng lan rộng, khiến cho tư tưởng duy tân không còn lác đác ở một số cá nhân nhà Nho tiến bộ mà trở thành một tư trào mạnh mẽ.

Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, từ những năm cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, ở nước ta, dưới sự tác động của thực dân Pháp đã diễn ra quá trình vận động, đứt gãy và phát triển mạnh mẽ của hệ tư tưởng chính trị, xã hội. Đó là sự chuyển biến từ hệ tư tưởng Nho giáo sang hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà sơ kỳ chính là sự chuyển biến của tư tưởng trung nghĩa sang tư tưởng duy tân. Quá trình chuyển đổi này được phản ánh rất sâu đậm trong văn học nhà Nho giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Một phần của tài liệu Nhận thức về châu á trong thơ văn phan bội châu và phan chu trinh (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)